Marketing 4P (hay Marketing Mix) là một công cụ hiệu nghiệm của các marketer trong các chiến lược Marketing. 4P được biết đến là 4 yếu tố tác động mạnh kết quả của hoạt động Marketing gồm Product, Price, Place và Promotion. Làm thế nào để áp dụng mô hình kỳ diệu này vào xây dựng thương hiệu? Hãy cùng Sao Kim khám phá điều đó nhé.
1. Product – Sản phẩm
Theo quan niệm truyền thống, một sản phẩm tốt, đáp ứng nhu cầu của khách hàng sẽ tồn tại và tạo nên thương hiệu của chính nó. Nhưng trong thị trường cạnh tranh hiện nay, suy nghĩ đó trở nên viển vông và thiếu thực tiễn. Vì thị trường có hàng ngàn sản phẩm, thành phần giống hệt nhau, điều gì sẽ cho bạn cơ hội đến tay khách hàng để chứng minh sản phẩm của bạn là tốt. Hơn nữa, có gì chắc chắn khách hàng sẽ trở lại với bạn lần tiếp theo.
Chữ P đầu tiên – Product – Sản phẩm cho bạn giải pháp cho khó khăn này. Sản phẩm ở đây không chỉ là giá trị hữu hình khách hàng thấy rõ qua việc giải quyết nhu cầu của họ mà còn là giá trị vô hình họ nhận được qua suy nghĩ, cảm xúc, thái độ tự hào khi sử dụng sản phẩm.
Trong khi giá trị hữu hình như nhau ở mọi sản phẩm của mọi doanh nghiệp, vậy làm thế nào để bạn thực sự nổi bật trong đám đối thủ? Xây dựng ngay lớp giá trị vô hình trên sản phẩm bằng cách phủ lên đó một lớp thương hiệu cao quý.
Làm như thế nào? Có rất nhiều cách nhưng cách đơn giản nhất đó là thiết kế bao bì:
– Thể hiện được tên thương hiệu, logo rõ ràng, nhất quán trên sản phẩm.
– Tạo cảm xúc tích cực, khó quên cho khách hàng khi tiếp xúc với sản phẩm.
– Sáng tạo, bắt mắt và đặc biệt khác biệt với đối thủ cạnh tranh
Thiết kế nhận diện thương hiệu đậm nét cá tính riêng trên sản phẩm là dấu hiệu đầu tiên của một thương hiệu thành công. Tiêu biểu như thương hiệu bánh Kinh Đô của Việt Nam ngoài chất lượng bánh tuyệt hảo, người dùng còn được cảm giác cao quý khi sử dụng dòng bánh này.
2. Price Giá
Chiến lược giá trong Marketing Mix thường được sử dụng trong các hoạt động marketing nhằm tăng doanh số hay “hớt váng sữa”(thu tối đa lợi nhuận).
Nhưng trong xây dựng thương hiệu, chiến lược giá được áp dụng để định vị thương hiệu. Giá sản phẩm thường được xác định theo 3 cách là theo chi phí sản phẩm, theo đối thủ và theo cảm nhận khách hàng. Ở đây ta chỉ xét đến giá theo cảm nhận của khách hàng, đó là yếu tố làm nên giá trị khổng lồ của thương hiệu.
Theo thống kê của trang Techwalls, lợi nhuận thu được từ Iphone 6S Plus 64Gb là 70,2 %. Ở giai đoạn khi tung ra những chiếc Iphone 6s plus đầu tiên, khách hàng đã sẵn sàng chi ra 70% chi phí mua chỉ để mua thương hiệu của Apple mà không bao giờ phàn nàn. Xin nhấn mạnh chỉ có 30% để trả cho một chiếc điện thoại thực sự. Đó là chiến lược giá của Iphone khiến thương hiệu này luôn đắt đỏ.
Có lẽ nổi tiếng nhất trong chiến lược giá nhằm xây dựng thương hiệu là Louis Vuition – Không có khái niệm giảm giá dù Gucci hay Dior có hạ giá vào những dịp lễ. Sự độc tôn về sản phẩm và giá giúp cho thương hiệu thời trang này luôn trên top của thế giới.
Khi sử dụng chiến lược giá để định vị thương hiệu, bạn cần xác định rõ:
– Bạn là ai
– Khách hàng mục tiêu là ai
– Nhu cầu của thị trường
– Chiến lược giá của đối thủ
Chiến lược giá có thể là con dao hai lưỡi. Nếu bạn chọn đúng, thương hiệu của bạn sẽ rất mạnh trên thị trường vì bạn nằm ngoài cuộc chiến giá. Nhưng nếu bạn chọn sai, đặt giá quá cao so với thị trường hoặc định giá quá thấp, thương hiệu của bạn sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều và không thể phát triển.
3. Place Kênh quảng bá thương hiệu
Place ở đây được hiểu là kênh phân phối thương hiệu hay nói cách khác là kênh quảng bá thương hiệu. Quá trình này được hiểu là tìm cách tiếp cận đến khách hàng mục tiêu đúng nơi, đúng chỗ và đúng thời điểm nhằm đạt được mục tiêu tăng sự nhận biết tối đa của thương hiệu với khách hàng.
Mỗi thương hiệu cần chọn một kênh phân phối riêng nhằm phù hợp với hành vi, cách tiếp cận thông tin của khách hàng. Ví dụ khách hàng là người già thì kênh phân phối cần truyền thống như TV hay báo đài nhưng với người trẻ mạng xã hội là sự lựa chọn không thể hợp lý hơn.
Sự nổi lên của mạng Internet là một kho nguồn vô cùng tiềm năng để quáng bá thương hiệu. Đó cũng là cách tiếp cận diện rộng giúp trả lời nhanh chóng cho các câu hỏi:
– Thương hiệu nên tiếp cận với khách hàng ở đâu?
– HÌnh thức tiếp cận trực tiếp tại cửa hàng, siêu thị hay gián tiếp qua truyền thông điện tử.
– So với đối thủ, bạn có cách tiếp cận mới hơn không?
Place đặt ra thách thức trong xây dựng thương hiệu ở phân đoạn chọn phương thức thương hiệu được truyền đi và lan rộng.
4. Promotion quảng bá thương hiệu
Promotion là giai đoạn trực tiếp đưa thương hiệu đến với công chúng, là khâu quyết định đến cả quá trình xây dựng thương hiệu. Dú bạn có sản phẩm được thiết kế tốt, ngân sách dồi dào, chọn kênh phân phối ít người cạnh tranh mà không có chiến lược quảng bá thương hiệu phù hợp cũng sẽ thất bại.
Các hoạt động quảng bá thương hiệu có thể kể đến như quảng cáo, catalog, quan hệ công chúng và bán lẻ, cụ thể là quảng cáo trên truyền hình, đài phát thanh, báo chí, các bảng thông báo, đưa sản phẩm vào phim ảnh, tài trợ cho các chương trình truyền hình và các kênh phát thanh được đông đảo công chúng theo dõi, tài trợ cho các chương trình dành cho khách hàng thân thiết. Google va Facebook cũng là một công cụ hiệu quả tiềm năng để tiếp cận nhanh chóng lượng lớn khách hàng mục tiêu.
Promotion thương hiệu cần đi đến giải quyết các vấn đề như:
– Nhóm khách hàng mục tiêu là ai, ở đâu?
– Thời điểm hoạt động quảng bá bắt đầu?
– Biện pháp thu hút sự quan tâm, yêu thích
– Nghiên cứu chiến lược quảng bá của đối thủ.
Marketing 4P được áp dụng sáng tạo trong xây dựng thương hiệu giúp định hướng rõ ràng cách xây dựng và sự phát triển của thương hiệu qua 4P – product, price, place và promotion.
Marketing 4P được đánh giá là rất mạnh để xây dựng một thương hiệu thành công và trường tồn trên thị trường. Để áp dụng đúng Marketing 4P vào xây dựng thương hiệu, hãy liên lạc ngay đến Sao Kim để có được ngay những chiến lược hiệu quả nhất
Nguồn: Sao kim Branding
Chuyên gia số 1 về thiết kế thương hiệu
Xem thêm những bài viết khác: