Các thương hiệu nổi tiếng thế giới có những cách đặt tên công ty thật đặc biệt. Những kinh nghiệm qua cách sáng tạo tên thương hiệu của họ cũng là những bài họ giá trị cho chúng ta. Dưới đây, xin chia sẻ 5 bài học như thế.
Tham khảo trọn bộ 27 tài liệu đặt tên thương hiệu giúp doanh nghiệp đặt tên hiệu quả
3M – Ngắn gọn tuyệt vời
3M là viết tắt của (Minnesota Mining and Manufacturing Co.) được thành lập bởi 5 doanh nhân tại Minnesota Mỹ. Những người thành lập mong muốn công ty mang tính sáng tạo và đổi mới nhưng cái tên cũ của họ thì quá tệ, vừa dài vừa máy móc. Vậy là người đứng đầu công ty quyết định đổi thành 1 cái tên mới – 3M ra đời từ đó. Cái tên đến một cách rất hiển nhiên (viết tắt 3 chữ M trong tên công ty) nhưng hoàn toàn phù hợp với định hướng sáng tạo của công ty. Giờ đây 3M nổi tiếng khắp năm châu với những sản phẩm như giấy note Post-it và băng Scott, phim cách nhiệt 3M …
Apple – Thách thức nhận thức
Thời mà Steve Jobs xây dựng nên Apple – những năm 70 của thế kỷ trước – máy tính vẫn là một thứ xa lạ và xa xỉ đối với mọi người. Chỉ những nhà khoa học hoặc những chuyên gia mới sử dụng được máy tính. Jobs thấy rằng công ty mình cần có một cái tên hấp dẫn, gợi cảm hứng cho người sử dụng mỗi ngày. Nên khi được gợi ý cái tên Apple bởi người bạn đồng sáng lập, Jobs đã hứng thú và chấp nhận ngay phương án tên này. Ngày nay Trái táo đã xuất hiện khắp nơi trên thế giới và trở thành một biểu tượng của công nghệ và thời trang với các sản phẩm danh giá như Macbook, Ipod, Iphone, Ipad …
Kodak – sức mạnh của chữ K
Chữ K vốn là ký tự ít được sử dụng trong tiếng Anh. Thế nhưng, George Eastman – ông chủ của hãng máy ảnh và phim Nhật Bản này lại có một tình yêu hiếm có với ký tự này. Ông tin rằng chữ K có một sức mạnh đặc biệt, tạo ra một cái tên dễ nhớ và không thể nhầm lẫn. Kodak đã có hơn 100 năm tuổi và niềm tin của George Eastman đã không hề sai khi Kodak đã trở thành một cái tên mang tính biểu tượng của ngành phim ảnh và văn hóa thế giới.
Nike – Cứ thuê đi
Năm 1971, khi đưa ra dòng sản phẩm giầy mới dành cho cầu thủ với thông điệp là cổ vũ cho tinh thần chiến thắng, Bill Bowerman và Philip Knight là những ông chủ của Blue Ribbon Sports đã thuê nhà tư vấn để đặt tên cho sản phẩm mới của họ. Phương án tên được lựa chọn là tên của nữ thần có cánh Nike – nữ thần chiến thắng. Cái tên này quá hấp dẫn và phù hợp nên sau này Blue Ribbon Sports đổi tên chính thức thành Nike như bây giờ.
Virgin – cứ gọi nó như đúng sự thực
Trước khi trở thành tỉ phú đô la, Richard Branson – ông chủ của hãng hàng không tư nhân lớn nhất nước Anh này đã là doanh nhân khi ở tuổi 20. Theo tiểu sử của ông, Richard đã chọn tên cho hãng hàng không này khi nghe theo gợi ý của một nhân viên. Người này nói với Richard “Tại sao không chọn tên Virgin (Trinh nữ)? Chúng ta chẳng phải đều là trinh nữ trong kinh doanh đó sao?”. Richard thích ý tưởng đó ngay và thế là thế giới có thêm hãng hàng không với tên gọi đầy cá tính – Virgin.
Tác giả:
Nguyễn Tuấn Hùng, Brand Strategy Consultant
Email : hungnt@www.saokim.com.vn Mobile : 0964.699.499
Công ty Tư vấn và Sáng tạo Thương hiệu Sao Kim
Nguồn tham khảo: Sao Kim Branding
Chuyên gia hàng đầu về thiết kế Thương hiệu
Xem thêm những bài viết khác: