Trong bài viết này, Sao Kim xin giải đáp cho bạn về Brand Guideline là gì? Brand Guideline gồm những gì và tầm quan trọng của nó trong xây dựng và phát triển thương hiệu nhất quán.
Hãy thử tưởng tượng, bạn đã tiêu tốn quá nhiều thời gian để tạo ra những thông điệp, thiết kế logo, website và các sản phẩm marketing cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng sản phẩm đó lại thiếu đi sự thống nhất xuyên suốt tính đặc trưng trong nhận diện của thương hiệu bạn. Sự thiếu liên kết đó xảy ra bởi doanh nghiệp bạn đang thiếu một brand guidelines chuyên nghiệp.
Vậy Brand guidelines là gì?
Brand Guideline là một bản hướng dẫn, qui định về việc sử dụng các yếu tố tham gia vào việc quảng bá thương hiệu trên các ấn phẩm truyền thông, các công cụ, điểm chạm giữa thương hiệu với công chúng mục tiêu.
Brand Guideline có tác dụng hỗ trợ các nhà thiết kế, nhân viên kinh doanh, maketer hay bất kỳ ai trong và ngoài doanh nghiệp sử dụng các yếu tố của thương hiệu như thiết kế logo để thực hiện bao bì, thiết kế các trang thiết bị, website, văn phòng phẩm, đồng phục và các sản phẩm phục vụ các chiến dịch marketing đúng quy cách.
Đây là bản hướng dẫn được trình bày theo cấu trúc một cuốn sách chỉ ra cách mà thương hiệu của bạn hoạt động và làm thế nào để các yếu tố khác nhau của thương hiệu hoạt động cùng nhau hình thành nên bộ nhận diện thương hiệu.
Hiện tại các doanh nghiệp đang triển khai Brand Guidelines ở 2 dạng:
- Bản in ấn
- và bản Digital (Sao Kim gọi là Brandbook).
Ưu nhược điểm của Brand Guideline bản in ấn
Ưu điểm:
- Tính chuyên nghiệp: Bản thiết kế dạng in ấn thường mang lại cảm giác chuyên nghiệp hơn, có thể sử dụng trong các buổi họp hoặc sự kiện quan trọng.
- Cảm xúc xúc giác: Việc cầm trên tay một tài liệu in ấn có thể tạo ra sự kết nối cảm xúc mạnh mẽ hơn so với việc xem trên màn hình.
- Quà tặng: Có thể biến thành quà tặng để đối tác có thể đem về tham khảo
Nhược điểm:
- Khó cập nhật: Một khi bản in đã hoàn thành, rất khó để cập nhật hoặc chỉnh sửa thông tin mà không phải in lại toàn bộ.
- Chi phí cao: In ấn có thể tốn kém, đặc biệt khi cần in số lượng lớn hoặc in chất lượng cao.
- Không tương tác: Bản in thiếu tính tương tác, không thể tích hợp các yếu tố động như video, ảnh động, hoặc liên kết dẫn đến các tài liệu khác.
Ưu nhược điểm của Brandbook (Brand Guidelines bản Digital)
Ưu điểm:
- Dễ dàng cập nhật: Bản Brandbook có thể được cập nhật thường xuyên mà không cần in lại, giúp thông tin luôn chính xác và mới nhất.
- Tương tác: Có thể tích hợp các yếu tố đa phương tiện như video, ảnh động, và liên kết, giúp nội dung trở nên sinh động và dễ hiểu hơn.
- Truy cập dễ dàng: Người dùng có thể truy cập tài liệu từ bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào, miễn là có kết nối internet.
- Chi phí thấp: Chi phí duy trì bản Brandbook thường thấp hơn so với in ấn, đặc biệt khi muốn chia sẻ với khách hàng, đối tác.
Nhược điểm:
- Phụ thuộc vào thiết bị: Người dùng cần có thiết bị và kết nối internet để truy cập, có thể không thuận tiện trong mọi tình huống.
- Mất đi trải nghiệm xúc giác: Đối với một số đối tác hoặc khách hàng, bản Brandbook có thể không mang lại cảm giác tốt bằng một bản in ấn với chất liệu cao cấp.
- Khó khăn trong việc sử dụng: Đối với một số người dùng lớn tuổi không quen với công nghệ, việc tìm kiếm và sử dụng bản hướng dẫn trên web có thể sẽ hơi khó khăn.
Xây dựng ngay bản Brand Guidelines Digital với giải pháp Brandbook của Sao Kim Branding
Trong brand guidelines bao gồm những gì?
Sẽ không có bất kỳ brand guideline nào giống nhau toàn bộ, tuy nhiên vẫn có một số đặc điểm chung mà các brand guidelines thường bao gồm (nhưng không cố định) các yếu tố:
- Tổng quan về doanh nghiệp: câu chuyện, giá trị, mục tiêu, lịch sử
- Sứ mệnh: là điều mà doanh nghiệp cam kết hướng tới với khách hàng của mình
- Tông giọng thương hiệu: một bản mô tả ngắn về sự định hướng hiện diện, sắc thái trong các văn bản, tài liệu về doanh nghiệp tới công chúng.
- Cách sử dụng logo: cách logo được biểu hiện, giới hạn kích cỡ, giới hạn không gian, cách đặt logo trên các background, màu sắc khác nhau. Những điều cần tránh trong quá trình sử dụng logo.
- Họa tiết nhận diện: Quy định hướng dẫn sử dụng họa tiết nhận diện trong các trường hợp phổ biến
- Bảng màu sử dụng: màu nào nên được sử dụng cho thương hiệu, thứ tự ưu tiên các màu.
- Phong cách chữ viết: font và phong cách của các yếu tố như tiêu đề chính, tiêu đề phụ, đoạn văn, hoặc quotes.
- Phong cách hình ảnh: thường được đưa ra theo ví dụ minh họa để định hướng phong cách chung.
- Nhận diện ấn phẩm văn phòng: Các mẫu, quy định, quy chuẩn nhận diện văn phòng (giấy tiêu đề, danh thiếp, bút, phong bì, sổ tay, …)
- Nhận diện trang phục: Quy định về nhận diện trang phục (áo sơ mi, áo vest, áo phông, mũ, đồ bảo hộ …)
- Nhận diện biển bảng: Quy định về biển bảng, biển chỉ dẫn, cách sử dụng icon, bảng thông tin…
- Nhận diện social: Các tiêu chuẩn, quy định, hướng dẫn xây dựng duy trì nhất quán thương hiệu trên social
- Phối cảnh: thường được phối cùng những vật phẩm văn phòng như danh thiếp, posters, brochure…
- … các hạng mục khác phù hợp với từng doanh nghiệp cụ thể.
Brand guideline sẽ có thông tin quy chuẩn các yếu tố bao gồm logo, quy chuẩn về logo (co dãn, màu sắc: đơn sắc, chuyển sắc, các hình thức sử dụng sai logo, quy chuẩn về khu vực bao quanh logo, nền đặt logo, kích cỡ chữ trong logo, … ), kiểu chữ, vị trí đặt logo.
Tham khảo ngay:
- Dịch vụ THIẾT KẾ BRAND GUIDELINE để hỗ trợ xây dựng thương hiệu nhất quán
- Dịch vụ THIẾT KẾ LOGO để có được Logo thương hiệu ấn tượng, nổi bật so với đối thủ
Ngoài ra trong brand guideline sẽ chứa các quy chuẩn ấn phẩm truyền thông như phong phì, danh thiếp (namecard), proposal, slide thuyết trình, các bộ ấn phẩm quà tặng (mũ, áo, bút, ô dù, áo mưa, …), email, ghi chú, fax, các TVC, hình ảnh trên fanpage, letterhead, ấn phẩm tuyển dụng.
Tóm lại, các yếu tố xuất hiện trong brand guidelines phụ thuộc vào tầm quan trọng trong sự đóng góp của yếu tố đó trong bộ nhận diện của thương hiệu.
Tại sao doanh nghiệp cần brand guidelines?
Khi đã nắm được những yếu tố có thể xuất hiện trong brand guidelines bạn có thể thắc mắc tại sao doanh nghiệp bạn cần chúng.
Dưới đây là các lý do giúp bạn nhận biết được tầm quan trọng của brand guidelines đối với thương hiệu:
1 – Một câu chuyện hoàn chỉnh của thương hiệu
Trước khi đào sâu vào các khía cạnh kỹ thuật của bản hướng dẫn, thì vai trò đầu tiên của Brand Guideline mang lại là cung cấp đầy đủ thông tin khái quát về thương hiệu cho các bên liên quan từ người quản lý cấp cao cho đến, nhân viên in bao bì.
Brand Guideline giúp họ có được sự hiểu biết tổng quan về thương hiệu. Đó là những thông tin về các vấn đề sau:
- Bản chất thương hiệu (đây là điểm cốt lõi tạo nên sự khác biệt của doanh nghiệp, tổ chức và sự phù hợp của nó với công chúng mục tiêu)
- Sứ mệnh thương hiệu (là một lời hứa chung về định hướng hành động, thái độ, và tương tác của các tài sản thương hiệu)
- Định vị thương hiệu (xác định rõ đối tượng công chúng mục tiêu và những nhu cầu đặc biệt của họ cũng như khả năng đáp ứng của doanh nghiệp. Lý do tại sao doanh nghiệp, tổ chức có thể hoàn thành được nhiệm vụ cung cấp đó.)
2 – Tính thống nhất của thương hiệu
Để một thương hiệu hoạt động hiệu quả, nó cần có tính nhất quán.
Nếu những người sử dụng logo thay đổi màu sắc thương hiệu của logo để cho phù hợp với các vật phẩm truyền thông, thì logo đó đã không còn được nhận diện là thuộc về thương hiệu của doanh nghiệp bạn bởi khách hàng, đối tác, người tiêu dùng nữa.
Ngoại trừ một số trường hợp có mục đích rõ ràng trong việc thay đổi (và chỉ sử dụng trong một vài chiến dịch nhất định)
NOTE: Phiên bản màu sắc Đen và Trắng của Logo vẫn thường được sử dụng để thể hiện trên nền sáng hoặc tối
Một bản hướng dẫn đưa ra các quy định cụ thể cho các thành phần của bộ nhận diện sẽ không làm giới hạn sự sáng tạo dành cho chúng, ngược lại chính những định hướng phong cách đó sẽ giúp bạn giữ được bộ nhận diện liền mạch, thống nhất và dễ nhận biết.
Với brand guidelines, bạn có thể luôn đảm bảo được các thành phần của thương hiệu được thiết kế, sử dụng đúng đắn, hiệu quả và mang tính chuyên nghiệp hơn.
3 – Đưa ra công cụ đo chuẩn mực và quy tắc cho bộ nhận diện thương hiệu
Brand guidelines sẽ không chỉ cung cấp bảng màu và các phiên bản logo, nó sẽ đưa ra những quy định cụ thể và quy chuẩn mà các thành tố trong bộ nhận diện được sử dụng.
Bản hướng dẫn này cũng sẽ chỉ ra những điểm mà bạn không nên áp dụng đối với các yếu tố của bộ nhận diện. Các chuẩn mực cơ bản về khoảng trống cần thiết xung quanh logo cũng quan trọng tương đương với việc cần biết khi nào nên sử dụng logo với wordmark.
Ngoài ra bản hướng dẫn này cũng hỗ trợ người làm truyền thông hiểu được cần nhấn mạnh vào yếu tố nào và cách sử dụng yếu tố đó để tạo nên thông điệp truyền thông. Về tổng thể, bản hướng dẫn này chú trọng vào tính nhất quán của thương hiệu, và hướng dẫn những bên liên quan làm theo đúng định hướng đó.
4 – Tiết kiệm thời gian
Thật vậy, nhờ có bản hướng dẫn này các thiết kế đỡ tốn một lượng lớn thời gian vào việc căn chỉnh, tìm kiếm các thông tin quy chuẩn cho sản phẩm thiết kế của mình.
Hơn nữa, nếu các tìm kiếm đó không thu được kết quả đúng đắn thì rất có thể gây thiệt hại, ảnh hưởng đến tính thống nhất chung của thương hiệu.
Ngoài ra, các mẫu phối cảnh sẵn có của brand guidelines cũng giúp tiết kiệm thời gian định hướng cũng như thời gian cho những thiết kế cơ bản sau này. Các thiết kế mới chỉ việc sáng tạo những vật phẩm mới, chưa xuất hiện trong bản phối cảnh.
Bạn cũng cần tính đến trường hợp khi tuyển thêm nhân viên mới cho doanh nghiệp, thời gian để họ tìm hiểu mọi yếu tố của công ty là khá nhiều, để giúp họ làm việc thuận lợi và chính xác hơn mà bạn không cần giải đáp thêm khi họ có thắc mắc, thì brand guidelines là một công cụ đắc lực.
> Nếu có bất kỳ thắc mắc về brand guidelines của doanh nghiệp hãy liên hệ ngay với các chuyên gia của Sao Kim. Chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn giải đáp và hoàn chỉnh cuốn brand guideline cho doanh nghiệp bạn.
10 Mẫu Brand Guidelines nổi tiếng
Brand guidelines có các thành phần cốt lõi và các thành phần ứng dụng. Thành phần cốt lõi thì tương đối giống nhau, tuy nhiên phần ứng dụng thì có thể các doanh nghiệp ở cách ngành nghề khác nhau có sự tập trung khác nhau.
Do đó, việc thiết kế Brand Guidelines cũng sẽ khác nhau dựa trên mục đích, nhu cầu sử dụng và đặc điểm của doanh nghiệp.
Dưới đây là 10 Brand Guidelines nổi tiếng để bạn tham khảo cách thiết kế. Đặc biệt là cách triển khai phiên bản Digital.
Asana Brand Guidelines
Atlassian Brand Guidelines
Starbucks Brand Guidelines
Spotify Brand Guidelines
TikTok Brand Guidelines
Discord Brand Guidelines
Netflix Brand Guidelines
Doulingo Brand Guidelines
Viettel Brand Guidelines
Sao Kim Brand Guidelines
Tham khảo ngay giải pháp Brandbook của Sao Kim Branding – Xây dựng bộ cẩm nang thương hiệu trên digital.
VỀ SAO KIM BRANDING
Sao Kim là agency cung cấp giải pháp toàn diện về xây dựng và phát triển thương hiệu. Với hơn 10000+ khách hàng tin tưởng đã sử dụng dịch vụ, 100+ nhân sự tài năng tại Hà Nội, Tp HCM, Sao Kim sẵn sàng đồng hành với doanh nghiệp xây dựng thương hiệu mạnh qua:
1. Tư vấn chiến lược thương hiệu:
- Xác định định vị thương hiệu
- Mô hình/ Kiến trúc thương hiệu
- Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu
- …
2. Thiết kế nhận diện thương hiệu
- Nhận diện cốt lõi: Brandname, Logo, Slogan
- Nhận diện cho doanh nghiệp: Danh thiếp, Giấy tiêu đề, Phong bì thư, Hoá đơn, File folder, Đồng phục nhân viên, biển bảng …
- Ấn phẩm marketing: brochure, catalogue sản phẩm, profile giới thiệu công ty, báo cáo thường niên, kỷ yếu, lịch tết …
- Bao bì nhãn mác: tất cả các loại bao bì nhãn mác.
- Hệ thống truyền thông số: website công ty chuyên nghiệp đồng bộ với nhận diện thương hiệu, Landing page, Microsite, Email marketing, Facebook page, Banner ads …
3. Truyền thông, quảng bá thương hiệu
- Tư vấn truyền thông
- Lập kế hoạch truyền thông
- Thực thi truyền thông
- Quản trị dự án truyền thông
Để biết được tư vấn về các dịch vụ xây dựng và phát triển thương hiệu, vui lòng liên hệ với Sao Kim tại:
SAOKIM BRANDING | Hotline: 0964.699.499 Email: info@saokim.com.vn
Follow các bài viết chất lượng của Sao Kim tại:
Blog Sao Kim, Cẩm Nang Sao Kim
Facebook: Sao Kim Branding
Case study Behance: Sao Kim Branding
#SaoKim #SaoKimBranding #BrandGuidelines #Branding