Xây dựng thương hiệu luôn đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp. Nhưng hơn lúc nào hết, trong bối cảnh thị trường biến đổi nhanh như hiện tại, các doanh nghiệp thành công lại ưu tiên việc đầu tư vào xây dựng thương hiệu.
Năm lý do ưu tiên xây dựng thương hiệu trong 2021
Năm 2020 là một năm đầy biến động, doanh nghiệp chịu tác động nặng nề của đại dịch, dẫn đến việc phải tiết giảm chi phí marketing, thay thế các kênh không hiệu quả và tìm kiếm các giải pháp thu hút khách hàng trong bối cảnh hành vi người dùng thay đổi nhanh chóng.
Vậy tại sao đây là lại là thời điểm quan trọng để ưu tiên xây dựng thương hiệu? Hãy cùng xem xét 5 lý do các chuyên gia đánh khuyên doanh nghiệp nên chú ý đầu tư vào thương hiệu:
1.1 Xây dựng thương hiệu là đầu tư tài sản có hiệu quả dài hạn
Khác với hoạt động quảng cáo khuyến mại có thể mang lại hiệu quả tức thì nhưng khi dừng lại thì “phép màu” cũng chấm dứt. Xây dựng thương hiệu là sự đầu tư lâu dài, và càng về sau, giá trị của thương hiệu càng lớn.
1.2 Xây dựng thương hiệu là hoạt động thiết yếu cần thực hiện
Khi thị trường thay đổi, hiệu quả các kênh quảng cáo, marketing giảm đi, chi phí cho các hoạt động marketing có thể suy giảm tương ứng. Tuy nhiên, các hoạt động xây dựng thương hiệu là hoạt động cốt lõi mà doanh nghiệp không thể cắt giảm.
1.3 Thương hiệu là yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến quyết định của người tiêu dùng
Theo một khảo sát, có tới 95% khách hàng có xu hướng lựa chọn sản phẩm có thương hiệu, ngay cả khi việc mua sắm diễn ra trên các sàn thương mại điện tử.
1.4 Xây dựng thương hiệu giúp đảm bảo các nỗ lực truyền thông marketing đúng hướng
Nếu coi hoạt động truyền thông là phần nóc của ngôi nhà, thì xây dựng thương hiệu chính là nền móng. Việc xây dựng nền móng thương hiệu vững chắc đảm bảo cho những nỗ lực truyền thông, marketing đi đúng hướng và hiệu quả dài lâu.
1.5 Phương tiện truyền thông và hành vi người dùng thay đổi nhanh chóng
Phần được kế thừa qua mọi biến đổi chính là tài sản thương hiệu, vốn được định hướng dài hạn từ quá trình xây dựng nền tảng thương hiệu.
Xem thêm: 9 việc Brand manager cần quan tâm trong 2021
8 xu hướng nhận diện thương hiệu năm 2021 nhất định cần biết
Để xây dựng thương hiệu doanh nghiệp cần làm gì?
Xây dựng thương hiệu là mang lại giá trị to lớn và lâu dài cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, một quy trình bài bản, chuyên nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, nguồn lực và đảm bảo thành công. 4 Bước xây dựng thương hiệu dưới đây được Sao Kim đúc kết từ kinh nghiệm triển khai thành công cho hàng nghìn khách hàng.
Bước 1: Nghiên cứu thấu hiểu thị trường/ khách hàng
Đây là một bước quan trọng thường bị bỏ qua trong nhiều bản kế hoạch xây dựng thương hiệu. Việc thấu hiểu, nghiên cứu đầy đủ giúp doanh nghiệp có được các thông tin đầu vào cần thiết để phân tích và quyết định cho các giai đoạn tiếp theo. Thông thường, mô hình nghiên cứu 4C (Category – ngành hàng, Customer – khách hàng; Competitor – đối thủ cạnh tranh và Company – bản thân doanh nghiệp) được ứng dụng ở bước này. Các thông tin được thu được giúp doanh nghiệp trả lời các câu hỏi như:
- Có những phân khúc khách hàng nào có thể có trên thị trường, quy mô và nguồn phát triển của nó?
- Chân dung khách hàng mục tiêu?
- Đâu là các nhân tố ra quyết định mua hàng?
- Các doanh nghiệp nào đang tham gia ngành hàng? Đâu là lợi thế cạnh tranh của đối thủ?
- Có những sự thật ngầm hiểu (insight) nào của khách hàng có thể được khai thác cho việc định vị thương hiệu?
Bước 2: Xây dựng bộ định vị thương hiệu
Việc xây dựng bộ định vị thương hiệu cũng giống như việc xây dựng nền móng cho một ngôi nhà. Thiếu đi nền tảng này, thương hiệu sẽ không thể hình thành và phát triển. Có nhiều mô hình (framework) khác nhau dùng định nghĩa về thương hiệu như Brand DNA, Brandkey, Brand Wheel … Tuy nhiên, một vài điểm chung của các mô hình gồm:
Các nhận biết cơ bản của thương hiệu (Brand Attributes): là logo, màu sắc, đặc điểm nhận dạng giúp thương hiệu đó khác biệt với thương hiệu khác.
+ Các Lợi ích thương hiệu (Brand Benefits): là lợi ích lý tính (lợi ích về mặt thực tiễn) và lợi ích cảm tính (lợi ích về mặt cảm nhận) của thương hiệu đó mang lại cho người tiêu dùng.
+ Niềm tin thương hiệu / Brand Beliefs: Niềm tin nào chứng tỏ rằng thương hiệu sẽ mang lại lợi ích cho người dùng
+ Tính cách thương hiệu / Brand personalization: Nếu thương hiệu đó biến thành người thì người đó sẽ như thế nào, tính cách người đó ra sao?
+ Tinh chất thương hiệu / Brand Essence: là tóm tắt yếu tố tạo sự khác biệt và đặc trưng, thường được sử dụng như câu slogan của thương hiệu
Bước 3: Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu
Nhận diện thương hiệu được coi là sự hữu hình hóa các yếu tố định vị thương hiệu nhằm đưa thương hiệu trực tiếp đến với công chúng mục tiêu. Một hệ thống nhận diện thương hiệu có thể bao gồm:
- Các yếu tố nhận diện cốt lõi: tên thương hiệu, logo, slogan, màu sắc nhận diện
- Ứng dụng cơ bản cho hoạt động kinh doanh: Danh thiếp – Giấy tiêu đề – Phong bì thư – Hoá đơn – File folder – Đồng phục nhân viên
- Tài liệu truyền thông marketing: Catalogue – Profile công ty – Brochure dự án – Flyer / Leaflet – Sales kit
- Nhận diện sản phẩm: Bao bì sản phẩm – Nhãn mác – Kiểu dáng sản phẩm – Dấu hiệu nhận biết trên bao gói
- Nhận diện tại điểm bán: Biển cửa hàng – Biển hiệu đại lý – Poster – Banner / Standee – Mockup – POSM
- Nhận diện thương hiệu số: Website công ty – Landing page – Microsite – Facebook Fanpage – Banner ads – Email marketing
- Nhận diện thương hiệu trong môi trường: Biển hiệu công ty – Biển hiệu phòng ban – Biển hiệu chi nhánh – Phương tiện vận tải – Phương tiện thi công
Nhận diện thương hiệu là một công cụ quan trọng thiết kế thương hiệu và hiệu quả giúp cho việc thực thi chiến lược thương hiệu trở lên hiệu quả. Đây cũng chính là hạng mục được nhiều doanh nghiệp lựa chọn cho việc xây dựng thương hiệu.
Xem thêm: Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu số – cơ hội sống còn của doanh nghiệp
Báo giá thiết kế bộ nhận diện thương hiệu được tính như thế nào?
Bước 4: Xây dựng và triển khai hoạt động truyền thông thương hiệu
Truyền thông thương hiệu là phương pháp giới thiệu thương hiệu đến với công chúng mục tiêu một cách chủ động. Khi xây dựng một kế hoạch truyền thông thương hiệu, các bước sau đây cần được lưu ý:
- Nghiên cứu để xác định mục tiêu truyền thông và đối tượng truyền thông
- Tìm hiểu insight của đối tượng truyền thông
- Thiết kế thông điệp truyền thông
- Xây dựng kế hoạch chi tiết
- Đưa ra hệ thống đo lường và kiểm soát chiến dịch truyền thông
Trên đây là 4 bước bài bản, chuyên nghiệp giúp doanh nghiệp hoạch định việc xây dựng thương hiệu hiệu quả. Tùy theo nguồn lực cho phép, doanh nghiệp có thể áp dụng quy trình này một cách chi tiết, đầy đủ hoặc triển khai theo thực tế doanh nghiệp mình.
Với sứ mệnh “Nâng tầm thương hiệu Việt”, Sao Kim Branding đã và đang tạo ra sức mạnh và sinh khí cho hơn 5.000+ khách hàng, CEO/ Marketers có thể tận hưởng ưu đãi lớn từ chương trình khuyến mại cuối năm của Sao Kim Branding để chuẩn bị sẵn sàng bứt phá thương hiệu 2021.
Gói quà tặng cho mọi khách hàng ưu đãi tới 40% trong chương trình Xây dựng thương hiệu, đột phá doanh thu 2021!
Nguồn: Sao Kim Branding