Cuốn sách nổi tiếng “Impact of color on marketing” (Tác động của màu sắc trong Marketing) từng chỉ ra rằng: “60-90% số người đưa ra những đánh giá về sản phẩm trong vòng 90 giây chỉ dựa trên màu sắc”. Việc sử dụng màu sắc khôn ngoan trên thiết kế bao bì có thể giúp sản phẩm của bạn trở nên khác biệt, gây ấn tượng với khách hàng, từ đó dẫn đến quyết định mua hàng. Bài viết này sẽ tập trung phân tích ý nghĩa của màu sắc trong thiết kế bao bì để bạn thấy được tầm quan trọng của điều này!
Màu sắc có ý nghĩa như một tín hiệu nhận biết thương hiệu
Thương hiệu và màu sắc là hai yếu tố gắn bó chặt chẽ với nhau. Màu sắc thể hiện thông điệp thương hiệu và thương hiệu định hướng cách trang trí, bố cục và phân bổ màu sắc trên bao bì. Với những thương hiệu sử dụng màu đỏ đặc trưng như Pinterest, Google+, YouTube, thông điệp muốn truyền tải sẽ là: Hành động, phiêu lưu, ham muốn, sự dũng cảm, có khả năng kích thích thèm ăn …
Hay màu vàng trong các thiết kế bao bì của Snapchat, YellowPages, TimeHop gửi đến thông điệp ngầm về sự hạnh phúc, lạc quan vui vẻ, ấm áp… như một phần tính cách của các thương hiệu này.
Màu sắc có khả năng đánh thức thị giác, là thứ người tiêu dùng ấn tượng đầu tiên về một thương hiệu, cùng với đó là hình ảnh, biểu tượng, cuối cùng là số và từ. Màu sắc là “tín hiệu nhận biết” thương hiệu rất hiệu quả. Chỉ cần nhìn thấy màu sắc nào đó, người tiêu dùng có thể nhận biết ngay đó là sản phẩm nào. Với Cocacola là màu đỏ, Pepsi ghim vào tâm trí khách hàng với màu xanh và 7-Up là màu xanh lá cây.
Có thể bạn thích:
Ứng dụng màu sắc trong thiết kế bao bì sản phẩm
Những ưu và nhược điểm của việc thay đổi màu sắc thiết kế bao bì sản phẩm
Với trường hợp của Cocacola, thương hiệu này gắn với màu đỏ đặc trưng. Bất cứ khi nào nhắc đến đồ uống có ga và màu đỏ, người ta nghĩ ngay đến Cocacola. Đây là sức mạnh của màu sắc trong tâm trí của người tiêu dùng và Cocacola đã vận dụng điều này để trở thành một trong số các thương hiệu hàng đầu thế giới.
Màu sắc bao bì thể hiện ngôn ngữ của ngành hàng
Mỗi ngành nghề, lĩnh vực, mỗi dòng sản phẩm sẽ có cách thể hiện ngôn ngữ riêng của mình thông qua màu sắc. Việc vận dụng màu sắc đặc trưng trên bao bì có khả năng “phát ra” tín hiệu nhận biết, giúp người tiêu dùng bước đầu phán đoán ra sản phẩm đó thuộc ngành hàng nào.
Nếu bạn để ý, trên kệ trưng bày sản phẩm bột giặt trong siêu thị, màu sắc chủ đạo trên các bao bì sẽ là màu xanh và màu cam. Màu xanh hàm chứa ý nghĩa về sự sạch sẽ, màu cam là năng lượng và sự năng động. Do đó thông điệp chung được truyền tải của ngành hàng sẽ là “giặt cực sạch với sức mạnh và năng lượng công nghiệp”.
Trong ngành hàng ăn uống, bao bì sản phẩm thường có các hình ảnh thực tế hoặc minh họa tạo cảm giác ngon miệng, “thèm ăn” với các tông màu kích thích thị giác như đỏ, cam, xanh (thể hiện độ “tươi” của sản phẩm)… Điều đó lý giải vì sao, các “ông lớn” ngành thức ăn nhanh như KFC, Lotteria và McDonalds đều sử dụng màu đỏ trong các bao bì sản phẩm, thiết kế, trang trí của mình.
Ngoài ra, có thể nhận thấy với ngành hàng công nghệ cao như các thiết bị điện tử thường sử dụng bao bì sản phẩm màu đen trắng, thể hiện sự sang trọng cá tính. Mặt hàng mỹ phẩm dành cho phụ nữ thường chuộng màu hồng, hay những màu thanh thoát, nhẹ nhàng, gợi nên nét thanh lịch, quyến rũ của người phụ nữ.
Như vậy, sản phẩm của mỗi ngành nghề sẽ mang các sắc thái khác nhau, tùy thuộc vào kiến thức về thương hiệu và sự sáng tạo của nhà thiết kế.
Có thể bạn thích:
8 bí quyết thiết kế bao bì sáng tạo từ chuyên gia
Màu sắc thể hiện tính cách của thương hiệu
Màu sắc bao bì nằm trong bộ hệ thống nhận diện thương hiệu, vì vậy thiết kế bao bì cần đảm bảo đúng định vị và thể hiện được tính cách, bản sắc của thương hiệu. Từ bố cục, trang trí, kiểu dáng bao bì, đến màu sắc phải thống nhất, tạo nên sự khác biệt độc đáo cho thương hiệu.
Người tiêu dùng sẽ thông qua màu sắc trên bao bì để tiên đoán về tính cách thương hiệu và có những cảm nhận ban đầu về sản phẩm. Các nhà nghiên cứu tại đại học British Columbia từng làm cuộc thử nghiệm với một nhóm sinh viên để xem phản hồi của họ sau khi quan sát màu sắc trên bao bì sản phẩm. Màu xanh gợi lên sự yên tĩnh, cởi mở, tĩnh lặng, còn màu đỏ tạo ra cái nhìn tích cực về sản phẩm trong tưởng tượng.
Màu tím sử dụng trong các thiết kế của Yahoo, Barbie, Taco Bell sẽ giúp thương hiệu truyền tải sự sáng tạo, trí tưởng tượng bay cao hay sự khôn ngoan. Hay màu trắng thể hiện cho sự sành điệu, bình tĩnh, màu sắc này được Apple, Wikipedia, Puma, Cartoon Network rất chuộng sử dụng.
Ngoài ra, nghiên cứu này còn chỉ ra rằng có những màu sắc nhất định thường gắn với một đặc điểm cụ thể như màu nâu với đặc tính “gồ ghề”; màu đen với sự “tinh tế”, “sang trọng” hay màu vàng là “sang trọng”… Màu sắc có khả năng thể hiện phẩm chất sản phẩm, đó cũng là điều khách hàng khao khát thể hiện.
Có thể bạn thích:
Tất tần tật về thiết kế bao bì sản phẩm để gia tăng doanh số
Các mẫu thiết kế bao bì thực phẩm nhìn là muốn sở hữu ngay lập tức
Sự thay đổi các mẫu Thiết kế bao bì của các thương hiệu nổi tiếng
Ví dụ, màu sắc chủ đạo trong các dòng sản phẩm chăm sóc da dành cho em bé của Johnson’s Baby thường là gam màu nhẹ nhàng thể hiện đúng định vị cam kết đem đến các sản phẩm an toàn, dịu nhẹ cho làn da nhạy cảm của em bé.
Như vậy, để có một thiết kế bao bì đẹp, “ăn điểm” trong mắt người tiêu dùng đòi hỏi người thiết kế phải có sự am hiểu sâu sắc về thương hiệu, thiết kế và màu sắc. Nếu bạn còn băn khoăn điều gì về thiết kế bao bì cũng như ý nghĩa màu sắc sử dụng trong thiết kế bao bì, các chuyên gia của Sao Kim luôn sẵn sàng tư vấn miễn phí cho bạn.
Với sứ mệnh “Nâng tầm thương hiệu Việt”, Sao Kim Branding đã và đang tạo ra sức mạnh và sinh khí cho hơn 5.000+ khách hàng, CEO/ Marketers có thể tận hưởng ưu đãi lớn từ chương trình khuyến mại cuối năm của Sao Kim Branding để chuẩn bị sẵn sàng bứt phá thương hiệu 2021.
Gói quà tặng cho mọi khách hàng ưu đãi tới 40% trong chương trình Xây dựng thương hiệu, đột phá doanh thu 2021!
Follow các bài viết chất lượng Sao Kim tại:
Blog Sao Kim, Cẩm Nang Sao Kim
Facebook: Sao Kim Branding
Case study Behance: Sao Kim Branding
Nguồn: Sao Kim Branding
Chuyên gia số 1 về thương hiệu