Màu sắc thương hiệu là yếu tố tăng khả năng nhận diện thương hiệu lên 85%. Mặc dù nhận diện thương hiệu bao gồm nhiều thành phần trực quan từ phông chữ, hình dáng, biểu tượng, số, chữ… Nhưng màu sắc vẫn là yếu tố hàng đầu khiến khách hàng ghi nhớ.
Vậy, màu sắc thương hiệu có ý nghĩa như thế nào? Chúng tác độ ra sao tới khách hàng? Làm sao để biết rằng màu sắc thương hiệu lựa chọn có phù hợp với doanh nghiệp hay không?
Bài viết dưới đây Sao Kim sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.
1. Màu đỏ – đại diện cho sự đam mê, năng lượng, nhiệt huyết
Ý nghĩa: Màu đỏ có đa dạng các loại ý nghĩa tùy thuộc vào các ngữ cảnh khác nhau. Các thương hiệu có thể lựa chọn và tìm cách truyền tải đến khách hàng ý nghĩa mà doanh nghiệp định hướng. Đây là một màu sắc tính chất mạnh mẽ, đầy năng lượng, có khả năng thu hút sự chú ý có thể làm biểu tượng cho sức mạnh, sự tự tin và quyền lực.
Theo nghiên cứu thì trên thế giới 29% các thương hiệu hàng đầu thế giới sử dụng màu đỏ.
Ngành phổ biến: ẩm thực, ô tô, công nghệ, nông nghiệp.
Ngành không phổ biến: tài chính, hàng không, quần áo
2. Màu Cam – Sự tươi mới, sáng tạo, phiêu lưu
Ý nghĩa: Màu cam là sự pha trộn bởi sự ấm áp của màu đỏ và tính tích cực của màu vàng, màu cam đem đến cảm giác năng động và hoạt bát. Ngoài ra, màu cam còn là màu sắc của các sản phẩm từ vitamin C nên nó cũng là đại diện của sức khỏe và sự tươi mới.
Màu cam phù hợp với các sản phẩm và dịch vụ cho người trẻ năng động và tránh dùng với các ngành hàng xa xỉ, sang trọng.
Ngành phổ biến: công nghệ, chăm sóc sức khỏe
Không phổ biến: năng lượng, tài chính, hàng không, ô tô
Liên hệ ngay với Sao Kim để thiết kế thương hiệu, xây dựng nhận diện thương hiệu ấn tượng cho doanh nghiệp
3. Màu vàng – sự tích cực, vui vẻ, hạnh phúc
Là màu sắc của ánh nắng mặt trời, màu vàng đại diện cho sự vui tươi, tính tích cực, sự sáng tạo, động lực thúc đẩy.
Theo nghiên cứu thì trên thế giới 13% các thương hiệu hàng đầu sử dụng màu vàng.
Một số sắc thái của vàng vàng tạo cảm giác sang trọng, giàu có.
Tuy nhiên một số sắc thái của màu vàng có thể tạo ra cảm giác rẻ tiền, do vậy cần thử nghiệm trước khi áp dụng vào thương hiệu.
Ngành phổ biến: năng lượng, ẩm thực, dụng cụ gia đình
Không phổ biến: tài chính, quần áo, ô tô, công nghệ
4. Màu xanh lá cây – tự nhiên, uy tín, tài sản
Màu xanh có 2 ý nghĩa phổ biến nhưng lại không liên quan đến nhau nhiều lắm là tự nhiên thuộc về môi trường và tài sản, của cải thuộc về tài chính. Chính vì vậy mà ngoài biểu tượng cho một môi trường xanh, trong lành màu xanh lá còn là màu được sử dụng cho nhiều loại tiền cũng như biểu tượng của các ngân hàng, công ty tài chính khác nhau.
Để lựa chọn sắc thái màu xanh đúng cho thương hiệu, bạn cần biết rằng: màu xanh sáng tượng trưng cho sự đổi mới, phát triển trong khi màu xanh tối hơn lại là biểu tượng của tài sản, màu của đồng tiền.
Ngành phổ biến: năng lượng, tài chính, ẩm thực, dụng cụ gia đình, công nghệ
Không phổ biến: hàng không, ô tô
Chờ chút: Tải ngay cuốn sách Corporate Branding, để hiểu toàn diện về xây dựng thương hiệu doanh nghiệp chuyên nghiệp, bài bản ngay từ đầu.
5. Màu Xanh dương – tin cậy, an toàn, trách nhiệm
Xanh dương là màu được các thương hiệu lớn trên thế giới ưu tiên sử dụng nhiều nhất có lẽ bởi tính đa năng của màu này. Nó là biểu tượng cho sự tin cậy, an toàn, có trách nhiệm.
Theo nghiên cứu thì trên thế giới 33% các thương hiệu hàng đầu sử dụng màu xanh dương
Ngành phổ biến: năng lượng, hàng không, tài chính, công nghệ, chăm sóc sức khỏe, nông nghiệp.
Không phổ biến: ẩm thực
6. Màu tín – sự trung thành, bí ẩn, tinh thần cao quý
Tím là màu có khả năng kích thích thấp, nổi tiếng được biết đến với ý nghĩa trung thành, sự cao quý. Ngoài ra thì đây cũng là màu đại diện cho nữ tính, với tính nhạy cảm và chút hoài niệm.
Chính vì vậy khi cung cấp sản phẩm, dịch vụ mà có đối tượng khách hàng chính là phụ nữ thì bạn có thể chọn màu này.
Ngành phổ biến: tài chính, công nghệ, chăm sóc sức khỏe
Không phổ biến: năng lượng, nông nghiệp
7. Màu nâu – tinh khiết, hữu cơ, đơn giản và chân thực
Màu nâu được sử dụng nhiều trong thời đại của thực phẩm hữu cơ và tự nhiên, các sản phẩm làm đẹp. Các sản phẩm đó lại là đại diện của tính tinh khiết, bền bỉ. Tuy nhiên cần cẩn thận khi sử dụng bởi màu nâu dễ khiến mọi người liên tưởng đến sự kém sạch sẽ.
Ngành phổ biến: mỹ phẩm, ô tô, đồ uống, nông nghiệp
Không phổ biến: tài chính, hàng không, công nghệ
8. Màu đen – tinh tế, sang trọng, xa xỉ
Màu đen một mặt đại diện cho quyền lực, sự xa xỉ, quý phái. Mặt còn lại thường được biết đến như điềm xấu.
Khi sử dụng màu đen cho thương hiệu, doanh nghiệp cần phối kết hợp với các màu tương phản như vàng, trắng tùy trường hợp để làm bật lên được thông điệp mà thương hiệu truyền tải.
Theo nghiên cứu 28% các doanh nghiệp hàng đầu thế giới sử dụng màu đen hoặc xám cho thương hiệu của mình.
Ngành phổ biến: quần áo, may mặc, công nghệ, ô tô
Không phổ biến: năng lượng, tài chính, hàng không, chăm sóc sức khỏe, ẩm thực
9. Màu trắng – sự tinh khiết, đơn giản, trong sáng
Là đại diện cho sự hoàn hảo, đơn giản, nguyên vẹn và tinh khiết. Bạn có thể tìm được một đại diện truyền tải được thông điệp của màu trắng một cách tuyệt vời là Apple. Màu trắng thể hiện sự đơn giản trong cấu tạo và công dụng của sản phẩm.
Ngoài ra khi nghĩ đến màu trắng chúng ta có thể nghĩ ngay đến váy cưới, áo khoác của bác sĩ.
Ngành phổ biến: quần áo, may mặc, chăm sóc sức khỏe.
Không phổ biến: tài chính, ẩm thực.
Trên đây là một số chia sẻ về màu sắc thương hiệu, hi vọng giúp ích cho bạn trong quá trình lên ý tưởng thiết kế logo, thiết kế thương hiệu cho doanh nghiệp của mình.
Bắt đầu đơn giản với gói dịch vụ thiết kế logo doanh nghiệp của Sao Kim, kiến tạo nền tảng thương hiệu chuyên nghiệp ngay hôm ngay!
Xem thêm những bài viết khác:
Follow các bài viết chất lượng của Sao Kim tại:
Blog Sao Kim, Cẩm Nang Sao Kim
Facebook: Sao Kim Branding
Case study Behance: Sao Kim Branding
#SaoKim #SaoKimBranding #MauSacThuongHieu #BrandColor