1. Trong suốt như thủy tinh (Glassine)
Khá nhiều nhà thiết kế đã phát hiện được khả năng tuyệt vời của các công cụ photoshop. Chúng có thể tạo ra những hình khối trong suốt như thủy tinh. Giống như logo của hãng UPS vừa được thay đổi gần đây, nhiều nhãn hiệu đã được đặt vào những khối tinh thể pha lê. Và cũng như logo của UPS, nhiều nhãn hiệu tương tự được làm mới từ chính những thiết kế cũ, bằng việc thêm vào những điểm sáng với ý muốn mang lại một sức sống mới.
Logo của hãng UPS. |
Những thiết kế kiểu này đã tạo nên sự nổi bật bằng cách tạo ra một chút lấp lánh và ánh sáng, mang lại sức hấp dẫn thẩm mỹ của những logo hình khiên. Sự ra đời xu hướng này có lẽ bởi vì nhiều nhà thiết kế đã nhận ra rằng trong một môi trường màu RGB, nơi mà quá nhiều mẫu logo đua chen, nghệ thuật phẳng đã không còn phù hợp.
1. Công ty thiết kế: Goldfinger C.S. Hothouse Inc / Khách hàng: Nike 2. Công ty thiết kế: Duffy & Partners / Khách hàng: IC Corporation 3. Công ty thiết kế: Landor and Assosiates / Khách hàng: John Deere 4. Công ty thiết kế: Futurebrand / Khách hàng: Cricket Australia |
2. Bong bóng (Bubbles)
Đây là xu hướng mới của năm nay. Bong bóng vốn không thường được sử dụng trong các mẫu thiết kế logo liên quan đến nước và chất lỏng giờ đây lại là một cách thức mới mẻ để miêu tả nước và chuyển động. Đây là sự phát triển tự nhiên xu hướng các giọt màu (Droplets) của năm 2003 với việc mô tả các vòng tròn chuyển động lan xa trên bề mặt nước. Các bong bóng cũng được sử dụng để gợi cảm nhận về sự sạch sẽ và tươi mới. Khác với những logo truyền thống thường bó hẹp trong một bố cục chặt chẽ hình vuông hay hình tròn, những logo dạng bong bóng có kết cấu đa dạng hơn và khả năng kết hợp tốt hơn với các điều kiện hoàn cảnh khác nhau.
2. Công ty thiết kế: Karacters Design Group / Khách hàng: Clearly Canadian Beverage 3. Công ty thiết kế: Dotzero Design / Khách hàng: Dot Soda 4. Công ty thiết kế: What? Design / Khách hàng: Clinigen, Inc. |
3. Hộp văn bản (Dialogue Boxes)
Các hộp văn bản này có phần khá lạ mắt khi là một logo. Đôi khi chúng không mang văn bản mà lại trống rỗng. Cũng như logo dạng bong bóng, đây là xu hướng thiết kế mới của năm 2004. Những hình trang trí này gợi cảm nhận về thông tin và sự chuyển động của ý nghĩ. Trong khoảng 5 năm trước đây, khi muốn biểu đạt một logo liên quan đến thông tin, các nhà thiết kế thường sử dụng các hình vòng cung nối các điểm A và B. Ngày nay, xu hướng đó đã phần nào trở nên nhàm chán và hộp văn bản trở thành một hình thức mới mẻ để diễn tả sự truyền đạt thông tin.
1. Công ty thiết kế: Segura Inc. / Khách hàng: Tiaxa 2. Công ty thiết kế: Redinwtden / Khách hàng: Scribble Toy Design 3. Công ty thiết kế: Howalt Design Studio, Inc. / Khách hàng: Nextel Communications/Martin Williams 4. Công ty thiết kế: Dotzero Design / Khách hàng: Hand Talk |
4. Sự thay thế (Substitutions)
Có khá nhiều logo được tạo bởi các chữ cái. Nếu thay thế một chữ cái bằng một vài dạng trang trí khác như một chữ số hoặc một hình vẽ sẽ tạo nên một phong cách thiết kế logo thực sự mới mẻ.
Điều nguy hiểm là việc thay thế này đôi lúc tạo ra sự hiểu lầm không đáng có trong trường hợp tên của công ty có nội dung khó hiểu. Thay vì mang đến cho người xem một cảm nhận rõ ràng, những logo như vậy có thể mang lại một cảm giác mơ hồ về sự không thích hợp.
1. Công ty thiết kế: Great Scott Design / Khách hàng: 5 Sisters 2. Công ty thiết kế: The Atmosfear / Khách hàng: Write On Inc. 3. Công ty thiết kế: Kern Design Group / Khách hàng: Riverstone Design Studio 4. Công ty thiết kế: Glenn Sakamoto Design / Khách hàng: Saybrook Capital |
5. Thanh chữ cái (Letter bars)
Đây là sự kết hợp giữa chữ in và các giải pháp hình ảnh thị giác. Sự truyền cảm của những thiết kế này được tạo nên bởi những đường sọc hoặc ô vuông nhiều màu làm nền phía sau cho các chữ cái như những hoa văn trên quần áo. Điều thú vị nhất là những logo dạng này mà LogoLounge.com đã sưu tầm được trong năm vừa qua đều là các thiết kế đầy màu sắc. Câu châm ngôn “Gây ấn tượng chỉ với đen và trắng” dường như không dành cho xu hướng thiết kế này.
1. Công ty thiết kế: Dotzero Design / Khách hàng: Audia 2. Công ty thiết kế: Newbomb Design / Khách hàng: Park City Diner 3. Công ty thiết kế: The Mixx / Khách hàng: Vertical Group 4. Công ty thiết kế: Brian Blankenship / Khách hàng: Java Lounge |
6. Gợi mà không tả (Implied)
Một mẫu thiết kế có thể không tả thực mà chỉ gợi cho người xem một cảm nhận nào đó. Điều này không có gì là mới mẻ và là một nguyên tắc có thể tồn tại vĩnh viễn. Đó là thứ nghệ thuật không tả mà gợi. Và sẽ thật thú vị biết bao khi biết rằng khách hàng của chúng ta là những người sành sỏi về cảm thụ nghệ thuật và có khả năng thưởng thức những mẫu thiết kế đầy ẩn dụ và hàm súc. Những thiết kế dạng này luôn có khả năng tạo ra một phản ứng nào đó từ người thưởng thức. Dẫu cho đó không phải là một phản ứng tích cực thì nó vẫn tạo nên sự ghi nhớ. Và với một logo thì ghi nhớ chính là thành công ngay cả khi người xem hiểu không thật rõ ràng.
1. Công ty thiết kế: Judson Design Associates / Khách hàng: The Warwick Hotel 2. Công ty thiết kế: Gardner Design / Khách hàng: Kroger Convenience Stores 3. Công ty thiết kế: McAndrew Kaps / Khách hàng: NCAA |
7. Hình vẽ người (Universal People)
Những logo kiểu này đang xuất hiện ngày một nhiều. Trước đây chúng thường chỉ xuất hiện trong các biển hiệu phòng vệ sinh hay biển cảnh báo lũ trẻ không được chạy ngang đường. Ngày nay chúng mang nhiều ý nghĩa hơn. Tưởng chừng như đó là những biểu tượng vô nghĩa, xuất hiện khắp mọi nơi và có phần thô thiển nhưng lại được giới trẻ đặc biệt ưa thích. Những thiết kế này đôi khi còn là cách mà giới trẻ thể hiện một chút nổi loạn của chúng.
1. Công ty thiết kế: Rick Johnson & Co. / Khách hàng: New Mexico Traffic Safety Bureau 2. Công ty thiết kế: TD@ / Khách hàng: EMYCO 3. Công ty thiết kế: Gardner Design / Khách hàng: The Standard 4. Công ty thiết kế: Tharp Did It / Khách hàng: TDCTJHTVIPC.org |
8. Vẽ bằng tay (Handmade)
Đây dường như là một xu hướng để đối chọi với việc vẽ bằng máy tính. Những thiết kế này thường không sử dụng các đường thẳng và không coi trọng bố cục đối xứng. Khi sử dụng những logo kiểu này, các công ty muốn gửi gắm tới khách hàng ý nghĩ về việc họ luôn được chăm sóc bởi bàn tay con người.
1. Công ty thiết kế: Hand Made Group / Khách hàng: Podere Belvedere 2. Công ty thiết kế: Duffy & Partners / Khách hàng: Smartwool Socks 3. Công ty thiết kế: Duffy & Partners / Khách hàng: Free Arts Minnesota 4. Công ty thiết kế: Kfdunn / Khách hàng: Moro Restaurant |
9. Hình tượng cánh tay (Arm Sight)
Hình tượng chủ đạo của những mẫu thiết kế này là hình ảnh một con người đang giang rộng cánh tay. Đó cũng là cách mà các công ty muốn nhắn nhủ tới khách hàng thông điệp về sự quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ và bao bọc. Những mẫu thiết kế này mang các phong cách thể hiện khác nhau nhưng về bản chất đều sử dụng cùng một hình tượng chủ đạo và khá nổi bật khi quảng cáo.
1. Công ty thiết kế: felixsockwell.com / Khách hàng: None 2. Công ty thiết kế: Fernandez Design / Khách hàng: Varsity Television 3. Công ty thiết kế: Mike Quan/Designation / Khách hàng: Fidelis Care |
10. Nhân bản (Human Nature)
Đây là một nhánh phát triển của xu hướng xanh (Green) của năm 2003. Xu hướng này thường được các tập đoàn lớn lựa chọn nhằm thể hiện sự quan tâm đến con người và môi trường. Hình tượng chủ đạo chính là động vật và các hình ảnh của tự nhiên được nhân cách hóa hoặc gắn kết với con người. Những bàn tay hóa thành cây cối, chim chóc (đặc biệt là chim bồ câu) hóa thành con người. Đó là sự phản chiếu mới mẻ và thú vị của tự nhiên và cũng là sự mềm hóa yếu tố con người.
1. Công ty thiết kế: Bradford Lawton Design Group / Khách hàng: New Heights Methodist Church 2. Công ty thiết kế: Greteman Group / Khách hàng: Celestial Massage 3. Công ty thiết kế: Capsule / Khách hàng: Goodnight Moon 4. Công ty thiết kế: Dotzero Design / Khách hàng: Human Rights |
11. Những vòng xoáy tròn (Cave Rings)
Đây là sự mở rộng của xu hướng những vòng xoắn tự nhiên (Natural Spirals) của năm trước, dù rằng logo của Hãng Lucent Technologies đã xuất hiện được vài năm. Những thiết kế này diễn tả một sự lộn xộn được kiểm soát bởi trách nhiệm của tự nhiên hay thậm chí là của những quá trình không thể dự đoán. Những thiết kế này thực sự ấn tượng song nếu bắt chước một cách máy móc thì sẽ chỉ có được những bản sao nhàm chán bởi vòng tròn vẫn chỉ là vòng tròn, vậy thôi.
1. Công ty thiết kế: Futurebrand / Khách hàng: Park Hyatt 2. Công ty thiết kế: Spin Design / Khách hàng: Financial Consulting & Solutions 3. Công ty thiết kế: Landor and Associates / Khách hàng: Lucent Technologies 4. Công ty thiết kế: Richards Brock Miller Mitchell & Associates / Khách hàng: Dallas Museum of Nature and Science |
12. Mạng phân tử (Particle Fields)
Có khá nhiều logo được tạo nên bởi một mạng lưới các chấm hoặc hạt nhỏ. Nhờ máy tính, người ta có thể dễ dàng tạo ra hiệu ứng này để mang lại diện mạo mới cho các bố cục vuông tròn phổ biến trước đây. Thêm vào đó, cách xử lý này cũng tạo ra hiệu ứng 3 chiều cho các hình khối.
Những logo dạng này thường diễn tả khả năng hội tụ sức mạnh. Khi những phân tử nhỏ được sắp đặt một cách khéo léo cũng tạo thành những dòng chảy làm biểu tượng cho sự chuyển động.
1. Công ty thiết kế: CDI Studios / Khách hàng: Connection Power 2. Công ty thiết kế: Landor and Associates / Khách hàng: Visteon 3. Công ty thiết kế: Methodologie / Khách hàng: Glides International 4. Công ty thiết kế: Landor and Associates / Khách hàng: Fortis |
13. Hiệu ứng lăng kính – các lăng trụ nhiều màu (Prism)
Đây là sự biến đổi của xu hướng đổi màu trong suốt (Transparecy) của năm 2003 với đại diện tiêu biểu là logo hình con bướm của hãng MSN. Cảm nhận mà các lăng trụ nhiều màu mang lại đó là con người có thể cảm thấy tự do hơn, đầy đủ hơn những gì mà họ nhìn thấy. Xu hướng này là một giải pháp hình học đã tận dụng được ưu thế của kỹ thuật in màu. Những mẫu thiết kế này thường sử dụng những đường thẳng rõ nét và bảng màu của chúng thì chói sáng và đầy màu sắc, vượt xa những bảng màu nhàm chán mà chúng ta đã sử dụng một cách quá quen thuộc trong thế kỷ XX.
1. Công ty thiết kế: gardner design / Khách hàng: Vizworx Photolab 2. Công ty thiết kế: Landor and Associates / Khách hàng: Bank Danamon 3. Công ty thiết kế: Landor and Associates / Khách hàng: Paxonix 4. Công ty thiết kế: Segura Inc. / Khách hàng: XXX Snowboards |
14. Phương pháp in khắc (Mezzotint)
Đây là một kỹ thuật được tạo bởi máy tính, song đó là sự mô tả phương pháp in khắc thủ công trước đây. Phương pháp này mang lại sự tinh tế tuyệt vời cho các hình ảnh và tạo cho chúng những đường nét khỏe khoắn.
1. Công ty thiết kế: Richards Brock Miller & Associates / Khách hàng: Blue Rino Studio 2. Công ty thiết kế: Dotzreo Design / Khách hàng: The Neighborhood Daycare 3. Công ty thiết kế: Judson Design Associates / Khách hàng: Harris County Water District 4. Công ty thiết kế: Jon Flaming Design: Objex, Inc. |
15. Thần thoại hoang đường (Mythic)
Xu hướng này khá gần gũi với xu hướng sử dụng hình ảnh động vật (Animorphic) khi thiết kế logo của năm 2003. Các nhà thiết kế lắng nghe truyền thuyết, các câu chuyện thần thoại và thấm đẫm chúng trong các nhãn hiệu, đặc biệt là nhãn hiệu của các công ty mới thành lập có lịch sử phát triển ngắn ngủi. Những logo dạng này đôi khi lại là một bằng chứng chắc chắn, như khẳng định một danh tiếng lâu năm của doanh nghiệp.
1. Công ty thiết kế: thomasvasquez.com / Khách hàng: The National Network 2. Công ty thiết kế: thomasvasquez.com / Khách hàng: Starwood Hotel Group 3. Công ty thiết kế: VMA / Khách hàng: Char-Broil |
Theo VNExpress
Nguồn: LogoArt.vn – Chuyên gia thiết kế logo
Nguồn tham khảo: Sao Kim Branding
Chuyên gia số 1 về thiết kế thương hiệu
Xem thêm những bài viết khác
- Thiết kế logo: mẹo và những sai lầm cần tránh
- 19 dấu mốc lịch sử không thể quên của ngành thương hiệu