Bạn vẫn thường chứng kiến sự thay đổi trong nhận diện thương hiệu của các thương hiệu lớn như Google, Apple, Audi hay Pepsi… ngay cả khi họ đang phát triển mạnh mẽ. Đó chính hoạt động tái thiết kế thương hiệu.
Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng hiểu rõ khái niệm này và ý thức được tầm quan trọng của nó. Bài viết dưới đây Sao Kim sẽ giúp bạn nắm được tái thiết kế thương hiệu là gì và một số vấn đề liên quan.
1. Khái niệm tái thiết kế thương hiệu
Tái thiết kế thương hiệu có thể được hiểu là thiết kế lại thương hiệu. Khái niệm này nói về hoạt động không chỉ của các designer mà còn của cả những nhà lãnh đạo doanh nghiệp, quản trị thương hiệu và hoạch định chiến lược.
Mỗi thương hiệu đều sở hữu một hệ thống nhận diện thương hiệu độc quyền, riêng biệt. Chúng bắt nguồn từ giá trị cốt lõi, tầm nhìn, sứ mệnh và định vị thương hiệu, thể hiện cá tính đặc thù của thương hiệu.
Đây là những dấu hiệu nhận biết có khả năng tác động tới nhận thức và cảm xúc của khách hàng.
Trong hàng ngàn thương hiệu xuất hiện trên thị trường, chính những dấu hiệu này với màu sắc đặc trưng, biểu tượng đặc trưng, font chữ đặc trưng… là “manh mối” để khách hàng nhận ra, ghi nhớ và cảm nhận bạn, thậm chí trở thành khách hàng trung thành nếu chúng hỗ trợ tuyệt vời cho những giá trị mà bạn mang lại.
Hệ thống nhận diện này được quy chuẩn và sử dụng một cách nhất quán, xuyên suốt, bắt đầu từ khi thương hiệu ra mắt công chúng.
Tuy nhiên, tới một thời điểm nhất định và vì những lý do nhất định, việc thay đổi, điều chỉnh hay cải tiến hệ thống đó là cần thiết để mang lại những lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và thương hiệu. Đó chính là khi doanh nghiệp đã tái thiết kế thương hiệu.
2. Tại sao doanh nghiệp nên tái thiết kế thương hiệu?
Để giải thích cho lý do doanh nghiệp nên tái thiết kế thương hiệu, có thể xét vai trò của việc làm này trên 2 khía cạnh:
Xét trên khía cạnh thẩm mỹ, tái thiết kế thương hiệu giúp mang lại hình ảnh nhận diện đơn giản, gọn gàng, thân thiện hơn so với nhận diện cũ và quan trọng là thể hiện sự hiện đại, chuyên nghiệp hơn nhằm thích ứng với sự phát triển của doanh nghiệp hiện tại.
Tuy nhiên, việc tái thiết kế thương hiệu vẫn phải đảm bảo các giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp đề ra khi thương hiệu ra đời.
Bạn có thể nhìn vào trường hợp của Starbucks để thấy cách họ cải tiến logo cũ từ năm 1971 với nhiều chi tiết rườm rà trở nên đơn giản và đẹp mắt hơn ở thời điểm hiện tại.
Xét trên khía cạnh xây dựng thương hiệu, tái thiết kế thương hiệu là dấu hiệu để thị trường nhận thấy động thái của bạn trong việc thay đổi chiến lược, mở rộng quy mô hay thay đổi trong kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm – dịch vụ…
Hành động này tạo ra tín hiệu về định hướng mà doanh nghiệp đang theo đuổi, mang lại cái nhìn tốt hơn về thương hiệu và thu hút khách hàng đến gần hơn. Công chúng cảm nhận được sự đổi mới, sự tôn trọng mà thương hiệu dành cho họ và sẽ lựa chọn bạn.
Hơn nữa, tái thiết kế thương hiệu cũng là cách để doanh nghiệp sửa chữa các sai sót trong nhận thức đã từng hạn chế sự phát triển hay ngăn cách thương hiệu đến với khách hàng mong muốn, đồng thời củng cố và nhấn mạnh về giá trị cốt lõi và những giá trị mà mình sẽ mang tới cho khách hàng.
Điều này khiến hình ảnh thương hiệu trở nên rõ nét và nổi bật hơn trong mắt công chúng, đặc biệt quan trọng khi sự cạnh tranh giữa các thương hiệu trên thị trường ngày càng khốc liệt.
> Tham khảo thêm: 6 Thời điểm thích hợp để doanh nghiệp tái thiết kế thương hiệu
3. Tái thiết kế thương hiệu bằng cách nào?
Tái thiết kế thương hiệu được thực hiện trên hệ thống nhận diện thương hiệu, bao gồm các ứng dụng cốt lõi như logo, slogan, các ứng dụng văn phòng, ấn phẩm truyền thông, bộ nhận diện tại điểm bán…
Việc thay đổi hệ thống này có thể được triển khai từ logo cho tới các ứng dụng khác để đảm bảo sự nhất quán trong thiết kế, ý tưởng và giữ vững giá trị cốt lõi của thương hiệu.
Bạn có thể thay đổi biểu tượng trong logo, thêm biểu tượng vào logo, lược bỏ biểu tượng khỏi logo, thay đổi font chữ, lược bỏ chữ khỏi logo, thay đổi kết cấu thiết kế, thay đổi màu sắc hoặc giảm lược hình khối…
Tiêu chí thiết thực, hiện đại, gần gũi cũng nên được đặt lên hàng đầu khi bạn tái thiết kế thương hiệu. Quan trọng hơn, tái thiết kế thương hiệu nên là việc doanh nghiệp làm khi nhận thức được sự cần thiết và vai trò thực sự của chúng thay vì tiến hành chỉ vì những đối thủ khác cũng làm.
Tổng kết
Việc xây dựng thương hiệu với một hệ thống nhận diện thương hiệu nhất quán rất quan trọng bởi chúng là những dấu hiệu trực tiếp đi vào tiềm thức của khách hàng.
Vì vậy, xác định đúng hướng ngay từ đầu hay chấp nhận tái thiết kế thương hiệu khi cần thiết cũng cần được cân nhắc kỹ lưỡng để mang lại hiệu quả cao.
Với tư cách chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế thương hiệu, Sao Kim muốn dành lời khuyên sáng suốt tới bạn trong việc quyết định và lựa chọn những nhà thiết kế uy tín, chất lượng để đạt được thành công ngay từ bước khởi đầu. Liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline 0964.699.499 hoặc contact@saokim.com.vn để biến mong muốn đó trở thành hiện thực.
Xem thêm những bài viết khác:
- Rebranding là gì? Quy trình rebranding hiệu quả
- 7 Cách thiết kế logo độc đáo