Đề nghị báo giá ngay
Gọi ngay: 0964.699.499

Doanh nghiệp nhỏ chiến thắng người khổng lồ bằng xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp

430 lượt xem

“Nhỏ nhưng có võ” là câu nói có thể áp dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ trong tương quan với những gã khổng lồ đã có thâm niên trên thị trường. Bằng cách tận dụng những lợi thế riêng có và xây dựng thương hiệu bài bản, doanh nghiệp nhỏ hoàn toàn có thể chiếm thị phần tại nơi mà những đối thủ lớn đã chiếm đóng.

Doanh nghiệp nhỏ có những lợi thế gì?

Sinh sau đẻ muộn, thế nhưng những doanh nghiệp nhỏ lại sở hữu những lợi thế đáng gờm mà không phải “ông lớn” nào cũng có được.

  • Thứ nhất, khi các thương hiệu lớn đã chiếm lĩnh thị trường tại một phân khúc nhất định, doanh nghiệp nhỏ có thể tránh đối đầu trực diện bằng cách tập trung vào thị trường ngách còn bỏ ngỏ để tạo ra những giá trị đặc biệt và giành thị phần.
  • Thứ hai, doanh nghiệp nhỏ thường chỉ tập trung tại một địa phương nhất định nên có sự am hiểu về đặc thù của thị trường mang tính khu vực, từ đó trở thành người nhanh nhạy hơn trong việc thích ứng và đưa ra những chiến lược phù hợp với khách hàng trong khu vực đó.
  • Thứ ba, doanh nghiệp nhỏ có thể triển khai các dịch vụ với tốc độ cao hơn, bởi việc áp dụng các quy trình, chính sách trao đổi, mua bán, chăm sóc khách hàng đều diễn ra một cách linh hoạt, thay vì cứng nhắc theo đúng nguyên tắc như  các doanh nghiệp lớn.
  • Thứ tư, với đặc thù số lượng khách hàng không quá lớn, doanh nghiệp nhỏ dễ dàng kết nối mật thiết với khách hàng theo khía cạnh cá nhân, có cơ hội lắng nghe các vấn đề của khách hàng, từ đó thấu hiểu và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Việc này giúp doanh nghiệp nhỏ hình thành và củng cố được một lượng khách hàng trung thành.
  • Cuối cùng, ở quy mô nhỏ với bộ máy đơn giản, doanh nghiệp có nhiều thời gian và nguồn lực để tập trung sản xuất, kiểm soát chất lượng và điều chỉnh sản phẩm kịp thời khi cần thiết.

= >> Tham khảo thêm 5 lợi thế đáng gờm của quy mô nhỏ khi xây dựng thương hiệu

Bí quyết xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp nhỏ

1. Định vị thương hiệu trong thị trường ngách

Không phải doanh nghiệp lớn nào cũng đủ khả năng trong việc phục vụ tất cả các đối tượng khách hàng, bởi vậy định vị thương hiệu tại một phân khúc nhất định là điều mà các doanh nghiệp nhỏ nên làm.

Thị trường ngách (niche market) là một phần nhỏ nhưng đặc biệt so với toàn bộ thị trường, được hình thành khi có những nhu cầu tiềm năng đối với một sản phẩm hoặc dịch vụ chưa được đáp ứng bởi các nhà cung cấp lớn. Thị trường ngách cũng có thể được hình thành khi có một nhóm nhỏ các khách hàng tiềm năng.

Trong khi các doanh nghiệp lớn xem nhẹ hoặc bỏ qua thị trường này vì nghĩ rằng tiềm năng của chúng là quá nhỏ thì đây lại là mảnh đất màu mỡ cho những doanh nghiệp nhỏ. Thay vì nỗ lực tập trung vào một phần nhỏ của thị trường lớn, hãy tập trung vào phần lớn của thị trường nhỏ!

Trong 10 năm đầu thành lập, Lencii – thương hiệu thời trang học đường của công ty Thái Tuấn đã bứt phá thành công khi cho ra mắt các sản phẩm đồng phục học sinh “sành điệu”, “phong cách” cho các đối tượng học sinh con nhà khá giả. Đây là điều mà không một công ty nào trước đó dám làm vì họ luôn nghĩ rằng “học sinh không có tiền”.

Tương tự, Trung Nguyên cũng nhắm vào tầng lớp trung lưu đang lên thay vì các sản phẩm cà phê giá rẻ để thay đổi hoàn toàn thị trường cà phê tại Việt Nam; Tribeco nổi bật với sản phẩm sữa đậu nành đầu tiên trên thị trường, Tân Hiệp Phát đi đầu trong ngách thị trường thức uống trà xanh…

Tuy nhiên, thị trường ngách mà doanh nghiệp nhỏ lựa chọn cần phải đáp ứng được các tiêu chí như ít đối thủ cạnh tranh, có tiềm năng tăng trưởng, có sức mua và quy mô đủ để sinh lời. Điều này đảm bảo doanh nghiệp duy trì được hoạt động ngay cả khi có sự nhúng tay của các “ông lớn” và sự thay đổi theo xu hướng của khách hàng.    

2. Đầu tư vào hệ thống nhận diện thương hiệu

Bộ nhận diện thương hiệu rõ ràng là cần thiết với tất cả các thương hiệu bất kể lớn nhỏ, nhưng chúng càng đóng vai trò quan trọng đối với các thương hiệu gia nhập thị trường muộn màng. Lý do bởi nếu không có những dấu hiệu nhận diện rõ ràng, khách hàng thậm chí còn không nhớ nổi bạn là ai chứ chưa cần đề cập tới những vấn đề khác.

Nhiều doanh nghiệp nhỏ cho rằng xây dựng nhận diện thương hiệu chỉ cần một tên gọi, logo, slogan là đủ. Nhưng để gây ấn tượng với khách hàng, bạn cần có nhiều hơn thế. Một hệ thống nhận diện thương hiệu phải có đầy đủ các yếu tố cốt lõi kể trên và các ứng dụng nhận diện tại văn phòng, tại điểm bán, trên các ấn phẩm marketing, trên sản phẩm…

Chúng phải được xuất phát từ đặc trưng ngành, từ giá trị cốt lõi, phù hợp với định vị thương hiệu, tuân theo những nguyên tắc thiết kế chung và được triển khai đồng bộ, nhất quán mọi lúc, mọi nơi. Đặc biệt, doanh nghiệp nhỏ cần tránh sự ảnh hưởng từ nhận diện của các thương hiệu lớn, hoặc tránh bắt chước hình ảnh của các thương hiệu đó, bởi nhận diện thương hiệu phải là duy nhất và tạo được dấu ấn riêng.

Đừng quên xây dựng Brand Guidelines để hướng dẫn tất cả nhân viên của bạn tuân thủ đúng các nguyên tắc thiết kế và sử dụng nhận diện thương hiệu trong mọi hoạt động.

Ứng dụng nhận diện văn phòng thương hiệu Aqua Group do Sao Kim sáng tạo

3. Chú trọng vào chất lượng sản phẩm

Trên thương trường, mọi chiến lược, chiến thuật, kế hoạch phục vụ cho xây dựng thương hiệu đều cần phải dựa trên một nền tảng quan trọng bậc nhất, đó chính là chất lượng sản phẩm.

Dù ra đời sau khi Coca Cola đã thống trị thị trường, Pepsi vẫn tự tin đối đầu với thương hiệu này bởi họ dám chắc sản phẩm của mình có chất lượng không hề thua kém, thậm chí còn tốt hơn cả Coca Cola. Sản phẩm là thứ có trước khi thương hiệu ra đời, bởi vậy để thương hiệu phát triển bền vững và đủ sức đánh bại những gã khổng lồ, doanh nghiệp nhỏ cần tập trung đầu tư vào sản xuất, nâng cao chất lượng và không ngừng cải tiến sản phẩm – dịch vụ.

Một điều đáng chú ý hơn cả, xu hướng mua sắm và tiêu dùng của công chúng không bao giờ cố định, bởi vậy chất lượng sản phẩm tốt còn cần đi kèm với việc đáp ứng được nhu cầu mới và tăng cao của khách hàng. Marketing sẽ là công cụ đắc lực để doanh nghiệp tìm hiểu những nhu cầu đó và sáng tạo nên những ý tưởng mới. Chẳng hạn như việc OMO liên tục cho ra đời những sản phẩm như OMO Matic dùng cho máy giặt, OMO một lần xả đã sạch, OMO kết hợp với nước xả vải Comfort…

4. Marketing khôn ngoan

Tuy nhiên, không phải cứ sở hữu sản phẩm chất lượng thì thương hiệu sẽ chiến thắng, đó chỉ là nền tảng chắc chắn để doanh nghiệp xây dựng các chiến lược phát triển thương hiệu. Điều quan trọng là doanh nghiệp phải biết cách làm marketing một cách thông minh, bởi người chiến thắng trong cuộc đua này không nhất thiết phải có một nguồn tài chính hùng hậu.

Pepsi đã thực hiện một loạt khảo sát mù khi để khách hàng uống thử sản phẩm của họ và Coca Cola trong khi bị bịt mắt. Kết quả cho thấy, người dùng yêu thích sản phẩm của Pepsi hơn bởi ngọt hơn và ít nồng hơn. Bằng cách này, Pepsi đã thành công trong việc thay đổi nhận thức của khách hàng về một sản phẩm mới. Đặc biệt hơn, họ đã đẩy đối thủ vào một cuộc khủng hoảng khi Coca Cola cố nghiên cứu ra New Coke nhiều ngọt và ít nồng nhưng vấp phải sự phản đối dữ dội của khách hàng. Đây là minh chứng cho cho sự chiến thắng nhờ vào marketing khôn ngoan của doanh nghiệp nhỏ.

Marketing đa kênh là một trong những giải pháp hữu hiệu cho doanh nghiệp để hạn chế chi phí. Thay vì dồn hết nguồn lực vào một kênh duy nhất, marketer có thể tối ưu và tối đa hóa hiệu quả các chiến dịch marketing bằng các kênh khác nhau, miễn chúng phù hợp với khách hàng mục tiêu.

Thêm vào đó, marketing kiểu “du kích” cũng là một hình thức mà doanh nghiệp nhỏ nên tham khảo. Đây có thể là một khái niệm còn khá mới mẻ, nhưng chúng thực sự là giải pháp phù hợp với nguồn ngân sách còn hạn hẹp.

Bạn có thể tìm hiểu về marketing và xây dựng thương hiệu kiểu du kích

5. Cá nhân hóa mọi khía cạnh tương tác

Như đã đề cập ở trên, linh hoạt trong dịch vụ và thấu hiểu khách hàng là lợi thế của những doanh nghiệp nhỏ, do đó cá nhân hóa mọi khía cạnh tương tác để tạo liên kết cảm xúc với khách hàng là điều cần thiết trong tiến trình xây dựng thương hiệu.

Với số lượng khách hàng trong tầm kiểm soát, chủ doanh nghiệp có thể phân công các nhân viên phụ trách các nhóm khách hàng cụ thể, hoặc phân chia từng khâu chăm sóc khách hàng để đảm bảo mọi trải nghiệm của họ đều hài lòng và đáng nhớ.

Tuân theo quy tắc chung thể hiện sự chuyên nghiệp của thương hiệu, tuy nhiên đôi khi khách hàng sẽ cảm thấy những quy tắc đó là cứng nhắc, rắc rối và mất thời gian, đặc biệt trong các trường hợp khẩn cấp. Doanh nghiệp nhỏ hoàn toàn có thể cắt bỏ khâu trung gian khi không cần thiết. Vì vậy, linh hoạt trong dịch vụ khách hàng sẽ khiến khách hàng cảm thấy mình được tôn trọng và lợi ích được đề cao.

Bên cạnh đó, hãy để khách hàng có cảm giác mỗi thành viên của thương hiệu đều như một người bạn, luôn lắng nghe những vấn đề của họ và đưa ra giải pháp phù hợp, thay vì người cung cấp sản phẩm. Điều đó cần được thể hiện qua từng cuộc nói chuyện trực tiếp, tư vấn qua điện thoại hay qua email chăm sóc khách hàng…

Đặng Lê Nguyên Vũ – CEO của cà phê Trung Nguyên đã bày tỏ niềm tự hào dân tộc và tha thiết kêu gọi người Việt sử dụng hàng Việt khi cho ra đời Café G7 để đối đầu với Nestlé bằng những bức “tâm thư” kèm trong từng hộp sản phẩm. Chúng đều bắt đầu bằng “Kính thưa quý đồng bào!”. Khi đã có sự liên kết tình cảm với khách hàng, sẽ dễ dàng hơn để doanh nghiệp thuyết phục họ gắn bó và trung thành với thương hiệu.

Trên đây là những bí quyết để doanh nghiệp nhỏ vượt qua khỏi cái bóng của những gã khổng lồ để ghi dấu ấn trong tâm trí khách hàng. Với kinh nghiệm hợp tác cùng hơn 3000 doanh nghiệp lớn nhỏ, Sao Kim có thể cung cấp cho bạn những tư vấn chuyên sâu trong việc xây dựng thương hiệu bài bản, chuyên nghiệp. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay từ bây giờ để không bỏ lỡ những điều hữu ích nhất.

Nguồn: Sao Kim branding

Chuyên gia xây dựng thương hiệu

Xem thêm những bài viết chất lượng khác:

Follow Zalo Offical Account của Sao Kim Branding:
Share:

Giải pháp & dịch vụ dành cho bạn

Xây dựng chiến lược

Xây dựng chiến lược

Tư vấn và giúp xây dựng chiến lược thương hiệu tinh gọn và mạnh mẽ
Thiết kế logo

Thiết kế logo

Thiết kế và sáng tạo logo đáp ứng chiến lược thương hiệu doanh nghiệp
Thiết kế nhận diện thương hiệu

Thiết kế nhận diện

Tối ưu nhận diện thương hiệu tại các điểm chạm với đối tượng mục tiêu
Thiết kế website

Thiết kế website

Chuẩn nhận diện thương hiệu, chuẩn UX/UI, chuẩn Sales, chuẩn Marketing, chuẩn SEO
Marketing tinh gọn

Marketing tinh gọn

Giải pháp phòng marketing tinh gọn. Tối ưu tài nguyên, tối ưu hiệu quả marketing.
Truyền thông thương hiệu

Truyền thông thương hiệu

Tư vấn và triển khai truyền thông sáng tạo. Truyền thông đúng, trúng và đủ
Xây dựng chiến lược

Xây dựng chiến lược

Tư vấn và giúp xây dựng chiến lược thương hiệu tinh gọn và mạnh mẽ
Thiết kế logo

Thiết kế logo

Thiết kế và sáng tạo logo đáp ứng chiến lược thương hiệu doanh nghiệp
Thiết kế nhận diện thương hiệu

Thiết kế nhận diện

Tối ưu nhận diện thương hiệu tại các điểm chạm với đối tượng mục tiêu
Thiết kế website

Thiết kế website

Chuẩn nhận diện thương hiệu, chuẩn UX/UI, chuẩn Sales, chuẩn Marketing, chuẩn SEO
Marketing tinh gọn

Marketing tinh gọn

Giải pháp phòng marketing tinh gọn. Tối ưu tài nguyên, tối ưu hiệu quả marketing.
Truyền thông thương hiệu

Truyền thông thương hiệu

Tư vấn và triển khai truyền thông sáng tạo. Truyền thông đúng, trúng và đủ

Sẵn sàng để tăng doanh số bán hàng 200%

Hàng nghìn doanh nghiệp đã tin tưởng lựa chọn Sao Kim và gặt hái được nhiều thành công. Bạn có muốn trở thành một trong số họ không?

Kết nối ngay với Sao Kim

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

sao-kim-branding.png


    Vui lòng điền đáp bằng số: