Đề nghị báo giá ngay
Gọi ngay: 0964.699.499

Làm thế nào để xây dựng chiến lược tái thiết kế thương hiệu sáng suốt?

347 lượt xem

Làm thế nào để tái thiết kế thương hiệu một cách sáng suốt và hiệu quả là câu hỏi mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng đặt ra trước khi bắt tay vào thực hiện. Cũng giống như việc xây dựng thương hiệu, tái thiết kế thương hiệu cũng cần tới một chiến lược cụ thể, rõ ràng để định hướng chính xác con đường mà doanh nghiệp nên đi theo. Bài viết dưới đây sẽ góp phần giúp bạn xác lập chiến lược tái thiết kế thương hiệu của mình.

1. Vai trò của chiến lược tái thiết kế thương hiệu

Chiến lược là khái niệm bắt nguồn từ chiến tranh và dần dần được sử dụng phổ biến trong quản trị. Nếu như chiến lược thương hiệu là một loạt những quyết sách, kế hoạch, hoạt động thể hiện sự lựa chọn và định hướng cụ thể, nhất quán nhằm đạt được mục tiêu xây dựng thành công những cảm nhận tích cực, rõ nét, khác biệt về doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng thì chiến lược tái thiết kế thương hiệu cũng mang những nét nghĩa tương tự.

Chiến lược tái thiết kế thương hiệu được đề ra khi doanh nghiệp quyết định thiết kế lại, thay đổi lại hệ thống nhận diện thương hiệu – những hình ảnh đại diện của doanh nghiệp trong mắt khách hàng. Chúng là tư duy, định hướng, cách thức cụ thể giúp doanh nghiệp lựa chọn con đường sáng suốt để tái thiết kế nhằm đạt được những mục tiêu hay tham vọng nhất định, chẳng hạn truyền tải thông điệp mới, nhấn mạnh ưu thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần mới…

Chiến lược tái thiết kế thương hiệu giúp doanh nghiệp trả lời các câu hỏi như vì sao cần tái thiết kế, tái thiết kế vào thời điểm nào, mục đích của tái thiết kế là gì, tái thiết kế cần được triển khai từ đâu, tập trung vào giá trị nào… Chúng đóng vai trò như bản đồ dẫn đường, kim chỉ nam cho mọi hoạt động thay đổi nhận diện của thương hiệu và giúp doanh nghiệp tập trung đúng hướng.

2. Các bước xây dựng chiến lược tái thiết kế thương hiệu

1. Nghiên cứu và phân tích

Trước khi bắt tay vào thực hiện bất cứ điều gì, việc đầu tiên mà bạn phải làm chính là nghiên cứu và phân tích để hiểu rõ tình hình thực tế và tính sáng suốt của quyết định mà mình đã đưa ra. Đây là quá trình để bạn xác nhận lại những dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp cần tái thiết kế thương hiệu và rút ra nguyên nhân giải thích cho việc làm này để từ đó đặt ra mục tiêu mới dễ dàng hơn.

Nghiên cứu và phân tích sẽ được bắt đầu từ nội tại để thấy rõ hiện trạng thương hiệu đang ở mức độ nào, liệu đã vượt qua được mục tiêu ban đầu, dậm chân tại chỗ hay sụt giảm uy tín. Tiếp theo, khách hàng mục tiêu là đối tượng cần được nghiên cứu kỹ lưỡng bởi nhu cầu và tâm lý tiếp nhận của họ có thể thay đổi theo thời gian, cho tới việc xem xét sự xuất hiện của các đối thủ trong cùng lĩnh vực trên thị trường để đánh giá mức độ cạnh tranh trong nhận diện thương hiệu.

2. Đặt ra mục tiêu tái thiết kế

Sau khi đã nắm được các vấn đề cốt lõi, doanh nghiệp cần xác định được mục tiêu khi tái thiết kế thương hiệu của mình. Đây là điểm mấu chốt quan trọng để doanh nghiệp tái thiết kế nhận diện theo đúng định hướng, đúng trọng tâm. Tùy vào tình hình thực tế của mỗi doanh nghiệp, mục tiêu của tái thiết kế thương hiệu có thể là truyền tải thông điệp mới, mang tới một hình ảnh mới mẻ, tích cực hơn, thể hiện tham vọng lấn sân sang lĩnh vực mới hay cho thấy động thái mở rộng thị trường của doanh nghiệp…

Vào năm 2000, sau hơn 70 năm trung thành với nhận diện cũ, British Petroleum – Dầu khí Anh quốc đã quyết định chọn cái tên khác ngắn gọn là BP với ý nghĩa mới Beyond Petroleum – Hơn cả dầu khí, đồng thời thay đổi thiết kế logo của mình. Cách điệu hình ảnh Mặt Trời của thần Helios trở thành biểu tượng mang màu xanh lá đậm ấn tượng trên logo, BP đã cho thấy trách nhiệm doanh nghiệp đối với môi trường cũng như nỗ lực tìm kiếm các nguồn năng lượng xanh bền vững của mình. Họ đã thể hiện được mục tiêu lớn nhất là trở thành doanh nghiệp dầu khí thân thiện với môi trường nhất trên thế giới vào thời điểm tái thiết kế thương hiệu.

3. Xác định thông điệp cần truyền tải

Nhận diện thương hiệu luôn đóng vai trò truyền đi những thông điệp mà doanh nghiệp muốn gửi gắm nhằm thuyết phục và có được niềm tin từ phía khách hàng. Những thông điệp này góp phần khẳng định giá trị cốt lõi và ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ khác trên thị trường. Vì vậy, để tái thiết kế thương hiệu thành công, bạn cần xác định được thông điệp mình muốn truyền tải từ sự đổi mới này, liệu chúng có khác gì so với nhận diện cũ hay mang một sắc thái mới mẻ hơn.

Chuỗi nhà hàng IHOP cung cấp đồ ăn sáng của Mỹ đã phải xem xét việc thay đổi nhận diện vì liên tục bị khách hàng góp ý về logo trông giống như cái cau màu của mình. Họ quyết định tái thiết kế logo và nhận diện để phát đi thông điệp mới mẻ về sự hài lòng và vui tươi khi khách hàng đến với IHOP. Từ ý tưởng đó, dòng chữ “Restaurant” đã được loại bỏ và thay thế bởi hình ảnh miệng cười, khung logo cũng được tháo bỏ để tạo sự thoải mái hơn.

4. Định hướng tái thiết kế

Từ mục tiêu và thông điệp xác định, bạn đã có nền tảng vững chắc để suy nghĩ về ý tưởng của mình. Hãy tự đặt ra cho mình các câu hỏi như nên bắt đầu tái thiết kế từ đâu; tái thiết kế như thế nào để truyền tải được thông điệp; nhận diện mới phải mang lại cảm giác gì cho khách hàng, thể hiện được cá tính nào của thương hiệu; cần giữ lại những gì và thay thế những gì… Khi đã trả lời được chúng, bạn gần như đã hoàn thiện được ý tưởng tái thiết kế của mình.

Bạn có thể bắt bắt đầu từ việc xem xét logo của mình – bởi đây là dấu hiệu đầu tiên và đơn giản nhất giúp khách hàng nhận diện và ghi nhớ bạn – và tiếp tục với những ứng dụng nhận diện khác.

5. Tái thiết kế thương hiệu

Bước quan trọng này không chỉ nên được thực hiện bởi các nhà thiết kế. Sáng tạo là hoạt động của não phải, trong khi chiến lược và những tính toán lại là hoạt động xuất phát từ não trái. Những nhà thiết kế đương nhiên có cá tính, con mắt thẩm mỹ tuyệt vời và tay nghề điêu luyện, song những sản phẩm mà họ tạo ra chưa chắc đã phù hợp với chiến lược mà bạn đề ra. Bạn có thể đối mặt với tình trạng phải trả lời hàng loạt các câu hỏi của đồng nghiệp hay khách hàng về việc tại sao lại tạo hình biểu tượng như thế này, hình ảnh này mang ý nghĩa gì, chúng thể hiện lĩnh vực và thông điệp của doanh nghiệp ra sao…

Đẹp không đồng nghĩa với khả thi, và tái thiết kế thương hiệu cũng vậy. Do đó, để quá trình này diễn ra thuận lợi, bạn có thể tìm đến những đơn vị tư vấn thiết kế và xây dựng thương hiệu uy tín, chuyên nghiệp để được hỗ trợ toàn diện.

Có nhiều cách để bạn tái thiết kế thương hiệu mà tiêu biểu là bắt đầu từ tái thiết kế logo bằng cách thay đổi biểu tượng, điều chỉnh đường nét, thay đổi màu sắc, font chữ hay kết cấu… Quan trọng hơn, mọi thay đổi sau khi chốt phương án đều phải được quy chuẩn bằng các quy định cụ thể về màu sắc, font chữ khoảng cách, vị trí, tỷ lệ… đồng loạt trên tất cả các ứng dụng nhận diện của thương hiệu để khẳng định sự chuyên nghiệp.

6. Lên phương án truyền thông

Tính đến các phương án và kế hoạch truyền thông cũng là bước quan trọng trong xây dựng chiến lược tái thiết kế thương hiệu. Bộ nhận diện mới với thiết kế hoàn hảo đã ra đời, song nếu không được truyền tải tới công chúng một cách phù hợp, chúng cũng sẽ trở nên vô nghĩa. Vì vậy, truyền thông sẽ là hoạt động giúp bạn công bố nhận diện mới ra thị trường, thu hút sự chú ý và tò mò của công chúng về sự thay đổi và hình ảnh mới mẻ của thương hiệu, từ đó tác động dần tới nhận thức, thái độ và hành vi của khách hàng mục tiêu theo đúng hướng mà doanh nghiệp mong muốn.

Như vậy, xây dựng chiến lược tái thiết kế thương hiệu đòi hỏi doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị và nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi thực hiện. Đây là một quá trình tiêu tốn rất nhiều thời gian và công sức của cả một hệ thống, vì vậy bạn có thể tìm đến đơn vị thiết kế thương hiệu uy tín và chuyên nghiệp để chia sẻ những khó khăn và vướng mắc của mình. Bằng kinh nghiệm thực hiện trên 7000 dự án với hơn 3000 thương hiệu đối tác, Sao Kim có đủ năng lực để tháo gỡ lo lắng và đồng hành cùng bạn trong hoạt động tái thiết kế thương hiệu. Liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0964.699.499 hoặc contact@www.saokim.com.vn bất cứ khi nào bạn cần.

 

Follow Zalo Offical Account của Sao Kim Branding:
Share:

Giải pháp & dịch vụ dành cho bạn

Xây dựng chiến lược

Xây dựng chiến lược

Tư vấn và giúp xây dựng chiến lược thương hiệu tinh gọn và mạnh mẽ
Thiết kế logo

Thiết kế logo

Thiết kế và sáng tạo logo đáp ứng chiến lược thương hiệu doanh nghiệp
Thiết kế nhận diện thương hiệu

Thiết kế nhận diện

Tối ưu nhận diện thương hiệu tại các điểm chạm với đối tượng mục tiêu
Thiết kế website

Thiết kế website

Chuẩn nhận diện thương hiệu, chuẩn UX/UI, chuẩn Sales, chuẩn Marketing, chuẩn SEO
Marketing tinh gọn

Marketing tinh gọn

Giải pháp phòng marketing tinh gọn. Tối ưu tài nguyên, tối ưu hiệu quả marketing.
Truyền thông thương hiệu

Truyền thông thương hiệu

Tư vấn và triển khai truyền thông sáng tạo. Truyền thông đúng, trúng và đủ
Xây dựng chiến lược

Xây dựng chiến lược

Tư vấn và giúp xây dựng chiến lược thương hiệu tinh gọn và mạnh mẽ
Thiết kế logo

Thiết kế logo

Thiết kế và sáng tạo logo đáp ứng chiến lược thương hiệu doanh nghiệp
Thiết kế nhận diện thương hiệu

Thiết kế nhận diện

Tối ưu nhận diện thương hiệu tại các điểm chạm với đối tượng mục tiêu
Thiết kế website

Thiết kế website

Chuẩn nhận diện thương hiệu, chuẩn UX/UI, chuẩn Sales, chuẩn Marketing, chuẩn SEO
Marketing tinh gọn

Marketing tinh gọn

Giải pháp phòng marketing tinh gọn. Tối ưu tài nguyên, tối ưu hiệu quả marketing.
Truyền thông thương hiệu

Truyền thông thương hiệu

Tư vấn và triển khai truyền thông sáng tạo. Truyền thông đúng, trúng và đủ

Sẵn sàng để tăng doanh số bán hàng 200%

Hàng nghìn doanh nghiệp đã tin tưởng lựa chọn Sao Kim và gặt hái được nhiều thành công. Bạn có muốn trở thành một trong số họ không?

Kết nối ngay với Sao Kim

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

sao-kim-branding.png


    Vui lòng điền đáp bằng số: