Viết slogan hiệu quả sẽ không quá khó khăn nếu bạn biết cách áp dụng 5 lưu ý dưới đây.
1. Nhấn mạnh lợi ích cốt lõi
Điều chính yếu mà slogan cần làm được đó là tạo nên sự khác biệt giữa sản phẩm của thương hiệu bạn và các đối thủ cạnh tranh khác, đồng thời đưa vào đó tinh thần sứ mệnh chung của doanh nghiệp. Ngoài ra thì các thế mạnh của sản phẩm dịch vụ cũng là một trong những unique selling point mà người viết slogan nên tận dụng để gây ấn tượng mạnh với khách hàng.
Quan trọng là người viết cần cô đọng một điểm nổi bật chính của sản phẩm và tìm cách hợp lý nhất đưa nó vào slogan.
Ví dụ: “greart taste, less filling.” (Miller Lite), “Sợi mì trong dai ngoài giòn” (Mì Sagami), “Thanh nhiệt cơ thể, không lo bị nóng” (Trà Dr Thanh)
2. Chú trọng vào cam kết của doanh nghiệp
Có thể doanh nghiệp bạn không có những điểm nổi bật, độc đáo trong sản phẩm, dịch vụ nhưng câu slogan vẫn cần làm nhiệm vụ tạo nên sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh khác. Đôi khi một slogan thành công chỉ cần truyền tải được những điều mà doanh nghiệp nỗ lực nhằm để khách hàng nhận được phần lợi ích lớn nhất.
Những câu slogan chú trọng đến dịch vụ khách hàng đặc biệt là đề cập đến sự ưu tiên đảm bảo chất lượng cũng như sự hài lòng ngay cả khi công ty phải hi sinh lợi nhuận thường rất được lòng đại chúng. Vì vậy thay vì tìm kiếm các lợi thế cạnh tranh ở sản phẩm và dịch vụ như các đối thủ khác bạn có thể tập trung vào việc gây dựng niềm tin nơi khách hàng.
Ví dụ: “We’re number two, so we try harder.” (Avis), “Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu” (Prudential)
3. Nội dung ngắn gọn, đơn giản.
Các câu slogans tốt không nên dài hơn một câu đầy đủ chủ vị, độ dài thường thấy của slogan thường rơi vào khoảng từ 6 đến 8 từ. Bất cứ câu slogan nào dài hơn một câu thường sẽ bị lộn xộn và dễ bị mờ nhạt không đi vào trí nhớ của khách hàng trừ khi nó có vần và thanh điệu bắt tai. Mục tiêu tối thượng của việc viết slogan là mọi thông tin cần được đúc kết trong câu chữ ngắn nhất có thể.
Ví dụ điển hình của slogan ngắn gọn súc tích là Apple với “Think different”, Sữa Delta “Tinh nhanh hơn”
4. Đưa vào slogan vần điệu, nhịp điệu, và chút thanh nhạc.
Một câu slogan dài hơn 1 từ nên có ít nhất hai trong ba yếu tố vần điệu, nhịp điệu và âm thanh khơi gợi. Slogan dù là để đọc hoặc để nghe cũng nên dễ nghe, bắt tai. Sự kết hợp nhịp nhàng, uyển chuyển của câu chữ sẽ dễ dàng gây ấn tượng và tăng khả năng truyền miệng của slogan.
Có một nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi ta lắp từ ngữ vào âm nhạc, nhịp điệu thì những từ ngữ đó dễ đi vào tâm trí con người hơn là những câu chữ đứng đơn điệu, đây là điểm cộng của việc sáng tạo slogan có thanh điệu nhịp nhàng như một bài hát.
Ví dụ: Remos với “xịt lên da, muỗi bay xa”, Tã cho trẻ Pampers Baby Dry “Khô ráo thoáng êm, suốt đêm ngon giấc”
5. Luôn luôn thành thật
Khi viết slogan chúng ta hoàn toàn có thể dễ dàng phóng đại, cường điệu hóa khả năng, chất lượng của sản phẩm, dịch vụ nhưng điều này đặc biệt nên tránh. Những câu đại loại kiểu “giữ vị trí số 1 trong…”, “…tốt nhất…” sẽ tạo cảm giác chung chung, không rõ ràng và chắc chắn sẽ bị đánh giá là không thành thật bởi chẳng có thống kê hay đo lường cụ thể để khẳng định bạn giữ vị trí số mấy. Hầu hết các slogan như vậy đều không nhận được phản ứng tích cực từ người tiêu dùng.
Thay vào đó, bạn hoàn toàn có thể thành thật nhưng khéo léo khoe điểm nổi bật của doanh nghiệp mình.
Ví dụ như Big C “giá rẻ cho mọi nhà”
Gặp khó khăn trong việc áp dụng các quy tắc trên cho slogan của doanh nghiệp mình? Hãy liên hệ với Sao Kim. Chúng tôi đảm bảo bạn sẽ nhận được slogan ấn tượng đáp ứng đầy đủ các yếu tố trên.
Người Viết Thanh Phương.