Dưới đây LogoArt xin giới thiệu với các bạn những lời khuyên từ ”The Logo Factory” (1 hãng thiết kế logo có tiếng). Nhớ rằng những lời khuyên này chỉ mang tính tương đối, nhưng là những hướng dẫn hợp lý, sẽ giúp bạn tiến gần hơn đến một logo đẹp trong những tiêu chuẩn của mình.
Có sự khởi đầu đúng
Khi bạn làm việc trong lĩnh vực này, để có những logo mới, luôn luôn có những điều xúi giục bạn đi tắt. Thường là những yếu tố về thời gian, tiền bạc hay cả hai. Vấn đề là, hầu hết những giải pháp rập khuôn này lại trở thành tốn kém và mất thời gian, và có thể khiến bạn đau đầu về những công đoạn sau của sản phẩm, đặc biệt là khi công ty non trẻ của bạn bắt đầu trở nên qui mô hơn. Ví dụ ư? Có thể bạn nghĩ đến việc sử dụng clip art logo (đây không phải ý hay – những hình ảnh này không được phép sử dụng làm logo hoặc nếu được đi chăng nữa, nó đã được sử dụng bởi rất nhiều người). Có thể bạn nghĩ đến việc download mẫu logo (cũng là một ý tưởng tồi – vì hầu hết những site chứa template này đều khuyết danh và bạn sẽ không bao giờ đảm bảo được liệu tác phẩm của bạn có là nguyên gốc. Chúng tôi thậm chí còn tìm được logo của khách hàng của mình được dùng làm template.
Thậm chí nếu tác phẩm là hợp pháp, thì nó tất nhiên sẽ chẳng còn độc đáo. Ý tưởng về sử dụng template khiến cho nhiều người có cùng một thiết kế. Cứ cho là nó độc đáo, cơ hội bạn có được format chuẩn là rất mỏng manh). Tổ chức một cuộc thi thiết kế logo cũng có những nhược điểm và lời cảnh báo tương tự. Sau cùng, chỉ có một cách tốt nhất để có được một logo độc nhất, thành công, đó là làm việc với chuyên gia dày dặn kinh nghiệm để có được cái bạn muốn. The Logo Factory là một trong những giải pháp như thế, nhưng nếu bạn không thuê chúng tôi, thì lời khuyên này vẫn áp dụng được với công ty hay nhà thiết kế mà bạn thuê. Lựa chọn xong nhà thiết kế, đã đến lúc bắt đầu quá trình sáng tạo thực sự. Bạn cần nhớ những điều sau:
Đơn giản luôn tốt hơn
Một logo phức tạp có thể gặp khó khăn trong khâu sản xuất và quan trọng hơn là khó nhớ. Tốt nhất nên chuẩn bị version đơn giản cho thiết kế logo chính của bạn và một bản mix nếu version phức tạp hơn phù hợp và không gặp khó khăn trong khi sản xuất, in ấn. Hãy xem logo của các công ty trong Showroom của chúng tôi để hiểu được chúng tôi đã sáng tạo như thế nào.
Logo không cần phải nói lên công ty đó làm gì
Hãy nghĩ đến logo của McDonald’s. Không hamburgers. FedEx logo. Không xe không máy bay (mặc dù có mũi tên ẩn rất sáng tạo). Nike logo. Không giày không áo chơi golf, vv. Trong khi thỉnh thoảng những logo có hình ảnh lĩnh vực liên quan đến công ty cũng phù hợp, nhưng thường sẽ tốt hơn với một logo tránh đồ họa chi tiết – một logo thích hợp với bất cứ lĩnh vực gì công ty đó làm. Bạn biết logo của Apple ch?. Sự thật, đó là quả táo. Chẳng có dấu hiệu nào ám chỉ nó là một công ty máy tính. Thật cool! Logo của Apple thật tuyệt vời trên chiếc iPod, cũng giống như việc nó là Powerbook hàng đầu vậy.
Vấn đề kích thước
Logo mới của bạn cần được tái xuất bản với những size khác nhau, đặc biệt là với size nhỏ nhất. Logo quá phức tạp sẽ bị dày đặc với những chi tiết nếu bạn in với size nhỏ nhất. Hãy nghĩ đến thiết kế card visit, đề mục của fax. Key chain hay bút bi? Hãy xem logo của Nike. Không phải một logo thật đột phá nhưng nó dễ dàng nhận ra trên tay áo, trên truyền hình – điều mà một logo phức tạp không thể làm được. Hãy nghĩ đến logo với kích thước của tờ tạp chí. Giống một cái billboard. Biết được logo sẽ được sử dụng như thế nào, cả về size lẫn chất liệu sẽ giúp nhà thiết kế sáng tạo một logo sao cho phù hợp.
Tỷ lệ
Vấn đề tỷ lệ (mối quan hệ giữa chiều cao và chiều rộng của logo) cũng quan trọng. Một logo đẹp không quá cao và mảnh, không quá rộng và ngắn. Vừa nhìn không vừa mắt mà vừa gặp rắc rối trong việc bài trí đặc biệt là khi bạn kết hợp với những thành phần đồ họa khác trên card visit, hay website. Một logo càng đạt được sự trung hòa thì càng bắt mắt và dễ thích ứng với những hình ảnh khác. Hình vuông cũng rất được, một logo hình tròn tạo ra hiệu ứng tốt khi nhìn bằng mắt nhờ có tỉ lệ cân bằng.
Không liên kết được biểu tượng và từ ngữ
Nếu logo của công ty bạn kết hợp cả hình tượng và tên công ty, tốt nhất nên đặt chúng như những hình ảnh nghệ thuật độc lập, đừng chồng chéo hay để chúng quấn vào nhau. Như bạn có thể thấy, The Logo Factory “cog” được đặt riêng ở trên cùng bên phải trên mỗi trang của website mặc dù chúng tôi cũng có font chữ riêng tên công ty nhưng không dùng kèm hình “cog”. Hai yếu tố này sẽ cùng nhau tạo nên một bức tranh thực sự khi được kết hợp trong version chuẩn của logo.
Logo của bạn là dành cho khán giả
Lẽ dĩ nhiên, bạn muốn họ yêu thích thiết kế logo của bạn (tôi biết rất nhiều người miễn cưỡng sử dụng logo của mình vì họ không còn thích nó nữa). Mặt khác, nhớ rằng logo của bạn là để thu hút khách hàng, hãy ghi nhớ điều đó trong khi thiết kế. Có thể bạn là người bảo thủ nhất thế giới nhưng nếu bạn muốn quảng bá sản phẩm đến dân hip-hop, cảm giác của bạn có thể khác với khán giả của mình. Một logo mà bạn thích chắc gì họ đã chấp nhận
Bản chất của công ty và “cái tôi”
Logo cần thể hiện bản chất của doanh nghiệp. Bạn là một doanh nghiệp có môi trường làm việc nghiêm túc? Hay luôn nhộn nhịp? Bạn đang làm việc cho một khách hàng bảo thủ? Thì một logo hoạt hình sẽ không phải một lựa chọn sáng suốt. Muốn tạo hình tượng cho một hãng thể thao hay cửa hàng kem? Thì một logo phù hợp với một thực thể tài chính sẽ rất chuẩn. Hiểu được background của mỗi ngành nghề là điều rất cần thiết, và đó là lúc cần đến kinh nghiệm của nhà thiết kế.
Logo cần có sự tác động nhất định
Logo của bạn có thể sẽ không có vinh hạnh lọt vào tầm mắt của khán giả lâu. Thực tế là bạn chỉ có vài giây để thu hút sự chú ý của người xem. Nếu logo của bạn cần phải được giải mã, hãy có một câu chuyện đằng sau nó, thì bạn có rất ít cơ hội quảng bá công ty, dịch vụ và sản phẩm một cách hiệu quả.
Một dòng tag cũng rất được nhưng không nên xuất hiện cùng logo
Tagline là một cụm từ miêu tả công ty hay sứ mệnh của công ty. Nói chung, tagline được đặt dưới logo (hay với logo hình tròn, xung quanh logo). Đó là ý tưởng không tồi nhưng tôi không khuyến khích bạn thêm nó vào trong giai đoạn đầu khi bạn thiết kế. Chữ trong tagline đòi hỏi font nhỏ hơn và sẽ không đọc được với kích thước nhỏ. Tagline cũng tạo ra sự rối mắt khi kết hợp với những ứng dụng khác. Hãy coi tagline là một thành phần riêng, bạn chỉ thêm vào nếu thích hợp hoặc nếu sử dụng sẽ không phá vỡ sự đồng nhất trong thiết kế.
Hãy cố gắng khác biệt
Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi khách hàng nói thiết kế của bạn trông giống của đối thủ cạnh tranh của họ. Bạn đã quên điều gì ư? Không! Ý tưởng logo của bạn là logo của riêng bạn. Trong khi việc tham khảo logo của đối thủ có thể giúp ích bạn (thậm chí logo của những người trong cùng ngành), bạn đừng bao giờ dùng nó như đích đến trong khi thiết kế logo của mình. Bạn cần phải khác biệt so với đối thủ. Hãy nổi bật trong một thị trường lộn xộn vì bạn có một logo tốt hơn của họ, hay ít nhất là khác biệt.
Màu sắc là yếu tố thứ yếu
Phần quan trọng nhất trong dự án thiết kế logo nằm ở bản thân thiết kế. Chắc chắn là logo của bạn sẽ đẹp khi sử dụng màu nhưng trong bước đầu tiên của một qui trình thiết kế, màu sắc bao giờ cũng là yếu tố thứ yếu. Bạn có thể thay đổi màu sắc hay edit lại sau đó. Và bây giờ, hãy…
Lựa chọn màu sắc cẩn thận
Việc bạn sử dụng 2 hay 4 màu trên logo sẽ ảnh hưởng lớn tới chi phí in ấn logo trong tương lai. Trong giai đoạn đầu của thiết kế, bạn chưa cần quan tâm đến vấn đề màu sắc nhưng nó là vấn đề không thể coi nhẹ trong công đoạn cuối cùng của thiết kế. Lựa chọn phối màu thế nào sẽ tạo hiệu ứng lên toàn bộ chất liệu và họa tiết trên logo.
Màu sắc trên web không thể chuẩn như vậy
Những bảng màu trên giấy hay trên mạng đều có đặc điểm đó. Một số màu trên web thường không theo chuẩn CMYK, có nghĩa là màu đó không thể in sử dụng CMYK hay Pantone. Chưa hết rắc rối, nếu có màu có thể có thể in bằng CMYK đi chăng nữa, thì nhà thiết kế vẫn không thể đảm bảo được chất lượng màu giống y như vậy.
Đừng sử dụng quá nhiều ẩn dụ
Logo của bạn mang một ý nghĩa nhất định nào đó. Điều đó rất tuyệt! (như màu sắc này biểu thị sự phát triển, hình này thể hiện sản phẩm…). Nhiều lúc khách hàng lại muốn logo đó bao hàm ẩn ý của mình. Một logo quá nhiều chi tiết trông rất khó nhìn. Một logo dễ nhớ nhất là một logo đơn giản nhất. Một logo đầy họa tiết thường là những logo có nhiều hình minh họa, chứ không phải những hình học. Hàng tá swoosh, điểm, hay màu sắc chẳng có ý nghĩa gì đối với người lần đầu trông thấy nó cho dù có thể đằng sau đó là một câu chuyện rất hay ho muốn bạn biết.
Hiểu được rằng logo của bạn mới chỉ là sự khởi đầu
Đúng vậy, đó là một khởi đầu quan trọng, nhưng đừng cho là nó là tất cả. Đừng hi vọng rằng chỉ với logo đó có thể làm nên nhãn hiệu công ty của bạn. Để có được một hình ảnh, một thương hiệu cho công ty, bạn cần sử dụng logo, kết hợp với những yếu tố đồ họa (như trên sản phẩm marketing, quảng cáo…), đạo đức kinh doanh, dịch vụ chăm sóc khách hàng của công ty. Tuy nhiên cũng phải nói rằng logo mới của bạn sẽ là những viên gạch xây dựng nên thành công, nên có một logo đẹp là rất quan trọng.
Lặp lại, lặp lại và lặp lại
Bạn muốn biết bí mật đằng sau logo Nike không? Có phải vì đó là một logo “vĩ đại”không? Không hề! Ngoài thiết kế đơn giản, biểu tượng của Nike chả tạo được cảm xúc gì cho người nhìn. Nhưng nó thành công bởi nó xuất hiện hàng tỉ tỉ lần hơn những biểu tượng thể thao khác. Trên TV, trên áo của vận động viên kỳ cựu, dụng cụ thể thao của hầu hết các đội chuyên nghiệp trên thế giới. Đơn giản, bởi Nike logo đã được đưa vào tiềm thức của chúng ta bằng những cách khác nhau. Và đó cũng là nguyên lý dành cho logo của bạn. Cho dù bạn không có ngân quỹ khổng lồ dành cho quảng cáo như Nike, Apple hay FedEx, nhưng hãy làm những gì có thể. Quảng bá logo mới của bạn khắp mọi nơi. Mọi giấy tờ trong văn phòng, ô tô của bạn. Letterheads, Brochure. Tệp thuyết trình. Dùng logo cho đến khi bạn phát chán về nó. Và tiếp tục, tiếp tục quảng bá nó. Trong thực tế đã thành một quy luật, tại thời điểm bạn phát chán với logo của bạn (và bạn có ý định thay đổi nó) thì lại là lúc nó thu hút được sự chú ý.
Đừng bao giờ thay đổi
Một khi đã tạo dựng một biểu tượng, đừng bao giờ thay đổi. Nhận diện nhãn hiệu cần có thời gian (một số nghiên cứu nói rằng khán giả phải nhìn logo hơn 3 lần thì mới có thể nhớ được). Có vô số logo trên thị trường, vì vậy chỉ có cách lặp lại với tần suất lơn thì mới tạo được đột phá. Nếu bạn định thay đổi hay nâng cấp logo, hãy nghĩ thật kỹ và nghiêm túc về việc đó. Nếu bạn quyết định thay đổi, thì phải lựa chọn đúng thời điểm. Thay đổi logo trong một thời gian ngắn sẽ cho khách hàng cảm giác bạn không đáng tin cậy. Một điều tối kỵ trong kinh doanh.
Nguyễn Thanh Tuấn / LogoArt.vn CEO
( Biên dịch từ The Logo Factory )
Xem thêm những bài viết thú vị khác:
- Thế nào là một thiết kế logo đẹp? Những tiêu chí và lời khuyên hợp lý
- Những lời khuyên để có một thiết kế logo đẹp
Nguồn: Sao Kim Branding
Chuyên gia hàng đầu về thiết kế Logo