Văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng nhận diện thương hiệu chính mình trong tâm trí công chúng. Doanh nghiệp được đánh giá là giàu văn hóa hay nghèo văn hóa phụ thuộc một phần không hề nhỏ vào cách họ truyền đạt điều đó qua bộ nhận diện thương hiệu. Do đó, doanh nghiệp thông minh là doanh nghiệp biết cách sử dụng nhận diện thương hiệu để truyền thông cho văn hóa của mình.
Văn hóa doanh nghiệp
Mỗi một môi trường, tổ chức xã hội đều có một văn hóa riêng. Người ta lấy đó làm dấu hiệu nhận biết rõ nét giữa các nhóm này. Trong các doanh nghiệp, văn hóa xuất hiện và phát triển song song từ khi mới hình thành.
Mọi người thường hiểu lầm văn hóa doanh nghiệp đơn thuần là văn hóa giao tiếp, văn hóa kinh doanh, thậm chí đơn giản là phong cách lãnh đạo, tầm nhìn, khẩu hiệu người đứng đầu công ty. Không hẳn vậy, nó bao trùm tất cả những điều đó, và rộng hơn nhiều những điều đó.
Có hơn 300 định nghĩa khác nhau về văn hóa doanh nghiệp trên thế giới. “Văn hóa thể hiện tổng hợp các giá trị và cách hành xử phụ thuộc lẫn nhau phổ biến trong doanh nghiệp và có xu hướng tự lưu truyền, thường trong thời gian dài”. (Kotter, J.P. & Heskett, J.L.). Hay “Phẩm chất riêng biệt của tổ chức được nhận thức phân biệt nó với các tổ chức khác trong lĩnh vực”. (Gold, K.A.)
Dù có những cách diễn giải khác nhau, những định nghĩa này đều nhấn mạnh vào “giá trị”. Thế nên, có thể hiểu văn hóa doanh nghiệp là tổng thể các giá trị tinh thần, vật chất tồn tại cùng với doanh nghiệp ngay từ khi mới bắt đầu, chi phối mọi hoạt động của doanh nghiệp và đặc trưng cho doanh nghiệp, khác biệt hóa với đối thủ cạnh tranh.
Văn hóa doanh nghiệp là phần hồn của doanh nghiệp, là thứ xuất hiện ngay khi doanh nghiệp ra đời và là thứ cuối cùng còn sót lại khi doanh nghiệp tan vỡ. Sở hữu một văn hóa tốt, doanh nghiệp không còn gói trọn trong sản phẩm, dịch vụ của mình mà lớn mạnh theo giá trị vô hình cưa văn hóa thương hiệu.
Bộ nhận diện thương hiệu
Nhận diện thương hiệu giúp văn hóa doanh nghiệp nổi lên một cách ấn tượng. Để hiểu rõ về nhận diện thương hiệu là gì? Bạn có thể xem chi tiết tại đây.
Nhận diện thương hiệu thể hiện văn hóa doanh nghiệp qua những mặt vật chất như đồng phục, khẩu hiệu, nghi thức, quy định, nhạc phim công ty, tập san nội bộ, các hoạt động,… và tác động lên những mặt tinh thần như thái độ, phong cách, thói quen, nếp nghĩ của những con người trong tổ chức.
Vai trò của nhận diện thương hiệu với văn hóa doanh nghiệp
Do văn hóa là tổng hòa những giá trị vật chất, tinh thần nên bộ nhận diện thương hiệu sẽ kiến tạo văn hóa doanh nghiệp qua hai mặt
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp hữu hình
- Hình ảnh công ty chuyên nghiệp: Khách hàng không thể nhìn thấy toàn bộ công ty bạn gồm những gì. Họ chỉ nhìn vào cái dễ hình dung nhất đó là tên, logo và slogan. Văn hóa công ty bắt nguồn và được định hình từ những thứ đó.
- Hình ảnh nhân viên chuyên nghiệp: Văn hóa được tạo nên bởi con người. Văn hóa doanh nghiệp không nằm ngoài quy luật đó, được tạo nên từ nhân viên công ty. Cộng đồng sẽ đánh giá văn hóa của một công ty là giàu hay nghèo phụ thuộc vào họ. Hình ảnh đại diện văn hóa doanh nghiệp của họ bao gồm đồng phục, thẻ nhân viên, danh thiếp…
- Hoạt động chuyên nghiệp: Văn hóa doanh nghiệp vận động, phát triển như thế nào cũng gần giống nhự hệ thống hoạt động nội bộ, ngoại giao của công ty. Những công cụ truyền đạt văn hóa đó bao gồm danh thiếp, thư từ, bảng quảng cáo…
- Không gian làm việc chuyên nghiệp: Tiếp xúc với một văn hóa là bước vào không gian văn hóa đó. Không gian làm việc được thiết kế chuyên nghiệp với tên công ty, logo và khẩu hiệu…
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp vô hình
- Truyền đạt tầm nhìn, sứ mệnh: Tầm nhìn, sứ mệnh thể hiện qua slogan, tư tưởng, tinh thần của công ty, người lãnh đạo. Đó là sợi dây liên kết những cá nhân biệt lập thành một công đồng phục vụ chung một văn hóa. Nó cho công ty bạn một ý nghĩa sâu xa hơn và dễ thuyết phục hơn. Steve Job không nói Apple chỉ có mỗi sản xuất điện thoai, ông muốn truyền đạt nhiều hơn thế khi thuyết phục John Sculley: “Anh muốn cả đời bán nước ngọt hay muốn có cơ hội để thay đổi cả thế giới”. “Think different” hơn hẳn cái ý nghĩa về một công ty sản xuất điện thoại thông thường.
- Sự gắn bó, nhiệt huyết công ty: Truyền đạt được một tầm nhìn, sứ mệnh rõ ràng, đầy cảm xúc, tạo hình ảnh làm việc chuyên nghiệp trong mắt nhân viên, không có lý do gì họ không yêu công ty hết mình, và sống chết vì nó. Nó càng làm văn hóa doanh nghiệp quy nhất, sâu đậm hơn.
- Tạo dựng một văn hóa cao cấp trong tâm trí khách hàng: Những gì văn hóa thể hiện ở trên không chỉ có người bên trong công ty tự hào về nhau mà còn cho khách hàng tự hào về những gì họ có. Họ không chỉ sở hữu sản phẩm, dịch vụ mà họ còn được trải nghiệm văn hóa đẹp và giàu.
Văn hóa doanh nghiệp là tinh thần, linh hồn cốt lõi của thương hiệu, của công ty. Nó không thể xây dựng được ngay trong một hay hai ngày mà là cả quá trình dài phân tích, lập kế hoạch và thực hiện. Thực hiện ngày từ những ngày đầu khi xây dựng từng bộ nhận diện thương hiệu.
Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu đòi hỏi chuyên môn cao, tầm nhìn chiến lược, một bước đi sai có thể hỏng cả bàn cờ. Đáp ứng những đòi hỏi đó, Sao Kim cung cấp cho bạn dịch vụ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp, tư vấn chuyên sâu về xây dựng thương hiệu, bạn sẽ có một văn hóa doanh nghiệp mạnh trong tương lai.
Nguồn: Sao Kim branding
Chuyên gia số 1 về Thương hiệu
Xem thêm những bài viết khác: