Trước khi đưa vào triển khai hệ thống nhận diện thương hiệu, chúng ta thường đánh giá hiệu quả thông qua các yếu tố cảm xúc như màu sắc, tỷ lệ, kiểu dáng mà bỏ qua một yếu tố rất quan trọng là các điểm tiếp xúc thương hiệu (brand touchpoints)- nơi thương hiệu tiếp xúc hay tương tác với khách hàng.
Một chuỗi brand touchpoints được xây dựng hệ thống sẽ giúp bạn tạo ra những trải nghiệm thương hiệu xuyên xuốt và nhiều cảm xúc cho khách hàng. Hãy cũng Sao Kim tìm hiểu 5 điểm tiếp xúc thương hiệu doanh nghiệp nên đầu tư qua bài viết dưới đây.
1. Thiết kế cửa hàng
Ở giai đoạn trước khi mua hàng, những điểm chạm đầu tiên mà khách hàng tiếp xúc đóng vai trò quan trọng giúp gây dựng ấn tượng về thương hiệu. Thiết kế cửa hàng là một trong những điểm chạm như vậy. Thử hỏi khách hàng có quan tâm mua sản phẩm, tiếp xúc với người bán hàng, đọc email marketing của bộ phận chăm sóc khách hàng… hay không- khi ngay từ lúc bước chân vào cửa hàng, những điểm tiếp xúc thương hiệu từ logo, tên công ty, màu sắc, sắp xếp sản phẩm… của bạn đã không đủ hấp dẫn?
Thông thường, các chuyên gia tư vấn thương hiệu như tại Sao Kim trước khi đi vào thiết kế cửa hàng sẽ tìm hiểu về lĩnh vực hoạt động của công ty, những nét khác biệt của sản phẩm… để xây dựng nên hệ thống cửa hàng thu hút, phù hợp với tính cách thương hiệu của bạn.
2. Các chương trình quảng cáo
Một điểm chạm nhận diện thương hiệu đóng vai trò quan trọng không kém ở giai đoạn trước khi quyết định mua hàng chính là các chương trình quảng cáo. Từ tờ rơi, phiếu ưu đãi mua sắm, standee về chương trình khuyến mãi, các TVC sinh động hay những tấm pano, billboard nổi bật… tất cả tạo ra những ấn tượng liên tục giúp ghi nhớ trong tâm trí khách hàng về sản phẩm của bạn, chương trình quảng cáo bạn đang thực hiện hay rộng hơn là câu chuyện về doanh nghiệp của bạn.
3. Giai đoạn mua hàng
Bao bì sản phẩm
Ở giai đoạn mua hàng, sẽ là vô cùng thiếu sót nếu không đề cập đến vai trò của bao bì sản phẩm như một điểm tiếp xúc thương hiệu trực tiếp và mạnh mẽ nhất của doanh nghiệp đến với khách hàng. Trong một hội chợ triển lãm, giám đốc một thương hiệu nông sản Việt từng lắc đầu ngao ngán khi khách hàng “ngó lơ” sản phẩm của công ty do thiết kế bao bì không hấp dẫn. “Bao bì kém bắt mắt đã làm giảm lợi thế cạnh tranh của chúng tôi rất nhiều, dù sản phẩm được đánh giá có chất lượng tốt”, bà thừa nhận. Và ngược lại, những sản phẩm có bao bì đẹp, tạo cảm xúc cho khách hàng khi trải nghiệm chắc chắn sẽ khiến khách hàng ấn tượng hơn, đi đến muốn “tiếp xúc” với sản phẩm nhiều hơn, thậm chí giới thiệu tới những khách hàng tiềm năng khác.
Tham khảo: Cẩm nang thiết kế bao bì sản phẩm chuyên nghiệp cho mọi doanh nghiệp
Người bán hàng
Doanh nghiệp bạn đã có một thiết kế cửa hàng đẹp, các chương trình quảng cáo hấp dẫn, sản phẩm với bao bì bắt mắt, nhưng tất cả hoàn toàn có thể bị ảnh hưởng nếu tại điểm tiếp xúc thương hiệu là người bán hàng tạo ra một ấn tượng tiêu cực. Từ lâu, người ta đã nhận ra tầm quan trọng của vị trí nhân viên bán hàng- người đại diện thương hiệu cho công ty, cho sản phẩm chứ không đơn thuần là một cá nhân độc lập.
Một nhân viên bán hàng thân thiện trong bộ đồng phục của công ty, sẵn lòng lắng nghe nhu cầu và tư vấn kỹ lưỡng cho khách hàng tại điểm bán sẽ giúp đem lại sự tin tưởng, yêu mến cho khách hàng và hoàn toàn khiến họ đi đến quyết định mua hàng một cách dễ dàng hơn.
4. Giai đoạn sau mua hàng
Dịch vụ khách hàng
Đã từ lâu, quy trình bán hàng không còn dừng lại ở việc mua đứt, bán đoạn sản phẩm/ dịch vụ cho khách hàng mà đó là một chu trình gần như bất tận để duy trì niềm tin và tình yêu của khách hàng với nhận diện thương hiệu. Một hệ thống dịch vụ khách hàng được xây dựng thân thiện, dễ tiếp cận, giải quyết hiệu quả những vấn đề của khách hàng sẽ tạo nên những hiệu quả đáng kể và xứng đáng là một điểm tiếp xúc quan trọng doanh nghiệp nên đầu tư thay vì chỉ tập trung phát triển các điểm tiếp xúc ở giai đoạn trước khi mua và trong khi mua hàng như trước đây.
5. Các kênh nhận diện thương hiệu khác
Thực tế, các điểm tiếp xúc thương hiệu là một hệ thống kết nối sâu sắc và hỗ trợ lẫn nhau nhằm tạo ra một chu kỳ trải nghiệm thương hiệu hoàn hảo cho khách hàng. Bên cạnh thiết kế cửa hàng, chương trình quảng cáo, người bán hàng, bao bì sản phẩm…, bạn có thể lựa chọn đầu tư thêm vào các điểm tiếp xúc thương hiệu khác như: website, sự kiện, hội chợ thương mại, phiếu khảo sát, thư định kỳ, các chương trình khách hàng thân thiết… dựa trên điều kiện và nhu cầu của chính doanh nghiệp mình.
Tuy nhiên, dù là điểm tiếp xúc nào, nên nhớ tập trung vào những điểm tiếp xúc thương hiệu giá trị nhất. Bạn có thể thực hiện việc này bằng cách nghiên cứu và theo dõi hoạt động bán hàng, tham khảo ý kiến những khách hàng xem họ muốn được tương tác ra sao để đi đến lựa chọn đầu tư vào danh mục các điểm chạm thương hiệu mang lại hiệu quả cao nhất.
Tham khảo: 7 ý tưởng độc đáo để xây dựng nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp
6. Lời kết
Điểm tiếp xúc thương hiệu đang dần trở thành yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới quyết định của người tiêu dùng, hi vọng bài viết của Sao Kim có thể gợi mở cảm hứng giúp các doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn tới việc đầu tư vào các điểm tiếp xúc thương hiệu nhằm gia tăng sức cạnh tranh của mình trên thương trường. Nếu bạn có thêm thắc mắc cần được tư vấn, đừng chần chừ hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0964 699 499 hoặc contact@www.saokim.com.vn để được hỗ trợ tốt nhất.
Nguồn: Sao Kim Branding
Chuyên gia số 1 về Thiết kế thương hiệu của Việt Nam
Xem thêm những bài viết khác: