Đề nghị báo giá ngay
Gọi ngay: 0964.699.499

Khi nào doanh nghiệp cần tái thiết kế thương hiệu?

690 lượt xem

Sống giữa một thị trường biến đổi không ngừng, bạn có thể chứng kiến các thương hiệu đối thủ hoặc khác lĩnh vực thay đổi nhận diện của mình bất cứ lúc nào. Có thể bạn sẽ hoang mang trước động thái đó và tự hỏi liệu mình có nên thực hiện điều tương tự mà không biết tại sao và khi nào là thời điểm thích hợp để tái thiết kế thương hiệu.

Khi nào cần tái thiết kế thương hiệu

Tái thiết kế thương hiệu có thể đáng sợ nhưng đôi khi đó là giải pháp đơn giản nhất giúp doanh nghiệp tăng trưởng bền vững.

Những gợi ý của Sao Kim dưới đây sẽ là đáp án giúp bạn trả lời câu hỏi khi nào doanh nghiệp cần tái thiết kế thương hiệu.

> Tham khảo thêm: Tái thiết kế thương hiệu là gì?

1. Tái thiết kế thương hiệu khi nhận diện đã lỗi thời

Một nhận diện quá phức tạp sẽ là rào cản để khách hàng hiểu rõ và ghi nhớ bạn, trong khi nhận diện lỗi thời có thể sẽ khiến khách hàng cảm nhận thương hiệu của bạn đã tụt hậu.

Nếu nhận diện thương hiệu đồng thời phức tạp và lỗi thời, chúng có thể bị coi là thảm họa.

Chính vì vậy, khi nhận thấy logo và các ứng dụng của hệ thống nhận diện không còn phù hợp với thời cuộc và không còn đáp ứng được khả năng truyền tải thông điệp tới khách hàng mục tiêu.

Biểu hiện đó có thể là:

  • Cảm nhận thấy nhận diện đã bị nhồi nhét quá nhiều chi tiết thừa thãi,
  • Hình khối không còn bắt mắt
  • Màu sắc sử dụng dễ liên tưởng tới thập niên nào đó từ thế kỷ trước
  • Hay ý tưởng không còn phù hợp với thị hiếu công chúng… ngày một rõ ràng.

Lúc đó, việc tái thiết kế thương hiệu chính là chìa khóa giúp thương hiệu tiếp tục tồn tại và phát triển.

Nokia tái thiết kế thương hiệu, thay đổi logo từ con cá phức tạp của mình bằng dòng tên thương hiệu ngắn gọn

Nokia tái thiết kế thương hiệu, thay đổi logo từ con cá phức tạp của mình bằng dòng tên thương hiệu ngắn gọn

2. Tái thiết kế thương hiệu khi nhận diện không đủ gây ấn tượng

Có thể tại thời điểm ra mắt, nhận diện thương hiệu của bạn thu hút sự chú ý của công chúng, nhưng điều đó chưa chắc đã đủ ở thời điểm hiện tại.

Sức thu hút đó còn có thể tiếp tục cung cấp năng lượng cho thương hiệu của bạn giữa bối cảnh cạnh tranh khốc liệt?

Thị hiếu, tâm lý và nhu cầu của công chúng luôn thay đổi kéo theo sự ra đời của nhiều doanh nghiệp là khởi nguồn của sự cạnh tranh khốc liệt giữa các thương hiệu. Sẽ có những thương hiệu sáng tạo không ngừng và tạo ra những bộ nhận diện độc đáo, mới lạ, gây ấn tượng mạnh với công chúng.

Điều đó cũng đồng nghĩa với việc nếu bạn không có những cải tiến kịp thời, khách hàng có thể sẽ lãng quên bạn vì ngoài thị trường còn nhiều điều hấp dẫn hơn.

Tái thiết kế thương hiệu trong trong trường hợp này đóng vai trò đảm bảo sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng.

Bằng cách điều chỉnh thiết kế, đơn giản hóa logo, sử dụng màu sắc rõ nét, đúng ý đồ và chú trọng tới ý tưởng truyền tải thông điệp… bạn hoàn toàn có thể tái tạo khả năng gây ấn tượng trong mắt công chúng.

Youtube tái thiết kế thương hiệu

Giống như Youtube đã thay đổi logo, kết cấu và loạt nhận diện hình ảnh của mình với màu đỏ tươi sáng hơn cho một kỷ nguyên phát triển mới.

Google cho biết biểu tượng nút play màu đỏ mới nằm phía bên trái chữ Youtube phù hợp hơn với thế giới đa màn hình khi người dùng vẫn có thể nhận ra thương hiệu chỉ với biểu tượng rút gọn, từ đó điều chỉnh giao diện linh hoạt trên tất cả các thiết bị, kể cả thiết bị có không gian hạn chế như smartphone.

> Tham khảo ngay: Dịch vụ thiết kế nhận diện thương hiệu, Sao Kim có kinh nghiệm hỗ trợ tư vấn, thiết kế nhận diện thương hiệu cho các doanh nghiệp hàng đầu như Agribank, Delta Group, BGi Group, Thiên Nam, Đạm Cà Mau …. chúng tôi sẵn sàng lắng nghe và mang đến cho bạn giải pháp phù hợp nhất cho thương hiệu của bạn.

3. Tái thiết kế thương hiệu khi muốn nhấn mạnh tính khác biệt

Để được ghi nhớ lâu hơn trong tâm trí khách hàng, mỗi thương hiệu cần xây dựng sự khác biệt (dựa trên giá trị cốt lõi và ưu thế cạnh tranh) của mình trên một hệ thống nhận diện nhất quán. Từ đó tăng cường độ nhận diện và truyền tải thông điệp, cảm xúc một theo cách độc đáo.

Đây là yếu tố giúp khách hàng có thể nhận ra bạn giữa hàng ngàn đối thủ khác.

Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng hiện thực hóa được mong muốn đó ngay từ khi cho ra đời thương hiệu, vì ngân sách còn hạn chế, chưa hiểu rõ tầm quan trọng của chúng hoặc lựa chọn tập trung vào yếu tố khác biệt khác.

Vậy nên, khi muốn nhấn mạnh tính khác biệt, tái thiết kế thương hiệu là một lựa chọn đúng đắn.

> Tham khảo thêm: Mối quan hệ giữa logo với nhận diện thương hiệu và xây dựng thương hiệu

4. Tái thiết kế thương hiệu khi nhận ra sai lầm trong thiết kế thương hiệu

Sau một quá trình nỗ lực xây dựng thương hiệu, bạn có thể sẽ nhận ra mình đã mắc phải những sai lầm trong thiết kế khiến khách hàng nhận thức sai về thương hiệu của mình, dễ gây nhầm lẫn với thương hiệu khác, ngăn cản việc bạn tiếp cận với khách hàng mong muốn hoặc nhận diện thương hiệu có những yếu tố chưa được tính toán cho dài hạn… Đó là lúc bạn nên xem xét đến việc tái thiết kế thương hiệu để khắc phục những sai lầm đó.

> Đọc thêm: 7 Ý tưởng thiết kế nhận diện thương hiệu

Năm 1976, Steve Jobs phê duyệt bản thiết kế logo mới với quả táo khuyết 7 màu vì nghĩ rằng nó thực sự khác biệt và ấn tượng.

Tuy nhiên, đến năm 1988, Apple đã phải tái thiết kế và chuyển 7 sắc cầu vồng trở thành 1 màu duy nhất vì nhận thấy khó khăn về tài chính và bất lợi với các sản phẩm khi dùng logo sặc sỡ này.

“Ghép 1 tấm logo bảy sắc cầu vồng lớn lên chiến iMac Bondi Blue sẽ khiến nó trở nên ngốc nghếch, trẻ con và lạc lõng” – đó là những gì Steve Jobs nói về những sai lầm trong quyết định của mình.

Apple tái thiết kế thương hiệu

5. Tái thiết kế thương hiệu khi thay đổi thị trường

Ngay cả khi thương hiệu vẫn giữ nguyên định vị và kiên định với những giá trị cốt lõi, việc thay đổi thị trường mục tiêu hay có những điều chỉnh trong các chiến lược, mở rộng quy mô hay thay đổi kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm – dịch vụ… thì việc tái thiết kế thương hiệu là điều các doanh nghiệp vẫn hay thực hiện để nhận được đánh giá tích cực hơn từ phía công chúng và nâng cao uy tín, sự chuyên nghiệp của mình.

Bất cứ khi nào xuất hiện những thay đổi và điều chỉnh đáng kể, tái thiết kế thương hiệu là điều mà doanh nghiệp cần nghĩ tới như cách để phát đi tín hiệu tới thị trường.

Uber đã thay đổi nhận diện thương hiệu của mình vào đầu năm 2016 khi làm cuộc cách mạng thay đổi toàn bộ từ màu sắc đến ý nghĩa thiết kế của logo. Biểu tượng chữ U trên nền đen đơn giản quen thuộc được thay thế bằng biểu tượng tròn như đồng xu giữa đường xanh mòng két đậm và những đường vân hình học. CEO Uber cho biết, với sự lớn mạnh và thay đổi không ngừng, Uber không còn đơn thuần là dịch vụ đặt xe qua ứng dụng điện thoại mà còn tham vọng gia nhập vào các lĩnh vực khác như thực phẩm, hàng hóa… Việc tái thiết kế thương hiệu chính là động thái cho thấy sự chuyển mình và vươn lên của thương hiệu này.

Và năm 2018, Uber lại tiếp tục tái thiết kế thương hiệu một lần nữa.

Uber tái thiết kế thương hiệu

6. Tái thiết kế thương hiệu khi kinh doanh bất lợi và lợi nhuận sụt giảm

Có nhiều yếu tố khiến cho việc kinh doanh của bạn gặp nhiều khó khăn như sai lầm trong chiến lược, sự thay đổi của thị trường, sự biến động trong tâm lý, nhận thức của khách hàng hay đơn giản chỉ là người tiêu dùng chưa cảm nhận được giá trị mà bạn mang lại… Kinh doanh bất lợi đồng nghĩa với lợi nhuận sụt giảm, thậm chí xuống mức không phanh sẽ đe dọa tới sự sống còn của doanh nghiệp.

Khi đó, việc xem xét tái thiết kế thương hiệu trong trường hợp này có thể là gợi ý giúp vực dậy hình ảnh thương hiệu và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Chúng có thể mang tới một làn gió mới, một khởi đầu mới nhiều hy vọng và năng lượng cho chính doanh nghiệp của bạn, tạo ra cảm hứng mới phấn chấn hơn cho nguồn nhân lực và thay đổi cái nhìn trong mắt công chúng.

Tuyên bố tái thiết kế thương hiệu của bạn có khả năng thu hút sự chú ý và tò mò của khách hàng, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để bạn tiếp cận, thuyết phục họ hiệu quả hơn.

Thay đổi khi cần thiết sẽ mang lại lợi ích và bảo đảm sự tồn tại của thương hiệu cũng như doanh nghiệp, nhưng thay đổi vào lúc nào và vì lý do gì là điều quan trọng để bạn tính toán kỹ lưỡng.

Hy vọng bài viết trên đây của Sao Kim đã giúp bạn bổ sung những kiến thức bổ ích liên quan tới tái thiết kế thương hiệu. Chúng tôi hoàn toàn có thể cung cấp nhiều thông tin hơn và hỗ trợ doanh nghiệp bạn xây dựng thương hiệu cũng như tái thiết kế thương hiệu một cách đúng đắn, hợp lý, hiệu quả bằng cách kết nối qua số điện thoại 0964.699.499 hoặc email contact@www.saokim.com.vn ngay hôm nay.

Đọc thêm:

Follow Zalo Offical Account của Sao Kim Branding:
Share:

Giải pháp & dịch vụ dành cho bạn

Xây dựng chiến lược

Xây dựng chiến lược

Tư vấn và giúp xây dựng chiến lược thương hiệu tinh gọn và mạnh mẽ
Thiết kế logo

Thiết kế logo

Thiết kế và sáng tạo logo đáp ứng chiến lược thương hiệu doanh nghiệp
Thiết kế nhận diện thương hiệu

Thiết kế nhận diện

Tối ưu nhận diện thương hiệu tại các điểm chạm với đối tượng mục tiêu
Thiết kế website

Thiết kế website

Chuẩn nhận diện thương hiệu, chuẩn UX/UI, chuẩn Sales, chuẩn Marketing, chuẩn SEO
Marketing tinh gọn

Marketing tinh gọn

Giải pháp phòng marketing tinh gọn. Tối ưu tài nguyên, tối ưu hiệu quả marketing.
Truyền thông thương hiệu

Truyền thông thương hiệu

Tư vấn và triển khai truyền thông sáng tạo. Truyền thông đúng, trúng và đủ
Xây dựng chiến lược

Xây dựng chiến lược

Tư vấn và giúp xây dựng chiến lược thương hiệu tinh gọn và mạnh mẽ
Thiết kế logo

Thiết kế logo

Thiết kế và sáng tạo logo đáp ứng chiến lược thương hiệu doanh nghiệp
Thiết kế nhận diện thương hiệu

Thiết kế nhận diện

Tối ưu nhận diện thương hiệu tại các điểm chạm với đối tượng mục tiêu
Thiết kế website

Thiết kế website

Chuẩn nhận diện thương hiệu, chuẩn UX/UI, chuẩn Sales, chuẩn Marketing, chuẩn SEO
Marketing tinh gọn

Marketing tinh gọn

Giải pháp phòng marketing tinh gọn. Tối ưu tài nguyên, tối ưu hiệu quả marketing.
Truyền thông thương hiệu

Truyền thông thương hiệu

Tư vấn và triển khai truyền thông sáng tạo. Truyền thông đúng, trúng và đủ

Sẵn sàng để tăng doanh số bán hàng 200%

Hàng nghìn doanh nghiệp đã tin tưởng lựa chọn Sao Kim và gặt hái được nhiều thành công. Bạn có muốn trở thành một trong số họ không?

Kết nối ngay với Sao Kim

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

sao-kim-branding.png


    Vui lòng điền đáp bằng số: