Xây dựng chiến lược thương hiệu đúng đắn và chuyên nghiệp chính là yếu tố quyết định nên sự thành công và phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Xây dựng chiến lược thương hiệu chuẩn xác ngay từ đầu giúp doanh nghiệp có những bước đi khoa học, cụ thể trong quá trình chinh phục thị trường.
Vậy làm cách nào để có cho mình chiến lược xây dựng thương hiệu phù hợp nhất? Hãy cùng Sao Kim tìm hiểu top 10 chiến lược xây dựng thương hiệu đỉnh cao dưới đây nhé.
1. Chiến lược thương hiệu tập trung
Chiến lược tập trung là chiến lược xây dựng thương hiệu từ việc tập trung vào một đoạn thị trường nhất định phù hợp nhất với khả năng phát triển của doanh nghiệp. Chiến lược xây dựng thương hiệu tập trung thường phù hợp với những doanh nghiệp mới bước chân vào thị trường, còn yếu về tiềm lực và kinh tế. Để tránh bị cạnh tranh bởi các đối thủ mạnh sẵn có, doanh nghiệp lựa chọn hướng đi riêng với phân khúc riêng và độc lập phát triển. Điều này giúp doanh nghiệp tập trung được nguồn lực, khả năng sản xuất, nhân sự cho thị trường mục tiêu đó. Từ đó, doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, nhược điểm của chiến lược này là độ rủi ro lớn nếu có biến động về nhu cầu thị trường.
Hãng xe máy Minsk xâm nhập thị trường xe máy Việt Nam bằng loại xe “Minkhơ” dùng cho nông thôn, miền núi. Đây là chiến lược xây dựng thương hiệu tập trung vào một phân khúc thị trường nhất định. Tuy nhiên, trước đây tại quê hương Belaruss (Bạch Nga), Hãng Minsk lại dùng chiến lược khác hoàn toàn: cung cấp cho mọi khách hàng cùng một loại xe máy Minsk. Sở dĩ áp dụng chiến lược này là thị trường xe máy ở Belaruss tại thời điểm đó hầu như không có cạnh tranh.
Hãng Canon Nhật Bản xây dựng thương hiệu tại thị trường Australia với loại máy photocopy để bàn đơn giản, giá thấp nhằm vào thị trường mà các sản xuất lớn như Xerox bỏ qua (họ chỉ sản xuất máy phô tô to, giá cao, để trên sàn nhà.
Hoặc một số hãng máy tính đã sản xuất máy tính nhỏ xách tay cho các nhân viên bán hàng, các nhà kinh doanh đi lại nhiều.
Chiến lược xây dựng thương hiệu tập trung của xe máy Minsk
Chiến lược xây dựng thương hiệu tập trung áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ, nguồn lực thấp, muốn phát triển dựa vào thị trường nhất định, mới tham gia thị trường. Để xây dựng thương hiệu theo chiến lược tập trung, doanh nghiệp cần nghiên cứu rất kỹ thị trường mục tiêu mà họ nhắm tới, vì đó là điều kiện tiên quyết cho những thành công sau này: Quy mô và sự tăng trưởng (thị phần, mức tăng trưởng), Độ hấp dẫn của thị trường, cùng với các mục tiêu và khả năng của doanh nghiệp hiện có.
2. Chiến lược thương hiệu khác biệt hóa
Chiến lược xây dựng thương hiệu theo hướng khác biệt hoá là chiến lược mà doanh nghiệp định vị sản phẩm hoặc dịch vụ theo hướng khác biệt so với tất cả các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, từ đó khắc sâu trong tâm trí khách hàng đặc điểm nổi bật khác biệt của sản phẩm hoặc dịch vụ đó.
Chiến lược khác biệt hoá được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng và thành công, một trong những case study nổi bật nhất của chiến lược xây dựng thương hiệu khác biệt hoá phải kể tới Zara. Vào những năm của thế kỷ 20, trong khi các hãng thời trang đình đám đều chỉ ra mỗi năm 1-2 Bộ sưu tập mới, thì Zara – kẻ xuất hiện sau và chưa nổi bật, lại tự tin “xuất xưởng” Bộ sưu tập mới nhanh đến chóng mặt. Điều này chính là sự “khác biệt hoá” mà Zara chọn cho thương hiệu của mình.
Trong cuốn tiểu sử của cuộc đời mình, nhà sáng lập Zara – Amancio Ortega đã chia sẻ chiến lược thương hiệu của mình đó là:
- Tốc độ: Khi mới thành lập năm 1975, Zara đã làm đảo lộn giới bán lẻ với kế hoạch ra mẫu quần áo mới nhanh và liên tục hơn bất kỳ đối thủ nào trong giới thời trang. Được mệnh danh là “thời trang siêu tốc”, chiến lược của Ortega là đổi mới mẫu mã cho các cửa hàng Zara 2 lần/ tuần và chỉ nhận đặt hàng trong 48 giờ (theo CNBC). Chiến lược “tốc độ” này đã làm nên tên tuổi của Ortega.
- Luôn nghĩ về nhu cầu thị trường: Nhu cầu của khách hàng quyết định các mẫu thiết kế và các bộ sưu tập thời trang của Zara. Zara luôn chú ý quan sát những gì người ta đang mặc, lắng nghe những nhu cầu về thời trang của đối tượng tiềm năng.
Zara theo đuổi chiến lược thương hiệu khác biệt hoá
Tại Việt Nam, chiến lược xây dựng thương hiệu theo hướng khác biệt hoá được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng. Ví dụ: TH True Milk với dòng sản phẩm sữa “Thật sự thiên nhiên”, nước tương Chinsu “Sạch”, Giao hàng nhanh với khác biệt về tốc độ gửi hàng,…
> Tải ngay: Mẫu chiến lược thương hiệu – nhanh chóng tạo chiến lược thương hiệu bài bản cho doanh nghiệp của bạn.
3. Chiến lược thương hiệu chi phí thấp
Chiến lược chi phí thấp là tạo lợi thế cạnh tranh bằng cách tạo ra sản phẩm/dịch vụ với chi phí thấp nhất nhằm thu hút khách hàng mục tiêu nhạy cảm với giá thấp. Bạn nên áp dụng nếu doanh nghiệp của bạn tập trung vào công nghệ và quản lý để giảm chi phí, không tập trung khác biệt hóa sản phẩm hay sản phẩm của bạn thuộc loại hàng hóa phổ biến, thị trường đã bão hòa và chỉ có thể nhận biết bằng giá.
Chiến lược này cũng được các doanh nghiệp lớn áp dụng bởi dễ “ tiêu diệt” những đối thủ cạnh tranh nhỏ yếu hơn.
Bạn có thể thấy chuỗi siêu thị bán lẻ BigC – Thương hiệu của tập đoàn Casino (Pháp), một trong những tập đoàn bán lẻ hàng đầu châu Âu với hơn 9.000 cửa hàng tại Việt Nam, Thái Lan, Vê-nê-zuê-la, Hà Lan, Pháp…
BigC với định vị là hàng hóa giá rẻ, họ liên tục đưa ra các chương trình khuyến mãi, các sản phẩm với giá rẻ, phù hợp với túi tiền của nhiều người dân. Bên cạnh đó, BigC còn liên kết với các nhà sản xuất lớn để có thể giảm giá thành sản phẩm đến mức tối đa cho người tiêu dùng, có những chính sách bình ổn giá. Tất cả đã tạo nên lợi thế cạnh tranh rất lớn cũng như sự nhận diện thương hiệu rõ ràng với người tiêu dùng.
Chiến lược xây dựng thương hiệu chi phí thấp của Big C
Tuy nhiên, nếu một doanh nghiệp không có đủ tiềm lực kinh tế và khả năng thật sự để theo đuổi chiến lược chi phí thấp lâu dài, thì không nên sử dụng chiến lược xây dựng thương hiệu này.
4. Chiến lược làm mới thương hiệu (Rebranding)
Bên cạnh những chiến lược xây dựng thương hiệu theo suốt cùng doanh nghiệp kể từ khi bắt đầu bước chân vào thị trường cho tới khi đã phát triển đến tầm cao nhất định, thì việc làm mới thương hiệu là chiến lược không thể không nhắc đến trong quá trình xây dựng thương hiệu vững mạnh. Làm mới thương hiệu chính là cách doanh nghiệp thay đổi phù hợp với thị trường, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thích nghi với những xu hướng mới. Làm mới thương hiệu có thể là thay đổi một logo, thay đổi toàn bộ Bộ nhận diện thương hiệu, hay thay đổi toàn bộ từ nhận diện thương hiệu cho tới chiến lược kinh doanh.
Việc thay đổi logo của các doanh nghiệp lớn thường xảy ra khi đạt bước tiến mới trong dịch vụ hay công nghệ. Bên cạnh đó, sự chuyển đổi này có lẽ phù hợp với một cách tiếp cận hợp lý hơn về thiết kế cũng như một số đặc điểm điển hình của nền kinh tế hiện đại là các biểu tượng hoạt động tốt hơn các tên dài trên ứng dụng và màn hình máy tính; chúng cũng cho phép một sự linh hoạt tốt hơn nếu như công ty muốn gia nhập vào nhiều lĩnh vực cùng lúc.
MasterCard thay đổi nhận diện thương hiệu
MasterCard đã công bố mẫu logo mới cùng với một hệ thống thanh toán kỹ thuật số an toàn mới nhất – Masterpass, thể hiện sự hoàn thiện và phát triển của lĩnh vực thanh toán vào năm 2016.
Thương hiệu này đã cải tiến bộ nhận diện thương hiệu với hệ thống thiết kế và dấu hiệu (Brand Mark – biểu tượng, mẫu vẽ) mới để tăng sự nhận diện và nâng tầm thương hiệu. Bởi theo họ khẳng định đây là thời điểm thương hiệu cần thay đổi để minh chứng cho sự phát triển không ngừng của MasterCard.
Đọc thêm về: Quy trình làm mới thương hiệu hiệu quả
5. Chiến lược thương hiệu truyền cảm hứng
Truyền cảm hứng cho người dùng rất quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp. Bởi một thương hiệu tạo được truyền cảm hứng tốt tới khách hàng sẽ có khả năng được ghi nhớ lâu dài. Tạo ra USP và điểm bùng phát (The Tipping Point) để nhóm khách hàng tiềm năng cũng như khách hàng ngách, thích ứng với xu thế doanh nghiệp tạo ra. Hãy áp dụng phương thức này nếu doanh nghiệp của bạn có thể tạo ra các sản phẩm/dịch vụ mới, có tầm kiểm soát hệ thống phân phối.
Truyền cảm hứng, chạm tới cảm xúc của khách hàng là điểm cốt lõi của phương thức xây dựng thương hiệu đã được Swatch, Apple, Louis Vuitton áp dụng thành công “Thương hiệu là phù hiệu, thể hiện cái tôi, sự khác biệt của mỗi cá nhân” . “Think Different – Nghĩ khác biệt” là một trong những chiến dịch quảng cáo lịch sử có vai trò quan trọng trong việc vực dậy Apple. Với ý tưởng lựa chọn những thiên tài, những người bị coi là kiêu ngạo lên đoạn quảng cáo 1 phút, Apple muốn khẳng định chỉ những người đủ khác biệt mới nghĩ bản thân có thể thay đổi thế giới và Apple cũng chính là sản phẩm sẽ giúp bạn làm điều đó. Và sau đoạn quảng cáo, doanh số của Apple ngay lập tức tăng vọt, khiến trong vòng 12 tháng, cổ phiếu của Apple tăng giá gấp 3.
6. Chiến lược tối đa hóa điểm chạm thương hiệu
Với các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm tiêu dùng cho thị trường và sử dụng các kênh social media: facebook, instargram,…thì khi thêm một ảnh mới vào các trang mạng xã hội của doanh nghiệp mình, bạn hãy tự hỏi, có phù hợp với thông điệp thương hiệu đang theo đuổi hay chỉ là theo xu hướng? Có nâng tầm thương hiệu không?
Xây dựng thương hiệu với chiến lược tiếp cận khách hàng tại mọi điểm chạm, là cách doanh nghiệp đồng bộ tất cả thông điệp thương hiệu và gửi chúng cho khách hàng tại mọi điểm tiếp xúc với thương hiệu. Đây là cách áp dụng cho các doanh nghiệp có thế mạnh về tài chính, nguồn lực và nhân sự
Trong nỗ lực để tạo dựng nền móng cho thương hiệu, bạn cần chắc chắn các thông điệp mình đang truyền tải đều có tính gắn kết. Sau đó, sự nhất quán sẽ góp phần nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu và gia tăng lòng trung thành của khách hàng.
Hãy cùng nhìn Coca Cola. Khi đã có sự cam kết về tính nhất quán, mọi yếu tố trong hoạt động tiếp thị của họ đều hoạt động rất hài hoà và ăn ý với nhau. Đây chính là một trong những yếu tố quan trọng giúp họ trở thành một trong những thương hiệu dễ nhận biết nhất trên thế giới.
Để tránh trường hợp các khách hàng tiềm năng phân vân hay lo lắng khi kết nối với thương hiệu tại từng “điểm chạm”, hãy cân nhắc tới những lợi thế bạn có được từ việc tạo một hướng dẫn, quy chuẩn riêng về phong cách. Nó có thể bao gồm mọi thứ, từ tông giọng bạn sẽ sử dụng cho tới sơ đồ màu để định vị một số sản phẩm hoặc dịch vụ,… Bằng cách dành thời gian để chi tiết hóa những điểm này, thương hiệu của bạn chắc chắn sẽ khác biệt trên một khía cạnh tổng thể.
7. Chiến lược sáp nhập để mở rộng thị phần
Mặc dù tính nhất quán nhằm thiết lập tiêu chuẩn cho thương hiệu nhưng tính linh hoạt chính là điều kiện đủ, cho phép bạn thực hiện các điều chỉnh để tạo sức hút cũng như khác biệt trong cách tiếp cận khách hàng tiềm năng. Nếu doanh nghiệp của bạn muốn đưa ra những dòng sản phẩm hay dịch vụ mới, hướng đến những nhóm đối tượng mới và cần đảm bảo tính nhất quán thì hãy nằm lòng tính “linh hoạt” này.
Sáp nhập (Merge) chính là một cách để doanh nghiệp không tốn quá nhiều công sức mà vẫn có thể dễ dàng mở rộng thị phần, xây dựng thương hiệu một cách nhanh chóng. Tại Việt Nam, đây là một trong những cách thương xuyên được áp dụng và đem lại kết quả thành công cho rất nhiều thương hiệu.
Một ví dụ điển hình về chiến lược này chính là Old Spice khi hợp tác với Wieden + Kennedy để định vị thương hiệu cho một phân khúc khách hàng mới. Để giữ vững vị trí, Old Spice đã cải tiến chiến lược thương hiệu đang phát triển mạnh mẽ của mình nhắm tới nhóm đối tượng trẻ hơn, thông qua các chiến dịch truyền thông, xây dựng website, bao bì cũng như tên gọi mới cho dòng sản phẩm đặc biệt này.
Vì thế hãy tìm kiếm những cách sáng tạo hơn để kết nối với khách hàng mới cũng như nhắc nhở khách hàng cũ lý do tại sao họ lại trung thành với sản phẩm dịch vụ.
8. Chiến lược kết nối cảm xúc
Có lẽ đây là chiến lược xây dựng thương hiệu mà các doanh nghiệp dù mới khởi nghiệp hay đã lớn mạnh đều cần áp dụng.
Khơi dậy cảm xúc như là lợi ích sản phẩm. Bởi khách hàng thường hành động để tìm kiếm các sản phẩm đem lại những lợi ích và cảm xúc tích cực. Và cũng bởi khách hàng không phải lúc nào cũng lý trí. Liệu bạn có thể thay đổi quan điểm của những người sẵn sàng trả hàng ngàn đô la cho Harley để mua một chiếc xe motor khác rẻ hơn nhưng chất lượng cũng tương xứng trong khi họ luôn nghĩ tới việc: “Hãy mua một chiếc Harley”.
Điều đó cho thấy, Harley Davidson tận dụng yếu tố cảm xúc để làm thương hiệu khi xây dựng một cộng đồng đẳng cấp HOG – Harley Owners Group nhằm mục tiêu kết nối khách hàng với thương hiệu và với nhau.
Bằng cách cung cấp cho khách hàng cơ hội cảm thấy mình trở thành một phần của một cộng đồng đẳng cấp có sự kết nối chặt chẽ thay vì chỉ hội tụ những người đi motor như cách thông thường. Và cũng bởi, con người có khuynh hướng kết nối và xây dựng các mối quan hệ. Vì vậy, hãy tìm cách để kết nối với khách hàng theo cách cảm xúc hơn. Vậy bạn có đang mang lại cho họ điều này?
9. Chiến lược thương hiệu dựa vào Market Leader
Hãy coi cạnh tranh như là một thách thức cần có để cải thiện chiến lược cụ thể cũng như tạo ra những giá trị khác biệt, đột phá trong chiến lược thương hiệu tổng thể.
Đây là chiến lược của doanh nghiệp thách thức vị trí dẫn đầu với mục tiêu quan trọng nhất là đánh đổ hay ít nhất tiến sát đến vị trí của doanh nghiệp dẫn đầu.
Coca Cola được coi là nhãn hiệu có lịch sử lâu đời (117 năm). Đó là nhãn hiệu được các thế hệ trước sử dụng từ lâu. Do đó Pepsi trở thành thứ cho giới trẻ với khẩu hiệu “thế hệ Pepsi”. Chiến lược này đang rất thành công.
Thêm vào đó, với sản phẩm không có gì nổi trội về hương vị hơn Coca Cola, Pepsi đã “né điểm yếu” của mình và dựa vào storytelling để nâng tầm thương hiệu qua nhiều hình thức sáng tạo khác nhau một cách thông suốt, thống nhất: logo, thông điệp, tận dụng influencer theo hướng chia sẻ khoảnh khắc, tuổi trẻ, tương lai.
Việc quan sát điểm mạnh của đối phương, thay đổi hướng đi, phát triển điểm mạnh của bản thân là rất quan trọng nếu bạn muốn nâng tầm thương hiệu.
10. Chiến lược xây dựng thương hiệu đề cao chất lượng dịch vụ
Dịch vụ khách hàng là một trong năm chiến lược “NHẤT” trong ngành bán lẻ. Các doanh nghiệp dành nhiều chính sách ưu đãi, hấp dẫn cho khách hàng, giải tỏa những băn khoăn lo lắng của khách hàng khi sử dụng sản phẩm.
Trong đó, việc nhân sự có thể hiểu sâu sắc về cách thức giao tiếp với khách hàng và đại diện cho thương hiệu rất quan trọng.
Một trong những hình mẫu điển hình đó là Zappos – công ty bán giày trực tuyến lớn nhất trên thế giới với phương châm phục vụ mang lại niềm vui cho khách hàng.
Theo đó, trung tâm dịch vụ của khách hàng Zappos hoạt động liên tục 24/24 và mỗi nhân viên mới sẽ được đào tạo trong 4 tuần.
Trên website các hình ảnh của sản phẩm được chụp tới 8 góc độ khác nhau, rất chi tiết. Bằng cách này khách hàng có thể không cần chạm vào sản phẩm mà vẫn đánh giá được chất lượng sản phẩm.
Zappos cam kết tất cả các thương hiệu đều có sự nhất quán trong từng tương tác của khách hàng trên các kênh trực tuyến cũng như người với người khi đã dành thời gian, tâm huyết và nguồn lực phát triển riêng một bộ phận gọi là Zappos Insights.
Bằng cách đó, Zappos đã xây dựng được hình ảnh một doanh nghiệp sở hữu dịch vụ chăm sóc khách hàng hữu ích và đầy nhân văn.
Qua các thông tin về top 10 chiến lược xây dựng thương hiệu đỉnh cao trên, Sao Kim tin chắc rằng các bạn đã có được cho mình cái nhìn cũng như bài học riêng cho quá trình phát triển thương hiệu thật mạnh mẽ và hiệu quả.
Nếu các bạn cần tư vấn chiến lược thương hiệu cho doanh nghiệp của mình, hãy kết nối với các chuyên gia của Sao Kim tại 0964 699 499 hoặc contact@saokim.com.vn nhé.
Xem thêm những bài viết chất lượng khác:
- Chiến lược xây dựng Nhận thức thương hiệu
- Kế hoạch truyền thông thương hiệu
- Bộ nhận diện thương hiệu là gì?
- Kinh nghiệm thay đổi logo thương hiệu
- Cách vẽ Bản đồ hành trình khách hàng
- Thiết kế trải nghiệm khách hàng
Follow các bài viết chất lượng của Sao Kim tại:
Blog Sao Kim, Cẩm Nang Sao Kim
Facebook: Sao Kim Branding
Case study Behance: Sao Kim Branding
#SaoKim #SaoKimBranding #XayDungThuongHieu #Branding