Thiết kế logo theo phong thuỷ là yếu tố cần thiết. Bởi theo quan niệm phương Đông, phong thủy giúp doanh nghiệp hài hòa các yếu tố và tự tin hơn trong công việc kinh doanh của mình thông qua các khía cạnh: logo, màu sắc bộ nhận diện, cách đặt tên thương hiệu…Và đây cũng là bộ môn khoa học thực sự chứ không phải là mê tín dị đoan. Vậy nên, để biết cụ thể hơn các thông tin, các bạn hãy cùng Sao Kim tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Xây dựng thương hiệu theo phong thủy – Thiết kế logo
Thiết kế Logo theo phong thủy là sự hài hòa giữa màu sắc, biểu tượng và bố cục, làm thế nào để người xem cảm nhận được sự cân bằng và dễ nhận biết. Quan trọng hơn nó truyền tải được hình ảnh, thông điệp thương hiệu mà doanh nghiệp mang đến cho khách hàng mục tiêu. Và một logo “hợp phong thủy” là khi phù hợp với tính cách của thương hiệu, ngành dịch vụ, được khách hàng chấp nhận. Sự phù hợp ở đây là cả khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp chứ không chỉ là phù hợp với tuổi hay mệnh của người chủ doanh nghiệp.
Logo trước đây của “Vietcombank” được vẽ trên một hình vuông cộng với icon chữ V, B, C lồng vào nhau, logo này mang tính dương cao, đây điều tối kỵ của các doanh nghiệp dịch vụ tài chính. Bởi trong lĩnh vực này, doanh nghiệp cần phải tạo được lòng tin đối với người tiêu dùng. Sự an toàn, tin cậy là điều vô cùng cần thiết nhưng chính cách trình bày của logo cũ tạo ra sự bất an cho người tiêu dùng.
Vì thế, logo mới có icon hình tượng giọt nước “Âm” mềm mại và uyển chuyển hòa quyện cùng chữ “Vietcombank” hình vuông “tính Dương”. Logo này có sự cân bằng âm dương, từ đó tạo nên sự tin tưởng, tính vững chắc và cảm giác gần gũi nơi khách hàng.
Logo Vietcombank
Ngược lại, những ngành nghề đòi hỏi sự sáng tạo, năng động cùng những bước phát triển đột phá như công nghệ thông tin, truyền thông … thì lại có thể dùng những logo có nhiều góc cạnh để phù hợp với tính cách thương hiệu.
Nếu theo mệnh của chủ doanh nghiệp thì các bạn có thể tham khảo các mẫu dưới đây:
Logo mệnh Kim: Hành Kim ứng dụng trong thiết kế logo là những hình được thiết kế theo bố cục tròn, hình cong, hình bán nguyệt. Hình tròn không điểm bắt đầu và cũng không có điểm kết thúc nên nó được tượng trưng cho sự hoàn hảo, hợp tác và thuần nhất. Màu sắc hợp là những màu như trắng, bạc (màu kim) hoặc lựa chọn màu tương sinh với mệnh kim như màu vàng đất, màu cam ấm hoặc màu nâu trầm.
Các hình
Logo mệnh Thủy: Lựa chọn mẫu logo theo bố cục của hình sóng nước hay hình bất định hoặc lựa chọn hình tương sinh mệnh thủy như hình tròn, hình oval, hình cong, hình bán nguyệt. Màu sắc của người hành mệnh thủy là màu xanh lục, đen (màu thủy) hoặc màu sắc theo tương sinh với mệnh thủy như trắng.
Màu đen là màu của sự huyền bí, bất tận và có sức mạnh vô biên, trong khi đó màu xanh dương tượng trưng cho sự tươi mát, điềm tĩnh, hòa bình, nhẹ nhàng.
Hình logo cho mệnh Thủy
Logo mệnh Mộc: Mệnh Mộc phù hợp với những mẫu thiết kế logo theo hình trụ, hình chữ nhật dài, hình cây xanh (hình Mộc) hoặc lựa chọn theo tương sinh là Thủy (sóng nước, hình bất định). Màu sắc có thể sử dụng là màu xanh lá cây, màu lục (màu Mộc) hoặc lựa chọn theo hướng tương sinh với mệnh Mộc là màu xanh nước biển, màu đen, màu xanh đậm (mệnh Thủy)
Màu xanh lá cây cũng là màu của sự sinh sôi, của sự đổi mới, năng lượng mới.
Mẫu logo tương ứng cho mạng Mộc
Logo cho mệnh Hỏa: Lựa chọn thiết kế logo theo hình sắc nhọn như tam giác, cánh buồm, tháp, mũi tên để nói lên sự phát triển bền vững của thương hiệu. Hoặc lựa chọn theo tương sinh mệnh Hỏa là mệnh Mộc (hình cây xanh, hình trụ, hình chữ nhật dài). Màu sắc tương ứng với người mệnh Hỏa có thể sử dụng như màu đỏ, màu hồng, màu tím hoặc cũng có thể chọn màu theo tương sinh với mệnh Hỏa là xanh lá, màu xanh lục (mệnh Mộc)
Các hình tam giác
Logo mệnh Thổ: Hình vuông, hình thoi làm chủ đạo hoặc cũng có thể lựa chọn hình tương sinh với hình vuông là hình mệnh Hỏa. Hình vuông là biểu hiện tính cân bằng, vững chắc nên thường được sử dụng để tạo cảm giác cân xứng.
Màu sắc tương ứng với mệnh Thổ là vàng đất, màu nâu trầm hoặc cũng có thể lựa chọn theo hướng tương sinh với mệnh Thổ là mệnh Kim.
Các hình vuông
Đặt tên thương hiệu
Người chủ cần tìm mệnh phù hợp với mệnh của bản thân rồi từ đó lựa chọn các thành tố của tên. Ví dụ bạn mệnh Mộc thì nên chọn từ thuộc mệnh Thủy để đặt tên thương hiệu.
Cách tính mệnh của chủ sở hữu theo ngũ hành thì lấy năm sinh âm lịch:
Mệnh = can + chi. Nếu kết quả lớn hơn 5 thì trừ đi 5 để ra mệnh.
Các thành phần trong tên theo quy luật âm dương khi phối hợp với nhau cần tạo nên nghĩa tốt theo quan hệ tương sinh:
Thủy & Mộc (Thủy nuôi dưỡng mộc lớn lên)
Mộc & Hỏa (Mộc làm cho hỏa thêm vượng)
Hỏa & Thổ (Hỏa làm cho thổ thuần khiết)
Kim &Thủy (Kim khiến Thủy thêm dồi dào)
- Quy luật âm dương trong đặt tên
Quy luật âm dương được thành lập khá phức tạp, nó được dựa trên các chữ Hán Việt và số nét của chúng. Tuy nhiên, có một cách hiểu đơn giản hơn là dựa trên dấu của những từ xuất hiện trong tên để xác định âm dương.
Đó là những từ thuộc tính dương có các dấu: sắc, ngã, hỏi, nặng.
Các từ thuộc tính âm là có vần bằng bao gồm từ có dấu: huyền, hoặc thanh ngang (không dấu)
- Quy luật về số nét của từ trong tên thương hiệu
Số nét trong một từ và tổng số nét của tên thương hiệu cũng phản ánh sự thành bại trong công việc kinh doanh, sự phổ biến của thương hiệu đó.
Khi các yếu tố âm dương và ngũ hành đã hài hòa rồi, bạn cần kiểm tra lại về tổng số nét, những tên có tổng số nét như 3, 5, 6, 8, 11, 13 sẽ mang lại điềm lành, đại cát.
Ban đầu, chủ công ty Toyota muốn đặt tên theo tên gọi của dòng họ sáng lập là Toyoda. Tuy nhiên, sau đó đã đổi tên thành Toyota dù phát âm không rõ như Toyoda, nhưng hợp với tâm lý quảng cáo. Hơn nữa, chữ Toyota có 8 nét, Toyoda có 10 nét và theo quan niệm truyền thống của người Nhật, số 8 mang lại may mắn và tượng trưng cho sự lớn mạnh không ngừng, trong khi con số 10 là số tròn chĩnh, không còn chỗ cho sự phát triển. Thương hiệu Toyota ra đời từ đó và trở thành một trong những thương hiệu xe hơi hàng đầu thế giới hiện nay.
Màu sắc nhận diện trong Thiết kế Logo phong thủy
Hệ thống nhận diện thương hiệu quan trọng nhất vẫn là cách dùng màu sắc theo phong thủy tuân theo quy tắc ngũ hành hợp với mạng của chủ doanh nghiệp. Lựa chọn màu sắc trong phong thủy cần hướng đến việc cân bằng năng lượng âm và dương và sự tương sinh, tương khắc của Ngũ Hành sẽ mang lại sự hài hòa lý tưởng. Có nhiều cách phối hợp màu sắc nhưng một sự kết hợp theo phong thủy phải theo cách tính tương sinh giữa các hành và sự hòa hợp giữa âm và dương. Các hành tương sinh và có thể phối hợp với nhau là:
=>> Xem thêm: Các quy luật cần xem xét khi đặt tên thương hiệu theo phong thuỷ
Thủy và Mộc: Đen và Xanh lục, Mộc và Hoả: Xanh lục và Đỏ.
Hoả và Thổ: Đỏ và Vàng, Thổ và Kim: Vàng và Trắng, Kim và Thủy: Trắng và Đen.
Sử dụng màu sắc cần có sự kết hợp hài hòa cân bằng với lĩnh vực kinh doanh, văn hóa và địa lý. Các màu nóng thường thể hiện sự sôi nổi, tuổi trẻ và năng lượng. Trong khi các màu lạnh lại đại diện cho sự thăng bằng ổn định, đáng tin cậy và hài hòa. Đó là vì sao rất nhiều logo ngân hàng có màu xanh dương và logo thức ăn nhanh có màu vàng, đỏ.
Ví dụ: Hệ thống nhận diện thương hiệu của Google đã đi theo một thiết kế phẳng hóa hoàn toàn, sử dụng kiểu chữ sans-serif cùng màu sắc hiện đại, tươi mới hơn so với thiết kế đổ bóng và chữ “e” xoay nghiêng. Logo sở hữu 4 sắc màu chính: Đỏ, xanh lục, vàng, xanh lá cây. Các bạn có thể thấy sự tương sinh qua 4 màu này, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim cùng sự sắp xếp xen kẽ đã tạo sự vui tươi, thân thiện, gần gũi, khoáng đạt, sáng tạo, cân bằng với người dùng mà không quá chói mắt. Rất đúng với tính chất “người bạn” tìm kiếm của mọi người.
Thêm vào đó, các chấm tròn truyền tải phản hồi một cách súc tích của logo trong những thời điểm tương tác, trợ giúp và chuyển tiếp.
Nhận diện thương hiệu Google
Hệ thống nhận diện thương hiệu ấn tượng và thành công còn tạo ra sự khác biệt và việc lựa chọn màu sắc thương hiệu cũng phụ thuộc vào màu sắc đối thủ cạnh tranh. Nếu muốn tạo sự độc đáo, nhắc nhớ khách hàng về thương thương hiệu của mình thì bạn nên linh hoạt hơn khi áp dụng các màu sắc.
Địa điểm giao dịch
Đây là nơi tiếp xúc giữa doanh nghiệp và khách hàng. Vì vậy, khi chọn địa điểm để thương hiệu hiện diện cần có sự tính toán một cách khoa học. Ngoài những yếu tố phong thủy truyền thống về ánh sáng, bố trí nội thất, cần quan tâm đến những yếu tố phong thủy. Chẳng hạn cần hiểu rõ đối tượng khách hàng mục tiêu là ai, họ thường xuất hiện ở đâu và thích đến nơi nào, từ đó sẽ có nhiều lựa chọn về địa điểm giao dịch.
Hệ thống quán cà phê Highlands thường đặt ở tầng trệt các cao ốc hạng A bởi lý do đơn giản đây là nơi hiện diện của các doanh nghiệp lớn, nên những người ra vào các tòa nhà hầu hết đều có thu nhập cao, đúng với phân khúc thị trường của Highlands. Tương tự như vậy, các tiệm ăn nhanh như KFC, Lotteria thường được đặt gần các trung tâm Anh ngữ hay trường quốc tế bởi đây là địa điểm của lứa tuổi teen.
Highlands ở tòa tháp Hà Nội trên phố Hai Bà Trưng.
Cũng chính từ những logic khoa học này, ở nước ta đã hình thành phố Wall Việt Nam – đường Nguyễn Công Trứ (TP.HCM) hay Láng Hạ (Hà Nội), nơi tụ tập hầu hết các công ty chứng khoán và ngân hàng. Đường Lê Văn Sỹ (TP.HCM) là nơi của các thương hiệu thời trang bình dân trong khi đường Nguyễn Trãi (TP.HCM) lại là nơi xuất hiện của các thương hiệu thời trang cao cấp…
Nguồn: Sao kim Branding
Chuyên gia số 1 về Thương hiệu
Xem thêm những bài viết chất lượng khác:
- Khi nào doanh nghiệp cần tới Business Guidelines
- Doanh nghiệp nhỏ chiến thắng người khổng lồ bằng xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp
Follow các bài viết chất lượng của Sao Kim tại:
Blog Sao Kim, Cẩm Nang Sao Kim
Facebook: Sao Kim Branding
Case study Behance: Sao Kim Branding
#SaoKim #SaoKimBranding #ThietKeLogo #Logo