USP (Unique selling point) là điểm khác biệt chính để khách hàng phân biệt sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp bạn với các đối thủ cạnh tranh. Hãy tưởng tượng mỗi ngày khách hàng của bạn có thể nhận được biết bao nhiêu thông điệp, thông tin bán hàng từ thị trường. Nếu bạn không xác định rõ lợi thế cạnh tranh của mình thì rất có khả năng thương hiệu của bạn sẽ chìm lẫn trong số tất cả các sản phẩm tương đồng. Dưới đây là các bước đơn giản giúp xác định được USP cho sản phẩm của bạn.
1. Hiểu khách hàng mục tiêu của bạn
Lên danh sách những đặc tính của khách hàng mục tiêu, bao gồm các thói quen, sở thích, mong muốn, nỗi lo lắng và vấn đề quan tâm, họ chịu ảnh hưởng từ ai, v.v.
2. Hiểu sản phẩm
Lên danh dách những lợi ích và giá trị của sản phẩm, những vấn đề mà sản phẩm có thể khắc phục được. Những giá trị này có thể sẽ là những USP tiềm năng của sản phẩm.
3. Hiểu đối thủ
So sánh những giá trị trên với các giá trị của đối thủ cạnh tranh chính của doanh nghiệp bạn và các xu hướng của thị trường. Gạch bỏ bớt những giá trị mà đối thủ cạnh tranh đã sử dụng, và những giá trị đã không còn phù hợp với thị hiếu tiêu dùng. Những giá trị còn lại sẽ là những giá trị khác biệt mà chỉ bạn mới có.
4. Phác thảo ý tưởng
Với mỗi giá trị khác biệt này, hãy mô tả nó trên một trang giấy với những từ khóa và hình ảnh như một sơ đồ tư duy để phác thảo những ý tưởng chính cho kế hoạch marketing và xây dựng thương hiệu trong tương lai. Xác định sơ bộ mức độ khả thi và khả năng phát triển của những ý tưởng này.
5. Phỏng vấn khách hàng
Thực hiện những cuộc phỏng vấn ngắn với những người thuộc nhóm khách hàng bạn muốn hướng tới để chọn ra những USP mà khách hàng của bạn ưa thích nhất. Cuối cùng thì đó cũng là đối tượng mà công việc kinh doanh của bạn muốn phục vụ.
6. Tổng hợp thông tin
Sau khi hoàn tất những bước trên, điều cần thiết là phải rà soát kiểm tra lại tất cả các thông tin đã thu thập được và trả lời những câu hỏi như: USP của bạn có đồng nhất với triết lý kinh doanh của bạn? USP có khác biệt với đối thủ cạnh tranh? USP có định hướng rõ được đối tượng người dùng? USP có đem lại niềm tin cho họ?
7. Chọn lọc
Chọn lọc 1-2 USP chính nổi trội nhất và sử dụng chúng để phát triển các ý tưởng thương hiệu và marketing.
8. Cập nhật
Đừng quên rằng thị trường luôn thay đổi từng ngày. Vì thế hãy luôn cập nhật những xu hướng mới trên thị trường, những bước đi của đối thủ cạnh tranh, để đảm bảo các USP của bạn là luôn phù hợp.
Qua bài viết này, Sao Kim hy vọng giúp bạn nắm được những bước chi tiết của việc xác định USP. Để nhận thêm các tư vấn chuyên sâu về thiết kế website từ các chuyên gia thiết kế thương hiệu, bạn có thể liên hệ với chúng tôi tại đây.
Nguồn: Sao Kim Branding
Chuyên gia hàng đầu về thương hiệu
Xem thêm những bài viết khác: