Ngôn ngữ là một trong những kì quan lớn nhất của thế giới. Không chỉ giúp con người giao tiếp và liên kết, nó còn là nền tảng kiến tạo lên nền văn hóa của từng dân tộc. Slogan là một tổ hợp ngôn từ đại diện cho tầm nhìn và mục tiêu của công ty, luôn luôn là mục tiêu cho sự khác biệt trong ngôn ngữ. Rất nhiều doanh nghiệp chịu tổn thất vì họ không có khả năng chuyển ngữ tất cả giá trị của slogan sang một ngôn ngữ khác.
Trong bài này, chúng tôi sẽ nói đến những câu slogan dở nhất từ chính những tập đoàn hàng đầu thế giới.
– Bạn có biết rằng Pepsi, một trong số những ông lớn trong làng doanh nghiệp thế giới với hàng nghìn chi nhánh và hàng triệu công nhân, mắc sai lầm trong việc chuyển ngữ slogan? Đó là sự thật! Câu slogan gốc là “Sống cùng thế hệ Pepsi” đã được chuyển sang phiên bản Trung Quốc “Pepsi mang ông tổ của bạn sống lại”
– KFC, nổi tiếng với thương hiệu gà rán, cũng chịu tổn thất tương tự khi họ tham gia vào thị trường Trung Quốc lần đầu tiên. “Vị ngon trên từng ngón tay” đã trở thành “chúng tôi sẽ cán đứt ngón tay bạn”, nghe đau thật đấy!
– Parker Pen rất nổi tiếng vì thiết kế cầu kì và tinh tế cho các dòng bút bi, đã thành công trong việc tạo ra những slogan dở nhất khi họ tham gia vào thị trường Mexico. Trong khi câu slogan gốc là “Bạn sẽ không bao giờ phải xấu hổ vì mực bút bi”, phiên bản Mexican là “Mực sẽ không chảy ra và khiến bạn có bầu”
– Uống bia và bị tiêu chảy? Đó chính là phiên bản slogan tiếng Tây ban nha dở nhất của Bia American Coor Light, dù bản gốc rất êm tai “Hãy thả lỏng”
– Tình huống xấu nhất có thể xảy ra: sản phẩm của công ty bị thay đổi hoàn toàn! Đó là chuyện xảy ra với sản phẩm của Scheweppes, khi nó bị đổi từ “Nước khoáng” thành “Giấy vệ sinh”
– Bratiff Airline đã trở thành trò cười tại Tây Ban Nha vào năm 1977 khi câu slogan của họ chuyển ngữ một cách tệ hại, từ “Nhẹ như cánh chim”, chuyển thành “Bay nude”
– “Không còn gì tệ hơn Electrolux” là bản slogan tiếng anh của nhà phân phối Electrolux, họ đã nghĩ gì thế nhỉ?
– Clairol đã vô cùng ngạc nhiên khi chiến dịch quảng cáo của họ không thành công tại Đức, có lẽ do slogan “Que thử thai” đã bị chuyển thành “Que thử phân” trong tiếng Đức.
Mỗi ngôn ngữ đều rất riêng biệt, chứa đựng giá trị và ý nghĩa mà hoàn toàn có thể thay đổi slogan. Một doanh nghiệp cần hiểu rõ và nghiên cứu kỹ thị trường họ muốn tham gia trước khi thay đổi slogan cho phù hợp với ngôn ngữ mà không mất đi ý nghĩa. Đừng tự xếp mình vào danh sách những slogan trên.
Nguồn: Sao Kim branding
Chuyên gia xây dựng thương hiệu
Xem thêm những bài viết chất lượng khác:
- 5 Bước để triển khai xây dựng thương hiệu mạnh hiệu quả
- 4 bước đánh giá nhanh hiện trang thương hiệu doanh nghiệp
Follow các bài viết chất lượng của Sao Kim tại:
Blog Sao Kim, Cẩm Nang Sao Kim
Facebook: Sao Kim Branding
Case study Behance: Sao Kim Branding
#SaoKim #SaoKimBranding #Slogan