Trong bài viết này, Sao Kim sẽ chia sẻ bí quyết thiết kế logo ngành Y tế, Sức khỏe, kinh nghiệm để thiết kế nên một logo đáp ứng nhiều tiêu chuẩn và yêu cầu khắt khe của khách hàng trong ngành này.
Thiết kế logo là việc đầu tiên để tạo ra hình ảnh hoàn hảo cho một thương hiệu. Một logo tốt cho thấy những gì một công ty làm và những gì thương hiệu có giá trị. Nó mang lại hiệu quả rõ ràng trong các chiến lược phát triển thương hiệu, định ra những quy tắc và như một quyển sách hướng dẫn về doanh nghiệp.
Nếu logo của bạn không truyền tải được thông điệp chính xác, thì bạn có thể sẽ mất bệnh nhân trước khi họ có cơ hội tìm hiểu thêm về những gì bạn đang làm. Làm thế nào bạn có thể khắc phục vấn đề đặc thù của thương hiệu y tế, sức khỏe của bạn? Hãy bắt đầu nào:
1. Điều gì làm cho một logo y tế, sức khỏe tuyệt vời?
Đây là lĩnh vực hoạt động có những tác động trực tiếp tới sức khỏe của con người, bởi vậy chúng đòi hỏi đòi hỏi các doanh nghiệp, công ty, bệnh viện phải tổ chức một cách nghiêm ngặt, cẩn thận và đảm bảo các yêu cầu tri thức, kỹ thuật, an toàn cao.
Khách hàng trong ngành y tế – dược phẩm – bệnh viện là những người có nhu cầu kiểm tra sức khỏe, thăm khám, chữa bệnh, do đó họ thường tìm hiểu rất kỹ lưỡng về thông tin thương hiệu và những tiêu chuẩn về an toàn đối với sức khỏe.
Thiết kế logo thương hiệu New Life do Sao Kim thiết kế
Để tạo ra ấn tượng ban đầu về một thương hiệu chuyên nghiệp và uy tín, bạn nên sử dụng logo – dấu hiệu nhận diện cốt lõi để truyền tải tính an toàn, thân thiện và đáng tin cậy. Yếu tố này có khả năng tác động trực tiếp tới cảm xúc và nhận thức của khách hàng, giúp họ ghi nhớ bạn tốt hơn.
1. Nghiên cứu đối thủ
Ngành y tế là ngành có nhiều đặc trưng riêng với các chuyên khoa khác nhau. Chính vì thế, các phòng mạch, các cơ sở y tế ngày càng có sự cạnh tranh hơn trước nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Điều đó có nghĩa logo thương hiệu của bạn phải thật sự nổi bật.
Thiết kế logo cho thương hiệu thẩm mỹ quốc tế VQ (by Sao Kim Branding)
Tuy nhiên, trước hết bạn cần phải biết được đối thủ của mình đang như thế nào. Không phải chúng ta sao chép và làm theo mà là học hỏi và hiểu được những thông điệp mà đối thủ của mình đang cố truyền tải tới khách hàng và công chúng. Khi bạn nghiên cứu các logo y tế khác, hãy chú ý về font chữ, màu sắc và các biểu tượng xác định chuyên ngành và ý nghĩa thương hiệu.
2. Thấu hiểu cảm xúc khách hàng mục tiêu
Cảm xúc của khách hàng có thể chịu sự chi phối từ những yếu tố có thể nhìn thấy trực tiếp bằng mắt, vì vậy logo của bạn cũng cần chú trọng tới điều này. Đáng tin cậy, chu đáo, thân thiện và chuyên nghiệp là những nét tính cách bạn cần diễn đạt trên logo để khách hàng cảm nhận. Chúng có thể được gợi lên từ hình ảnh, biểu tượng hoặc màu sắc, tùy theo định hướng xây dựng thương hiệu của bạn.
Trong dự án thiết kế logo cho thương hiệu y tế, dược phẩm Ngọc An Pharma, để truyền tải sứ mệnh bảo vệ, nâng niu, che chở và mang lại cảm giác an tâm, tin tưởng tới khách hàng, Sao Kim đã sử dụng hình ảnh bàn tay nâng niu viên ngọc được cách điệu như vầng mặt trời giàu năng lượng. Bàn tay được khéo léo cách điệu giống như mầm xanh của sự sống ẩn dụ mà Ngọc An đem lại cho cộng đồng, mát mẻ, sạch sẽ và tươi mới.
3. Sáng tạo biểu tượng truyền tải ý nghĩa
Chất liệu sử dụng quen thuộc để tạo nên biểu tượng trong lĩnh vực y tế – dược phẩm – bệnh viện có thể kể tới như hình ảnh con rắn, nguyên tử, chữ thập.…
Tuy nhiên, số lượng thương hiệu mở ra ngày càng nhiều trong khi những chất liệu đó lại vô cùng ít ỏi, điều này đòi hỏi mỗi thương hiệu cần có sự lựa chọn và sáng tạo riêng của mình để tránh bị nhầm lẫn với những đối thủ khác. Bạn có thể tìm cảm hứng và ý tưởng từ chính những yếu tố xoay quanh chuyên môn của mình như:
- Viên thuốc
- Trái tim
- Ống nghe
- Kim tiêm
- Giọt máu
- Lá
- Bàn tay
- …
Có rất nhiều biểu tượng có thể liên hệ tới ngành y tế, sức khỏe. Tất cả nằm ở trí tưởng tượng của bạn.
Thiết kế phòng khám đa khoa Đức Minh (by Sao Kim Branding)
Xem thêm: 11 điều không thể bỏ qua khi thiết kế logo theo phong thủy ngũ hành
2. Quy trình thiết kế logo cho ngành Y tế, Sức khỏe
Logo ngành Y tế, Sức khỏe đặt cho các nhà thiết kế một nhiệm vụ khó khăn. Đó là vừa giải quyết bài toán nhận diện thương hiệu, vừa phải đảm bảo sự đơn giản trong thiết kế lại vừa mang lại sự tin tưởng cho khách hàng.
Để có được một logo đáp ứng được các yêu cầu đó cùng một lúc, quy trình thiết kế logo cho ngành y tế, sức khỏe cần phải có một chiến lược cụ thể, lần lượt từng bước khác nhau.
Xem thêm: 5 cách nhận biết một thiết kế logo không đạt chuẩn
Bước #1: Tiếp nhận yêu cầu & Nghiên cứu
Thiết kế logo không phải việc làm theo cảm hứng. Khi chưa có đầy đủ thông tin về khách hàng, người thiết kế sẽ khó để bắt đầu làm việc. Do đó, thông thường, khi bắt đầu dự án thiết kế Logo, Sao Kim sẽ giúp doanh nghiệp hoàn thiện một bản mô tả về định hướng sáng tạo cũng như các yêu cầu của doanh nghiệp. Trong bản mô tả này, các doanh nghiệp sẽ cung cấp những thông tin cơ bản như sau:
- Giới thiệu về doanh nghiệp / thương hiệu
- Lĩnh vực hoạt động / Sản phẩm – dịch vụ
- Chiến lược hoạt động (Tầm nhìn – Sứ mệnh – Giá trị cốt lõi)
- Thị trường mục tiêu?
- Mô tả khách hàng tiêu biểu và những lý do họ chọn thương hiệu của bạn
- Những thông điệp cần truyền tải trong logo
- Yêu cầu về thời gian
- Các yêu cầu ràng buộc khác
Bước #2: Tìm hiểu kỹ về thương hiệu
Sau khi đã có được thông tin từ bản định hướng sáng tạo, sẽ là thời gian cho các buổi nghiên cứu các yêu cầu đưa ra. Thông thường, sẽ có những buổi họp giữa bộ phận làm việc trực tiếp với khách hàng và đội ngũ thiết kế. Tại đây, hai bên sẽ cùng làm rõ, bổ sung các thông tin và thống nhất được những định hướng đúng đắn, chính xác nhất về doanh nghiệp.
Thiết kế logo cho thương hiệu dược Mihafaco (by Sao Kim Branding)
Bước #3: Nghiên cứu ngành và các đối thủ cạnh tranh
Đây là một bước quan trọng giúp các nhà thiết kế hiểu thêm hơn về vị trí mà doanh nghiệp muốn đứng trong một thị trường cạnh tranh. Những thông tin này vô cùng hữu ích giúp định hướng thiết kế khác biệt so với đối thủ.
Người thiết kế logo sẽ hiểu được những màu sắc chủ đạo của lĩnh vực mình đang thiết kế hay những biểu tượng logo của đối thủ trông như thế nào để không bị trùng lặp.
Tìm ra được các đặc trưng vừa phù hợp với ngành nghề, khách hàng lại dễ dàng nhận biết so với đối thủ.
Bước #4: Lập bản kế hoạch phát triển
Sau khi tìm hiểu kỹ càng bản Brief (bản định hướng sáng tạo Doanh nghiệp gửi) và hoàn thiện các bản nghiên cứu ngành, nghiên cứu đối thủ, thương hiệu và khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp, bây giờ là thời điểm lập bản kế hoạch phát triển.
Đây là bản tóm tắt định hướng thiết kế sau khi đã nghiên cứu kỹ càng cùng với kế hoạch thực thi công việc cụ thể được phân công cho các thành viên.
Dựa vào bản kế hoạch này, các nhà thiết kế và các bộ phận liên quan sẽ biết cộng tác nhịp nhàng với nhau để đem đến bản thiết kế logo chất lượng cao, đúng thời hạn.
Bước #5: Thiết kế logo
Khi đã thu thập đủ thông tin, các yêu cầu định hướng sáng tạo, đặc trưng của lĩnh vực kinh doanh,…. đội ngũ thiết kế sẽ bắt tay vào làm việc. Các bản thiết kế logo có thể vẽ trên giấy hoặc trực tiếp trên máy.
Các nhà thiết kế sẽ phải chọn lọc từ hàng chục, hàng trăm ý tưởng để tìm ra một số mẫu ưng ý nhất. Càng nhiều ý tưởng được phác thảo trong quá trình thiết kế, nhà thiết kế càng nâng cao được chất lượng các bản demo sẽ gửi cho khách hàng, từ đó tăng khả năng chốt phương án khi trình bày các bản demo.
Thiết kế logo cho công ty dịch vụ y tế Thụy Dương An (by Sao Kim Branding)
Bước #6: Trình bày và nhận phản hồi
Mỗi một mẫu thiết kế logo là sự sáng tạo đáng ghi nhận của người thiết kế. Tuy nhiên, khách hàng doanh nghiệp cần được thuyết phục hoàn toàn về ý tưởng đó. Một bài thuyết trình phải chỉ ra được ý nghĩa logo, cảm hứng sáng tạo, quá trình hình thành ý tưởng…
Thêm nữa, để thuyết phục khách hàng về tính ứng dụng của logo, người thiết kế cần đưa logo lên các ấn phẩm, các biển bảng khác nhau. Khi đó, sự tin tưởng của khách hàng về phương án logo sẽ cao hơn rất nhiều.
Bước thiết kế và trình bày liên tục diễn ra để mẫu thiết kế logo cuối cùng được ưng ý nhất.
Bước #7: Lập cẩm nang thiết kế logo và đóng gói
Cuối cùng khi khách hàng đã đồng ý với phương án về logo, đội ngũ thiết kế cần thiết kế đóng gói sản phẩm và xây dựng một cuốn cẩm nang hướng dẫn sử dụng logo.
Cuốn cẩm nang này sẽ giúp doanh nghiệp biết cách sử dụng logo trong các hoạt động của mình mà vẫn đảm bảo sự đồng bộ, nhất quán. Cẩm nang logo có thể bao gồm: logo, ý nghĩa logo, tỷ lệ ô lưới, font chữ và typo, màu sắc thiết kế, logo ứng dụng trên các nền mầu, các trường hợp khuyến khích sử dụng và các trường hợp chống sử dụng, logo và tương quan với các logo khác.
Thiết kế logo cho công ty CP dược phẩm trung ương 3 (by Sao Kim Branding)
Tổng kết về bí quyết thiết kế logo ngành Y tế, Sức khỏe
Logo như một dấu mốc khởi đầu cho số phận của một doanh nghiệp. Không chỉ bao hàm sức mạnh cho thương hiệu, logo còn là sợi dây liên kết vững chắc giữa khách hàng và sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp có. Một logo thành công không phải là một logo nhà thiết kế thấy đẹp mà là một logo khiến khách hàng có thể nhận ra ngay thương hiệu cho dù đang ở đâu.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có cái nhìn tổng quát thông tin về thiết kế logo ngành y tế, sức khỏe. Dịch vụ thiết kế logo nhận diện thương hiệu của Sao Kim sẽ giúp doanh nghiệp sở hữu một logo khác biệt, đồng bộ và nhất quán với nhận diện thương hiệu, tối ưu tất cả các yêu cầu mà khách hàng đề ra.
Sao Kim biết cách để biến logo của doanh nghiệp trở thành một một mỏ neo trong tậm trí của các khách hàng doanh nghiệp đang hướng tới. Với 8000 khách hàng đã tin tưởng, Sao Kim tự tin cung cấp cho bạn dịch vụ THIẾT KẾ LOGO khiến bạn hài lòng 100%.
SAOKIM BRANDING – Branding Agency được nhiều khách hàng tin tưởng nhất
Tel: 0964.699.499
Website: www.saokim.com.vn
Email: info@saokim.com.vn
Facebook: Sao Kim Branding
Case study Behance: Sao Kim Branding
Follow các bài viết chất lượng của Sao Kim tại:
Blog Sao Kim, Cẩm Nang Sao Kim
#SaoKim #SaoKimBranding #ThietKeLogo #Logo