Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu là bước quan trọng nhất, đầu tiên định hướng toàn bộ quá trình xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp.
Bộ nhận diện thương hiệu bao gồm: 1) bộ nhận diện cốt lõi (tên, slogan, logo), 2) nhận diện thương hiệu doanh nghiệp (danh thiếp, hồ sơ năng lực, brochure, catalogue, phong bì thư…), 3) nhận thiện thương hiệu sản phẩm (bao bì, nhãn mác, tem,…), 4) nhận diện thương hiệu tại cơ sở kinh doanh (biển bảng, showroom, quầy kệ, poster,…) và 5) nhận diện thương hiệu điện tử (Website, page, blog…).
Xem thêm: Tổng hợp hệ thống nhận diện thương hiệu các ngành nghề
Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu là xây nền móng để phát triển thương hiệu. Nền móng vững chãi thì thương hiệu có cơ hội và khả năng để trở nên lớn mạnh. 5 đặc điểm của bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp sau đây không chỉ cho bạn thấy một hệ thống nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp sẽ như thế nào mà còn chỉ ra những tiêu chí để đánh giá một bộ nhận diện thương hiệu thành công hay không.
1. Đáp ứng được tiêu chuẩn ngành
Mỗi doanh nghiệp đều thuộc một nhóm ngành nhất định. Tại sao người ta xác định được nó thuộc nhóm ngành nào? Chính là do đặc trưng của doanh nghiệp đó hợp nhất với đặc trưng của ngành. Một thương hiệu thời trang không thể gợi ra cảm giác thèm ăn như đặc trưng của các thương hiệu đồ ăn nhanh được. Do vậy, đây chính là nhiệm vụ của hệ thống nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp – phải làm toát lên được đặc trưng riêng của ngành.
Ví dụ doanh nghiệp, tổ chức trong ngành Dược phẩm Y tế, qua bộ nhận diện thương hiệu, cần thể hiện được sự an toàn, lương y, chắc chắn, trách nhiệm tuyệt đối. Trong khi đó, doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh ngành Thời trang – Mỹ phẩm lại phải nhấn mạnh đến phong cách, vẻ đẹp, sáng tạo, sự sang trọng và cuốn hút.
Những tiêu chuẩn ngành này là thứ đầu tiên đánh vào cảm nhận của khách hàng, quyết định họ có tiếp tục tìm hiểu thêm về thương hiệu của bạn hay không. Chắc chắn một tổ chức Y tế mà thể hiện phong cách của một đơn vị kinh doanh ngành Thời trang sẽ đi đến một thất bại tất yếu.
2. Nhất quán
Hệ thống nhận diện có rất nhiều bộ ứng dụng. Nhưng chúng đều phục vụ cho mục tiêu chung là truyền tải một hình ảnh duy nhất của thương hiệu đến khách hàng. Do vậy, tất cả các ứng dụng này chỉ được diễn tả một chủ đề. Như tại PETIMEX – một doanh nghiệp dầu khí với bộ nhận diện văn phòng đồng bộ với chủ đề của logo, tinh thần chung của công ty.
Sự nhất quán trong bộ nhận diện thương hiệu sẽ chứng minh sự uy tín, giữ lời, chuyên nghiệp trong cung cách hoạt động, phục vụ của doanh nghiệp. Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu tuy cần sự sáng tạo nhưng cũng cần phải theo quy chuẩn, thống nhất giữa các thành phần, yếu tố để đạt được mục tiêu lớn của tổ chức kinh doanh.
3. Thể hiện được giá trị cốt lõi, cam kết của doanh nghiệp
Sau khi đã thể hiện được đặc trưng của ngành, thống nhất chủ đề xuyên suốt các ứng dụng, bộ nhận diện thương hiệu cần làm toát lên giá trị cốt lõi, lời cam kết của doanh nghiệp. Cam kết của doanh nghiệp cần dựa trên giá trị cốt lõi. Cam kết những gì mình làm tốt nhất và làm tốt nhất những gì mình cam kết. Lời cam kết, giá trị này thường được thể hiện rõ nhất qua câu slogan. Thứ mà khách hàng nhớ nhất về bạn vẫn chỉ là tên và slogan.
Ví dụ như Trung Nguyên – “Khơi nguồn sáng tạo” là cam kết, giá trị doanh nghiệp này mang đến cho khách hàng. Apple – “Think different” luôn cho khách hàng những trải nghiệm mới mẻ theo những hướng khác biệt.
4. Độc đáo và khác biệt
Đứng giữa muôn vàn đối thủ với sản phẩm gần như là giống nhau về thành phần cũng như tính năng, doanh nghiệp phải xác định rõ sự khác biệt, độc đáo của chính mình và khai thác nó. Bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp và thành công cần thể hiện được sự khác biệt đó một cách tinh tế.
Ví dụ tiêu biểu như Chinsu Food của Massan Group, trong khi đối thủ đang luẩn quẩn trong lối đi mòn như “ngon tự nhiên”, “thơm lừng”…, Chinsu chọn hướng đi riêng, đánh vào tâm lí sợ thực phẩm độc hại của khách hàng. “Nước tương không có 3-MCPD” của Tam Thái tử, Omachi làm từ khoai tây “không lo bị nóng” đã tạo nên thành công lớn cho thương hiệu này. Thương hiệu Chinsu nổi bật giữa hàng trăm nhãn hiệu chứng minh cho sức mạnh đáng kinh ngạc của sự khác biệt trong xây dựng nhận diện thương hiệu.
5. Hiển thị tốt trên các kênh khác nhau
Hệ thống nhận diện thương hiệu có hiệu quả khi đến được số lượng lớn khách hàng mục tiêu và những khách hàng mới. Sự liên kết của thương hiệu đến nhu cầu, cảm xúc, thói quen của khách hàng càng lớn chứng tỏ sức mạnh của thương hiệu càng lớn. Để làm được điều đó, bộ nhận diện thương hiệu cần tác động tâm trí khách hàng với tần suất lớn và dày theo cách tự nhiên nhất. Sự gắn kết giữa thương hiệu đến khách hàng cần được duy trì thường xuyên và liên tục qua nhiều kênh khác nhau: Từ website, blog, youtube, bảng biển quảng cáo, TVC… Do đó thiết kế nhận diện thương hiệu cần đáp ứng được yêu cầu thi công và hiển thị tốt trên các kênh khác nhau.
Bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp và thành công khi đạt được cả 5 đặc điểm cũng như tiêu chí trên. Thứ nhất, phải thể hiện được mình thuộc ngành nào. Thứ hai, tổng hòa, thống nhất các yếu tố tạo nên bộ nhận diện. Tiếp đến thứ 3 là song song dung hợp với giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Không chỉ dừng lại đó, sự khác biệt là yếu tố quan trọng tiếp theo tạo nên sự thành công của bộ nhận diện. Cuối cùng là nó có đến được và được chấp nhận diện rộng hay không.
Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp phục vụ đắc lực cho tham vọng lớn của doanh nghiệp. Đó là một chiến lược đòi hỏi nhiều nỗ lực, trình độ chuyên môn và tầm nhìn vững chắc. Sao Kim với những chuyên gia về thiết kế bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp, lâu năm sẽ mang lại cho bạn những phát kiến và hướng đi tuyệt vời. Liên lạc với Sao Kim bằng cách điền vào mẫu đơn dưới đây!