Xây dựng thương hiệu là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các tổng công ty, tập đoàn (Corporate Branding). Càng ở quy mô lớn, doanh nghiệp lại càng đối mặt nhiều thách thức. Dưới đây là 5 bài toán thương hiệu phổ biến khi xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp, tập đoàn…
Thương hiệu đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Thương hiệu chính là sự bảo chứng cho uy tín của doanh nghiệp hay sản phẩm,giúp thu hút khách hàng, nhà đầu tư, đối tác và nhân sự tiềm năng,trở thành tài sản có giá trị của doanh nghiệp.
Mặc dù có vai trò lớn và được chú trọng nhưng không ít doanh nghiệp chưa đầu tư đúng mức vào việc xây dựng thương hiệu làm, mất đi cơ hội xây dựng lợi thế cạnh tranh.
5 bài toán thương hiệu thường gặp khi xây dựng thương hiệu Tổng công ty, Tập đoàn
Bài toán #1: Vị thế thương hiệu không xứng tầm với quy mô doanh nghiệp
Nhiều tổng công ty, tập đoàn lớn thường tập trung vào phát triển kinh doanh mà quên đi việc xây dựng thương hiệu. Trong khi vị thế của kinh doanh của doanh nghiệp đi lên, thì thương hiệu chưa xứng tầm với quy mô và mức độ ảnh hưởng của doanh nghiệp.
Bài toán #2: Nhận diện thương hiệu lỗi thời, không thích nghi với hoạt động kinh doanh
Nhiều doanh nghiệp sở hữu logo, bộ nhận diện thương hiệu hay các công cụ truyền thông được thiết kế từ nhiều năm trước. Một mặt hệ thống nhận diện thương hiệu đã lỗi thời, không phản ánh hoạt động kinh doanh hiện tại, mặt khác được thiết kế không đúng theo quy trình xây dựng thương hiệu bài bản. Điều này, dẫn đến hệ quả là càng thực thi nhiều hoạt động truyền thông, thương hiệu lại càng tạo ra nhận thức sai cho khách hàng mục tiêu.
Đọc thêm: Quy trình Rebranding
Bài toán #3: Làm truyền thông thương hiệu nhưng thiếu chiến lược bài bản
Việc truyền thông thương hiệu chỉ hiệu quả khi nó truyền tải đúng các giá trị thương hiệu hướng tới cho khách hàng mục tiêu. Muốn làm được điều này doanh nghiệp trước hết phải nghiên cứu và xây dựng chiến lược thương hiệu.
Bài toán #4: Thiếu mô hình kiến trúc thương hiệu hiệu quả
Khi phát triển hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cho ra mắt nhiều thương hiệu mới. Điều này dẫn đến bài toán quản trị mối quan hệ giữa các thương hiệu với nhau và với thương hiệu doanh nghiệp.
Tại Sao Kim, chúng tôi giúp khách hàng quy hoạch lại kiến trúc thương hiệu doanh nghiệp theo cách riêng vừa dựa trên những mô hình phổ biến nhất để dễ dàng quản lý nhưng đồng thời phải giải quyết được các bài toán riêng của doanh nghiệp.
Đọc thêm: Kiến trúc thương hiệu
Bài toán #5: Khó khăn mở rộng thương hiệu, ra mắt sản phẩm mới
Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng kinh doanh, phát triển thương hiệu do thiếu quy hoạch, chiến lược phát triển dài hạn.
Mở rộng thương hiệu cũng giống như con dao hai lưỡi. Mặc dù mở rộng thương hiệu có thể giúp doanh nghiệp gia tăng độ bao phủ thị trường cũng như tăng hiện diện thương hiệu. Nhưng song song đó, mở rộng thương hiệu mà không có sự quy hoạch, đồng bộ, đầu tư đầy đủ dẫn tới năng lực cạnh tranh thấp và kéo theo gánh nặng chi phí.
Do đó, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ lưỡng tính phù hợp lĩnh vực mở rộng, mức độ tương thích của giá trị ngành hàng, nhằm gia tăng giá trị và sức mạnh tổng thể của thương hiệu tổng công ty, tập đoàn (Corporate Branding).
Đăng ký để nhận những nội dung hay nhất, mới nhất về xây dựng thương hiệu và phát triển doanh nghiệp từ Sao Kim Branding
Giải bài toán xây dựng thương hiệu cho công ty, tập đoàn
Sao Kim đã không ngừng nghiên cứu, và tích hợp phương pháp lập luận quốc tế, sự am hiểu bản sắc Việt để giải bài toán toàn diện về xây dựng thương hiệu. Qua đó, chúng tôi sáng tạo quy trình 5 bước giúp xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, tập đoàn:
Sao Kim Branding tự hào giúp hàng nghìn khách hàng xây dựng thương hiệu mạnh.
Bước 1: Nghiên cứu phân tích bối cảnh thương hiệu
Xây dựng thương hiệu bắt đầu từ chiến lược. Chiến lược giúp doanh nghiệp xây dựng một định hướng dài hạn nhằm xác lập hình ảnh thương hiệu mong muốn khách hàng nhận biết về thương hiệu.
Bước 2: Đề xuất chiến lược thương hiệu
Chiến lược thương hiệu gồm nhiều thành phần: Điểm khác biệt thương hiệu, Tuyên ngôn khác biệt hóa, Định vị thương hiệu, Hình mẫu thương hiệu, Tính cách thương hiệu, Lợi ích thương hiệu, Lý do để tin tưởng, Platform thương hiệu, Câu định vị thương hiệu…
Đọc thêm: Mẫu chiến lược thương hiệu chuẩn
Bước 3: Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu
Tại bước này, Sao Kim giúp trực quan hóa chiến lược thương hiệu thông qua bộ nhận diện thương hiệu ấn tượng và nhất quán. Từ tên thương hiệu, logo, ấn phẩm marketing, bao bì nhãn mác, website,… đến tất cả các điểm tiếp xúc thương hiệu đều nhằm tạo ra trải nghiệm nhất quán cho khách hàng.
Đọc thêm: Quy trình thiết kế nhận diện thương hiệu
Bước 4: Đề xuất chiến lược truyền thông
Sau khi có chiến lược thương hiệu bài bản và nhận diện thương hiệu ấn tượng, chuyên nghiệp, bước tiếp theo, Sao Kim giúp xây dựng chiến lược truyền thông nhằm tiếp cận khách hàng mục tiêu và tạo ra dấu ấn thương hiệu. Các giải pháp bao gồm: Ra mắt sản phẩm mới, Tái định vị thương hiệu, Truyền thông thương hiệu tập đoàn, Truyền thông marketing tích hợp (IMC)…
Đọc thêm: Kế hoạch truyền thông marketing tích hợp (IMC)
Bước 5: Triển khai hoạt động truyền thông thương hiệu
Thực thi truyền thông tổng thể nhằm truyền tải thông điệp nhất quán, tập trung vào hiệu quả đảm bảo sự phát triển bền vững của thương hiệu.
Để giải bài toán xây dựng thương hiệu cho tổng công ty, tập đoàn cần có bước đi bài bản, phù hợp ngành nghề và độ tương thích thị trường.
Sao Kim Branding đã và đang đồng hành giải bài toán thương hiệu, xây dựng thương hiệu chuẩn quốc tế, áp dụng linh hoạt dựa trên sự thấu hiểu văn hóa và môi trường kinh doanh tại Việt Nam, mang lại thành công và sinh khí cho hàng nghìn thương hiệu.
Theo Vneconomy
Follow các bài viết chất lượng của Sao Kim tại:
Blog Sao Kim, Cẩm Nang Sao Kim
Facebook: Sao Kim Branding
Case study Behance: Sao Kim Branding
#SaoKim #SaoKimBranding #XayDungThuongHieu #Banding #CorporateBranding