Trong bài viết trước, Sao Kim đã giới thiệu 4 mô hình chính dùng để phân tích thương hiệu, trong đó có mô hình brand key. Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ dùng mô hình này để phân tích thương hiệu Apple làm ví dụ minh họa.
Mô hình Brandkey
Mô hình này được mô tả bởi hình chiếc ổ khóa, bao gồm 2 nhóm: nhóm ảnh hưởng và nhóm tạo lập.
Nhóm 1: Nhóm ảnh hưởng
Root Strength: Nền tảng giá trị của thương hiệu đem đến cho khách hàng của mình, thể hiện thông qua thông điệp/tuyên ngôn/lời hứa và những hành động cụ thể, có thể trải nghiệm được.
Competitive environment: môi trường kinh doanh tiềm năng, độ lớn thị trường, đối thủ cạnh tranh , thương hiệu nào là số 1 trong lĩnh vực kinh doanh.
Target: Khách hàng mục tiêu là ai? Độ tuổi nào? Thói quen sở thích ra sao, nhu cầu mong muốn của họ là gì? Yếu tố nào sẽ ảnh hưởng tới khách hàng mục tiêu của bạn?
Insight: Thấu hiểu khách hàng cần gì, muốn gì ? sản phẩm giải quyết được gì cho họ?họ tương tác ra sao với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp? Nhu cầu của thị trường hiện nay ra sao?
Nhóm 2: Nhóm tạo lập
Benefits: Lợi ích của khách hàng khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Bao gồm cả lợi ích về mặt lý tính cũng như cảm tính.
Value, Personality, Beliefs: Giá trị và cá tính đặc trưng của thương hiệu như một con người. Điểm khác biệt, độc đáo, duy nhất của thương hiệu.
Reason to Believe: Lý do khiến khách hàng đặt niềm tin vào thương hiệu của bạn ? (phương châm kinh doanh, thế mạnh sản phẩm, chất lượng dịch vụ… )
Core Value: Giá trị cốt lõi của thương hiệu, thứ không thể thay thế bởi bất cứ yếu tố nào, mọi hoạt động của doanh nghiệp đều phát triển xoay quanh điều này.
Xem ngay: Giải pháp xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp cho doanh nghiệp
Mô hình Brandkey cho Apple
1. Root strength – Thế mạnh cốt lõi
Thế mạnh của Apple là sản phẩm công nghệ có thiết kế vượt trội và khác biệt. Trong khi các công ty công nghệ khác thường cạnh tranh về tính năng sản phẩm, tốc độ xử lý phần mềm, công nghệ phần cứng… thì Apple xác định thế mạnh của mình nằm chính ở thiết kế, khiến mọi sản phẩm của hãng giống như một tác phẩm nghệ thuật.
2. Competitive environment – Môi trường cạnh tranh
Môi trường cạnh tranh trong ngành công nghệ vốn luôn khốc liệt, đồng thời lại luôn thay đổi khó lường nên tất cả những doanh nghiệp gia nhập ngành đều cần phải cạnh tranh trong việc đón đầu xu thế của sự phát triển của công nghệ và thị hiếu người tiêu dùng.
Các đối thủ chính của Apple là Samsung, Nokia, HTC, Dell, HP, mỗi đối thủ cạnh tranh với Apple trong một vài phân khúc như điện thoại, máy tính, tablet, máy nghe nhạc… Trong đó Samsung có thể được đánh giá là đối thủ trực tiếp cạnh tranh với Apple gay gắt nhất trên mọi phân khúc.
3. Target – Đối tượng mục tiêu
Đối tượng chính mà Apple hướng tới là những tín đồ công nghệ- chủ yếu là nam giới độ tuổi 18-40.
4. Insight
Những người yêu Apple thường là người yêu công nghệ, cái đẹp, sự sáng tạo, sự tinh tế thanh lịch. Trong đó, ngành sáng tạo thường là fan ruột của Apple.
Apple đã trở thành “hệ tư tưởng”, bất kỳ ai cũng có thể là khách hàng của họ, cho dù là doanh nhân, lập trình viên…. chỉ cần yêu cái đẹp, sự tinh tế, đột phá, dẫn đầu…
5. Benefits – Lợi ích
Apple xác định các sản phẩm công nghệ của mình không chỉ đáp ứng những lợi ích lý tính như giúp cuộc sống tiện nghi hơn, giúp xử lý công việc hiệu quả hơn, giúp kết nối con người, mà còn nhấn mạnh đến giá trị cảm xúc là giúp người dùng thể hiện giá trị bản thân.
6. Values, Beliefs, Personality – Giá trị, Niềm tin, Cá tính
Nếu coi Apple như một con người thì có thể được mô tả bởi những tính từ như: Sáng tạo, Phong cách, Đơn giản, Đổi mới, Tự do
7. Reason to believe – Lý do tin tưởng
Các sản phẩm của Apple đều được chú trọng từ phần cứng đến các phần mềm đi kèm. Bất cứ sản phẩm “i” nào của Apple, từ Mac, Tune, Phone, đến Pad đều đồng nghĩa với với “phép màu” công nghệ tân tiến nhất.
Trong năm 2015, sự thành công của bộ đôi smartphone iPhone 6 và 6 Plus đã trở thành bệ phóng đưa Apple trở lại với vị trí thương hiệu giá trị nhất thế giới. Chỉ trong một năm, giá trị của Apple đã tăng tới 67%, đạt con số khổng lồ 247 tỷ USD.
Và cùng triết lý đó, M1 đã ra đời tạo ra cuộc cách mạng chip laptop.
Và tiếp đó, M1 ultra lại gây bất ngờ bởi công nghệ “hợp thể” có một không hai.
Liên tiếp tạo ra được những điều đó, Apple cho khách hàng thêm lý do để tin tưởng vào thương hiệu.
8. Discriminator – Điểm khác biệt
Đứng trước nhiều đối thủ nặng ký khác về sức mạnh công nghệ, đội ngũ Apple đã lựa chọn định hướng khác rất thông minh cho các sản phẩm “I”.
Được cho là dựa trên lý thuyết bản sắc xã hội ( Social Identity Theory), Apple đã sử dụng sự phân biệt mạnh mẽ của sản phẩm để tạo điểm khác biệt.
Về cơ bản, lý thuyết này chỉ ra rằng cái tôi của bạn được xây dựng dựa trên nhóm xã hội hoặc nhóm mà bạn nghĩ rằng mình là một phần trong đó.
Và Apple đã tạo ra các sản phẩm với những giao diện, tính năng khiến khách hàng cảm nhận rằng họ khác biệt hoàn toàn so với những người sử dụng các thương hiệu khác.
9. Essence – Bản sắc thương hiệu
Cuối cùng, bản sắc độc đáo khi mà chúng ta liên tưởng tới thương hiệu Apple chính là: Công nghệ, Sáng tạo, Khác biệt, Tinh tế. Bản sắc này đã được truyền thông rất hiệu quả và thành công qua nhận diện và hành vi thương hiệu của Apple suốt bao năm qua.
Xem thêm những bài viết khác:
- Mô hình Brand Equity (tài sản thương hiệu) của Aaker
- Cách viết tầm nhìn và sứ mệnh
- Cách viết tuyên ngôn định vị thương hiệu
- 5 Cách lên ý tưởng thiết kế logo (chuẩn doanh nghiệp)
- 30 Logo nổi tiếng nhất và ý nghĩa của nó
- Cách chọn màu Logo phù hợp, gắn kết với khách hàng
Follow các bài viết chất lượng của Sao Kim tại:
Blog Sao Kim, Cẩm Nang Sao Kim
Facebook: Sao Kim Branding
Case study Behance: Sao Kim Branding
#SaoKim #SaoKimBranding #BrandKey #Apple