Chiến lược thương hiệu giúp gì cho doanh nghiệp và các bước xây dựng chiến lược?
Chiến lược thương hiệu là khái niệm quen thuộc với những ông chủ lớn, là cụm từ nằm lòng với những marketer chuyên nghiệp. Tuy nhiên, thực tế còn rất nhiều doanh nghiệp lúng túng khi gặp phải và không biết phải bắt đầu từ đâu.
Nhiều trường hợp các startup còn chưa xác định được vì sao cần xây dựng chiến lược thương hiệu và không biết làm như thế nào cho đúng.
Hãy xem xét những thông tin dưới đây bởi chúng sẽ giải đáp được mọi thắc mắc.
Chiến lược thương hiệu là gì?
Chiến lược thương hiệu là bản kế hoạch bao gồm các mục tiêu dài hạn và định hướng cụ thể có thể đạt được với đích đến là sự phát triển của một thương hiệu thành công. Chiến lược thương hiệu luôn có sự gắn kết với tính cách, tầm nhìn, sứ mệnh của công ty.
Để hiểu rõ hơn về chiến lược thương hiệu, cần nắm bắt chính xác về khái niệm thương hiệu là gì. Nhiều đơn vị để dễ dàng trong việc thực hiện đã quy thương hiệu là tên, là sản phẩm, logo, trang web hay hệ thống biển bảng và các ứng dụng nhận diện thương hiệu.
Trên thực tế, thương hiệu của công ty hay nhãn hàng còn hơn thế, đó là một thứ vô hình, cảm giác khó xác định, nhưng được định hình rõ ràng thông qua nhận thức của con người.
Để có một thương hiệu chất lượng thì cần xây dựng chiến lược thương hiệu rõ ràng và thực hiện theo đúng chiến lược đã định.
Chiến lược thương hiệu đem lại lợi ích gì cho doanh nghiệp
Trước khi tìm hiểu vì sao cần có chiến lược thương hiệu, bạn cần hiểu rõ ý nghĩa của hoạt động xây dựng thương hiệu.
Rất nhiều Giám đốc điều hành cấp cao hiểu nhầm về bản chất của làm thương hiệu hoặc coi đó là việc không quan trọng. Thật khó để phân tích cho họ nhìn thấy những lợi ích hữu hình. Nếu bạn còn phân vân có nên xây dựng thương hiệu, nghiên cứu ngay nhé!
Hiểu về thương hiệu để xây dựng thương hiệu thành công
Vậy làm thế nào để có một thương hiệu tốt, một thương hiệu mà khách hàng tin tưởng, ưu tiên lựa chọn. Nếu không có một chiến lược thương hiệu rõ ràng thì hoàn toàn không thể. Các doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược để xác định mục đích hoạt động, lên kế hoạch phát triển những giá trị nổi bật để trở nên khác biệt so đối thủ cạnh tranh?
Nói một cách dễ hiểu thì chiến lược phát triển thương hiệu là cách bạn hoàn thành các nhiệm vụ xây dựng thương hiệu theo đúng định hướng ban đầu.
Xây dựng chiến lược thương hiệu như thế nào?
Để bạn có thể dễ dàng xây dựng chiến lược thương hiệu hiệu qua, Sao Kim Branding hướng dẫn các bước như sau:
Xem xét chiến lược kinh doanh tổng thể
Một thương hiệu mạnh đồng nghĩa với việc có sự khác biệt sẽ có sức cạnh tranh cao hơn, đồng nghĩa với việc phát triển doanh nghiệp tốt hơn. Nhưng để có được chiến lược hiệu đúng thì bạn phải xác định doanh nghiệp của bạn đang có ý định kinh doanh như thế nào?
Chính vì thế chiến lược kinh doanh tổng thể của công ty là bối cảnh cho chiến lược phát triển thương hiệu, vì vậy bạn phải bắt đầu từ đó.
Xác định khách hàng mục tiêu của bạn.
Đây là điều không thể bỏ sót. Khách hàng mục tiêu của bạn là ai? Đừng tham lam nói rằng tất cả mọi người bởi nếu bạn nghĩ vậy thì chắc chắn đã phạm một sai lầm rất lớn. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm thương hiệu, Sao Kim nhận thấy rõ ràng rằng các công ty tăng trưởng cao, lợi nhuận cao thì đều tập trung một nhóm khách hàng mục tiêu nhất định.
Khi bạn xác định được đối tượng khách hàng thì trọng tâm càng hẹp, tốc độ tăng trưởng càng nhanh. Ngược lại khi đối tượng càng đa dạng, nỗ lực tiếp thị của bạn sẽ càng loãng.
Nghiên cứu nhóm khách hàng mục tiêu của bạn.
Khi đã xác định khách hàng mục tiêu thì bước tiếp theo bạn cần là nghiên cứu về họ. Thực tế chứng minh rất rõ khi Sao Kim làm việc với các công ty và thực hiện nghiên cứu về nhóm khách hàng mục tiêu thì họ sẽ phát triển nhanh hơn và có lợi nhuận cao hơn. Hơn nữa, việc nghiên cứu này nên được thực hiện thường xuyên theo quý hoặc năm để thấy rõ sự thay đổi.
Bản chất của công việc này là giúp bạn hiểu đặc điểm và tính cách của khách hàng mục tiêu. Từ đó dễ dàng dự đoán nhu cầu của họ và đưa thông điệp của bạn trùng khớp với họ.
Phát triển định vị thương hiệu của bạn.
Sau khi làm 3 bước trên cũng là lúc bạn đã sẵn sàng để xác định định vị thương hiệu của công ty bạn trên thị trường. Công ty của bạn khác với đối thủ như thế nào và tại sao khách hàng lại chọn bạn chứ không phải một đơn vị khác.
Một tuyên bố định vị thường có độ dài từ ba đến năm câu và nắm bắt được bản chất của thương hiệu của bạn. Câu định vị này cần đảm bảo căn cứ đúng với thực tế, thể hiện một lời hứa hẹn chân thành và một chút khát vọng để phấn đấu.
Phát triển chiến lược chăm sóc khách hàng
Bước tiếp theo của bạn là một chiến lược chăm sóc khách hàng để chuyển định vị thương hiệu của bạn thành hành động. Hoạt động này chỉ hướng tới đối tượng mục tiêu của bạn bao gồm khách hàng tiềm năng, nhân viên tiềm năng, nguồn giới thiệu hoặc những người có ảnh hưởng khác.
Phát triển tên, logo và slogan của bạn.
Đối với nhiều công ty, không cần thay đổi tên. Nhưng nếu bạn là một công ty mới, hoặc đang trải qua một cuộc sáp nhập, một sự thay đổi tên hay đặt mới là hoàn toàn bắt buộc.
Hãy nhớ rằng tên, logo và slogan là tượng trưng cho thương hiệu của bạn và sẽ rất khó để thay đổi. Vì vậy bạn buộc phải chú tâm chọn lựa, tuyệt đối không tùy ý. Nếu bạn thực sự không đủ chuyên môn, hãy tìm các đơn vị chuyên nghiệp để đảm bảo hiệu quả.
Phát triển chiến lược tiếp thị nội dung
Tiếp thị nội dung đặc biệt phù hợp trong thời đại internet, đặc biệt nếu công ty của bạn làm về lĩnh vực dịch vụ. Chiến lược tiếp thị nội dung sẽ bao gồm tất cả các công cụ truyền thống, bên cạnh đó cũng tận dụng tối đa các kênh truyền thông hiện đại.
Phát triển trang web
Ngày nay thì website là công cụ phát triển thương hiệu gần như không thể thiếu. Đối với lĩnh vực kinh doanh liên quan trực tiếp tới thương mại điện tử thì đây là công cụ quan trọng nhất. Các trường hợp còn lại thì website cũng được xem như một công cụ không thể thiếu bởi đó là nơi mà tất cả khách hàng, đối tác của bạn tìm hiểu những gì bạn làm, cách bạn làm và công ty của bạn phục vụ ai.
Hơn nữa, trang web của bạn sẽ trở thành trọng tâm của các nỗ lực tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) để khách hàng tìm thấy bạn và tìm hiểu về công ty của bạn. Chính vì vậy website là trung tâm của bất kỳ chiến lược phát triển thương hiệu hiện đại nào.
Ngày nay, website cơ bản chia làm 3 loại. Đầu tiên là một trang web xây dựng thương hiệu và chỉ thuần túy giới thiệu. Một loại trang web khác đó là website bán hàng. Loại này yêu cầu tính bảo mật cực kỳ cao bởi khách hàng sẽ phát sinh hoạt động thanh toán. Loại thứ là các website phục vụ thương hiệu dưới hình thức cung cấp thông tin, nó sẽ gián tiếp truyền tải thông điệp thương hiệu.
Xây dựng bộ công cụ cho chiến lược thương hiệu
Đây chính là phần quan trọng nhất. Doanh nghiệp của bạn dự định sẽ làm gì, kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn ra sao. Nếu bạn là người thực hiện trực tiếp bạn sẽ phải hoạch định sẽ lựa chọn những công cụ nào với ngân sách cho phép là bao nhiêu?
Thực hiện, theo dõi và điều chỉnh.
Bước cuối cùng trong quy trình phát triển thương hiệu đó là thực hiện và theo dõi, đánh giá.
Bên cạnh việc sẽ xây dựng thương hiệu ra sao thì chúng tôi, những chuyên gia làm thương hiệu lâu năm của Sao Kim thực sự khuyên bạn nên theo dõi việc thực hiện kế hoạch cũng như phân tích kết quả đạt được. Chỉ có như vậy mới đảm bảo theo dõi toàn bộ quá trình và chắc chắn rằng mình đang rút ra kết luận đúng và điều chỉnh đúng.
Những yếu tố ảnh hưởng tới chiến lược thương hiệu
Tầm nhìn, sứ mệnh
2 yếu tố này cũng tương tự như xác định mục đích kinh doanh. Mặc dù mọi hoạt động kinh doanh đều hướng tới kiếm tiền là ưu tiên hàng đầu, nhưng nếu chỉ Chính vì vậy hãy hướng đến tầm nhìn, sứ mệnh. Hãy đào sâu hơn một chút. Công việc này bạn hoàn toàn có thể tìm đến các đơn vị hỗ trợ chuyên nghiệp như Sao Kim Branding.
Trường hợp nếu bạn muốn tự mình sáng tạo thì hãy tìm nguồn cảm hứng, chú ý phải xuất phát từ nhóm khách hàng mục tiêu và kiểm tra các thương hiệu đối thủ và xem cách họ tuyên bố về sứ mệnh và tầm nhìn của họ.
Tính nhất quán
Chìa khóa cho tính nhất quán là tránh nói về những điều không liên quan hoặc nâng cao thương hiệu của bạn. Bạn cần chắc chắn rằng tất cả các nội dung, hình ảnh, font chữ hay màu sắc,… đều có tính nhất quán. Điều này giúp khách hàng ghi nhớ, góp phần nhận diện thương hiệu, thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng.
Cảm xúc
Trong chiến lược thương hiệu luôn phải chú ý đến cảm xúc mà thương hiệu mang lại. Bạn sẽ phải tìm cách kết nối với khách hàng và vun đắp tình cảm ở mức độ sâu sắc hơn, giàu cảm xúc hơn. Thương hiệu của bạn có cho họ cảm giác yên tâm không? Có làm cho cuộc sống dễ dàng hơn? Có khiến họ cảm thấy vui vẻ và sẵn sàng chi tiền cho lần tới.
Linh hoạt
Trong thời đại công nghệ thay đổi nhanh chóng này, các nhà tiếp thị phải duy trì sự linh hoạt để phù hợp. Về mặt tích cực, điều này giải phóng bạn để sáng tạo với các chiến dịch của mình. Nếu chiến thuật cũ của bạn không còn hiệu quả nữa, đừng ngại thay đổi.
Nhận thức cạnh tranh
Để có một chiến lược thương hiệu đúng thì bạn luôn phải nhìn thấy sự cạnh tranh. Luôn luôn chú ý đến đối thủ, xem những gì họ làm và xem chúng hiệu quả ra sao. Bạn có thể học hỏi từ chính chiến thuật của đối thủ để nâng cao thương hiệu của mình.
Tuy nhiên hơn hết phải tuân thủ các chiến lược của đối thủ cạnh tranh, đừng làm theo như bị ra lệnh cho từng bước thực hiện bởi nếu như vậy sẽ chẳng mang lại hiệu quả.
Nguồn tham khảo:
Chuyên gia hàng đầu về thiết kế thương hiệu
Xem thêm bài viết hấp dẫn khác: