Đầu năm 2020, đại dịch Corona bùng phát khiến nhiều doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực khác nhau gặp khó khăn. Từ du lịch, khách sạn, vận tải, kinh doanh đều lâm vào tình cảnh ngưng trệ, điêu đứng. Cho đến thời điểm hiện tại, đại dịch đã được kiểm soát. Nhiều doanh nghiệp sau corona đang bắt tay vào công cuộc tái cơ cấu, lấy lại phong độ của mình.
Cùng doanh nghiệp lấy lại phong độ sau đại dịch corona virus
Dịch bệnh corona đã và đang tác động tiêu cực đến rất nhiều ngành hàng, rất nhiều lĩnh vực. Có thể kể đến như du lịch, hàng không, dệt may, điện tử, nông thuỷ sản…
Trong đó du lịch là ngành chịu tác động mạnh do lượng khách du lịch từ Trung Quốc đến Việt Nam, cũng như du lịch nội địa cũng bị hạn chế do lo ngại sự lây lan của dịch bệnh.
Việc đóng cửa khẩu kéo theo nhiều hệ lụy. Do Việt Nam phụ thuốc rất nhiều vào việc nhập khẩu nguyên vật liệu thô từ Trung Quốc. Nên khi dịch bệnh bùng phát, nhiều ngành công nghiệp của Việt Nam bị ngưng trệ. Doanh thu quý I đầu năm 2020 của nhiều doanh nghiệp xuống đến mức thấp tới mức bất ngờ.
Dịch bệnh là điều mà không ai mong muốn xảy ra, nhất là đối với các chủ doanh nghiệp. Sau khoảng thời gian lao đao xử lý dịch bệnh, chủ doanh nghiệp đang cố gắng kiểm soát mức thiệt hại của công ty xuống mức thấp nhất có thể.
Xem thêm: Bí quyết vận hành doanh nghiệp hiệu quả trong đại dịch Corona
Sau 2 tháng, với sự cố gắng của Bộ Y Tế và ý thức người dân Việt Nam, dịch bệnh đang có dấu hiệu tốt lên từng ngày. Sau cơn mưa trời lại sáng. Đây là thời điểm doanh nghiệp vực dậy tinh thần, lấy lại phong độ của mình sau chuỗi ngày bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Dù không mong muốn, và dù đi kèm với rất nhiều những thiệt hại. Nhưng không thể phủ nhận rằng đây là một thời cơ cực tốt để chủ doanh nghiệp nhìn nhận lại cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp mình, từ đó đưa ra những sự thay đổi phù hợp.
Đặc biệt là hai vấn đề bất cập mà doanh nghiệp nào cũng gặp phải đó là : ý thức người lao động và năng lực tổ chức điều hành.
1. Ý thức người lao động
Mạch máu nuôi sống cả doanh nghiệp chính là nhân sự. Nguồn nhân sự tốt là yếu tố chính quyết định vận mệnh của doanh nghiệp có thịnh vượng lâu dài được hay không.
Do đó ý thức nhân sự rất quan trọng, nhất là trong thời điểm cơ cấu lại bộ máy cho doanh nghiệp sau corona.
Nhân sự là mạch máu nuôi sống doanh nghiệp
Đối với mỗi công việc đòi hỏi nhân viên cần có một thái độ ứng xử khác nhau. Chẳng hạn như đối với công việc cần có trách nhiệm, cống hiến hết mình cho công ty. Đối với đồng nghiệp và khách hàng, nhân viên cần phải biết cách ứng xử khéo léo, hòa đồng, giúp đỡ, sẻ chia.
Mỗi nhân viên là mỗi bộ mặt thu nhỏ của công ty. Dù ở bất cứ đâu, bất cứ hoàn cảnh nào cũng cần thể hiện sự chuyên nghiệp, tuân thủ nguyên tắc của tổ chức và thái độ hòa nhã, tôn trọng đối tác khách hàng của mình.
Để đào tạo cho nhân sự hiểu, khắc sâu vào tâm trí và thực hiện những điều trên như bản năng của mình là không khó. Thế nhưng, muốn đạt được kết quả tốt nhất, chủ doanh nghiệp cần dành một khoảng thời gian và tâm huyết cho việc này.
Mô hình 5S (sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc, sẵn sàng), hoặc mô hình 5Ps (philosophy, policies, programs, practices, process) là một trong những mô hình phù hợp để doanh nghiệp áp dụng trong thời gian này.
Mô hình 5S trong việc nâng cao ý thức nhân sự
Thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Tất cả yếu tố đã đủ, chỉ cần chủ doanh nghiệp quyết tâm làm thật, làm nhanh, làm quyết liệt thì doanh nghiệp sẽ có cú bật lớn lấy lại phong độ của mình và có thể là hơn thế nữa.
2. Năng lực tổ chức điều hành
Một trong những yếu tố khiến doanh thu của doanh nghiệp không đạt mức tối ưu đó là do dư thừa bộ máy tổ chức.
Giữ lại những nhân sự thực sự cần thiết, tránh lãng phí. Tập trung vào chất lượng chứ không phải số lượng.
Điều chủ doanh nghiệp cần làm bây giờ chính là xây dựng lại hệ thống quy trình kinh doanh phù hợp hơn, cải tiến dây chuyền, áp dụng công nghệ vào tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất nhằm nâng cao hiệu suất làm việc, giảm thiểu sự phụ thuộc vào nhân sự, rút ngắn thời gian.
Nâng cao năng lực tổ chức giúp doanh nghiệp đạt được mức doanh thu tối ưu
Cũng như việc thay đổi ý thức nhân sự. Việc nâng cao năng lực tổ chức điều hành cũng cần phải làm thật, làm nhanh và làm quyết liệt. Thêm vào đó doanh nghiệp cần cẩn thận và khoa học hơn vì phạm vi và mức độ ảnh hưởng của việc này sẽ cao hơn rất nhiều, và chi phí đầu tư cũng sẽ tương đối đáng kể.
Trong tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa có viết “thiên hạ hợp rồi lại tan, tan rồi lại hợp”. Thay đổi là điều chúng ta không thể ngăn cản được, nhất là khi đó lại là những thảm họa mà con người không thể ngờ tới được.
Tuy nhiên, cách nhìn nhận về sự việc là do chính chủ doanh nghiệp quyết định. Là thách thức hay cơ hội hiếm có, phụ thuộc vào tầm nhìn và định hướng của doanh nghiệp.
Trên đây là gợi ý lấy lại phong độ doanh nghiệp sau đại dịch corona. Hy vọng thông tin trên phần nào hữu ích với chủ doanh nghiệp trong thời gian này.
Nguồn tham khảo: Sao Kim Branding
Xem thêm bài viết liên quan: