Trụ cột thương hiệu (Brand pillars) được xem như là DNA của thương hiệu. Chúng giúp xác định được giá trị, tính cách và điểm khác biệt của thương hiệu với đối thủ cạnh tranh. Mỗi trụ cột thương hiệu được xem như là một phần quan trọng trong hoạt động giao tiếp với khách hàng, xây dựng giá trị thương hiệu và duy trì xu hướng thị trường.
Trong bài viết dưới đây, tôi sẽ thông tin đến bạn về 5 trụ cột thương hiệu chính và cách xây dựng chúng chi tiết nhất.
1. Trụ cột thương hiệu là gì?
Trụ cột thương hiệu bao gồm những yếu tố xây dựng giá trị và điểm khác biệt của thương hiệu trên thị trường. Chúng bao gồm các vấn đề như định vị thương hiệu, tính cách thương hiệu và mục đích thương hiệu.
Về cơ bản, những trụ cột thương hiệu này có thể là bất cứ thứ gì mà khách hàng của bạn thấy quan trọng, đó có thể đó là sự đổi mới, đáng tin cậy, vui vẻ…
Nếu bạn hỏi khách hàng rằng “tại sao bạn lại thích thương hiệu của chúng tôi?”, họ có thể sẽ liệt kê các trụ cột thương hiệu nếu bạn xây dựng chúng thành công.
Ngoài ra, trụ cột thương hiệu nói lên thương hiệu đại diện cho điều gì và cách truyền đạt thông điệp của mình đến khách hàng. Trong quá trình xây dựng trụ cột thương hiệu, bạn bắt buộc phải trả lời được những câu hỏi sau:
- Chúng ta là ai?
- Tại sao chúng ta tồn tại?
- Động lực nào thúc đẩy chúng ta làm việc mỗi ngày?
Cuối cùng, khách hàng chọn thương hiệu của bạn dựa trên sự kết nối. Họ mong muốn rằng thương hiệu họ đã chọn không chỉ đáp ứng nhu cầu và mong muốn mà còn nói lên được giá trị, suy nghĩ và truyền cảm hứng cho họ.
Theo đó, các trụ cột thương hiệu cần đảm bảo thương hiệu của doanh nghiệp sẽ tiếp cận với khách hàng mọi lúc, mọi nơi.
2. Các trụ cột thương hiệu
Có 5 trụ cột thương hiệu được xem là “trái tim” của mỗi thương hiệu bao gồm:
- Mục đích
- Định vị
- Tính cách
- Sự nhận thức
- Quảng bá
Mỗi trụ cột sẽ giúp phác thảo chân dung thương hiệu qua 3 yếu tố là: ai, thế nào và tại sao. Hãy cùng khám phá chi tiết trong phần dưới đây
Trụ cột 1: Mục đích thương hiệu
Mục đích thương hiệu mô tả ngoài doanh thu thì lý do công ty tồn tại là gì? Đây chính là động lực tinh thần thôi thúc bạn thức dậy vào buổi sáng và háo hức đi làm. Đây phải là yếu tố được chấp nhận bởi các bên liên quan, gồm cả những nhân viên trong tương lai.
Khi bạn bắt đầu tìm hiểu về mục đích của thương hiệu, hãy tự hỏi:
- Động lực thúc đẩy thương hiệu của chúng ta là gì?
- Vấn đề chúng ta có thể giải quyết?
- Cách chúng tác động đến khách hàng, nhân viên và cộng đồng?
- Điều gì truyền cảm hứng cho chúng ta mỗi ngày?
- Với tư cách là một tổ chức, điều chúng ta tự hào nhất là gì?
Từ mục đích thương hiệu, bạn có thể phát triển thành tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi để sử dụng linh hoạt trong việc truyền tải mục đính thương hiệu. Làm cho khách hàng hiểu rõ mục đích thương hiệu của bạn là cho họ “Lý do không thể chối từ” vượt qua vấn đề giá cả, tính năng.
Đọc thêm: Cách viết tầm nhìn và sứ mệnh thương hiệu
Trụ cột 2: Định vị thương hiệu
Khách hàng, đối tác, nhân viên sẽ nhìn nhận thương hiệu của bạn ở vị trí nào trong tâm trí của họ? Khi họ suy nghĩ về một lựa chọn và so sánh các yếu tố, họ xếp thương hiệu của bạn ở đâu?
Đây chính xác là mục tiêu mà hoạt động định vị thương hiệu cần làm. Điều này không chỉ giúp bạn xây dựng lòng trung thành thương hiệu của khách hàng mà còn giành được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Khi đánh giá định vị thương hiệu, bạn hãy tự hỏi:
- Đối tượng mục tiêu của chúng ta là ai?
- Họ đang tìm kiếm gì trong danh mục sản phẩm/dịch vụ của chúng ta?
- Đây có phải là mục tiêu phù hợp với thương hiệu và kết quả mong muốn đạt được trong tương lai hay chúng ta cần tiếp cận đối tượng khác?
- Định vị hiện tại có phù hợp với đối tượng mục tiêu? Chúng ta có cần phát triển thêm không?
- Điểm khác biệt của chúng ta với đối thủ?
- Mục tiêu trong 5 – 10 năm tới của chúng ta là gì?
Trụ cột 3: Tính cách thương hiệu
Tính cách thương hiệu miêu tả đặc điểm con người, hành vi, cảm xúc, trí tuệ xác định nên thương hiệu của bạn. Hiểu đơn giản đây sẽ là ấn tượng ban đầu của thương hiệu với khách hàng. Chúng ảnh hưởng đến tiếng nói thương hiệu, thiết kế thương hiệu và màu sắc thương hiệu,…
Khi xây dựng tính cách thương hiệu, hãy tự trả lời những câu hỏi sau:
- Chúng ta sẽ miêu tả thương hiệu như thế nào dưới hình thức là một người bình thường? Nghiêm túc, hài hước hay vui vẻ.
- Văn hóa công ty sẽ được miêu tả thế nào?
- Làm thế nào để thương hiệu trở nên sống động trên mọi phương tiện truyền thông?
- Tính cách của đối thủ cạnh tranh là gì?
- Chúng ta có nét tương đồng gì với đối thủ cạnh tranh?
- Tính cách của chúng ta có đúng với con người thật và phù hợp vị trí chúng ta muốn đạt đến hay không?
Đọc thêm:
Trụ cột 4: Nhận thức thương hiệu
Khách hàng là yếu tố quan trọng và cách khách hàng suy nghĩ như thế nào về thương hiệu quyết định sự thành công của thương hiệu.
Nhận thức thuộc sở hữu của đối tượng mục tiêu. Đó là cách khách hàng diễn giải bạn.
Cách đơn giản nhất để xây dựng nhận thức thương hiệu là khơi gợi thông qua các điểm tiếp xúc trực quan. Ví dụ như ấn phẩm, tạp chí, website, quảng cáo, mạng xã hội, showroom, lời giới thiệu từ những người có tầm ảnh hưởng và trải nghiệm thực tế sản phẩm.
Sử dụng các yếu tố trực quan tác động vào khách hàng, nhất quán, lặp đi lặp lại để hình thành nhận thức trong tâm trí của họ.
Để hiểu rõ hơn về nhận thức thương hiệu, bạn hãy tự đặt cho mình những câu hỏi sau:
- Cách thức nào giúp khách hàng nhận diện thương hiệu?
- Đâu thực sự là cách mà thương hiệu muốn được nhìn nhận?
- Họ mô tả thương hiệu của bạn như thế nào?
- Những ngộ nhận của khách hàng xuất phát từ đâu?
- Chúng ta có đang truyền đạt thông tin định vị thương hiệu hiệu quả?
- Những vấn đề hoặc thách thức nào mà thương hiệu đang cần giải quyết?
- Khách hàng nghĩ sao về đối thủ cạnh tranh của chúng ta?
> Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp, góp phần xây dựng nhận thức thương hiệu mạnh mẽ
Trụ cột 5: Quảng bá thương hiệu
Quảng bá thương hiệu bao gồm các hoạt động như giới thiệu, thu hút và thúc đẩy khách hàng lựa chọn thương hiệu của bạn mà không phải những cái tên khác.
Quảng bá thương hiệu sử dụng các kênh giao tiếp, trải nghiệm thực tế và thông qua các điểm tiếp xúc thương hiệu để tiếp cận với khách hàng đúng nơi, đúng lúc với tần suất vừa đủ.
Không có hoạt động quảng bá, thương hiệu chỉ là những thứ được viết trên tờ giấy.
Quảng bá thương hiệu khách với quảng bá sản phẩm. Trong khi quảng bá sản phẩm hướng tới chinh phục khách hàng trong ngắn hạn, quảng bá sản phẩm hướng tới xây dựng sự kết nối sâu sắc trong dài hạn.
Trong quá trình xây dựng kế hoạch quảng bá thương hiệu, bạn hãy cân nhắc những vấn đề sau:
- Nhận thức thương hiệu hiện tại của chúng ta là gì?
- Chúng ta hiện đang quảng bá thương hiệu như thế nào?
- Những kênh truyền thông của chúng ta là gì?
- Khi nào khách hàng cần chúng ta?
- Khách hàng có thể tìm chúng ta ở đâu?
- Làm thế nào để thương hiệu tiếp cận với nhiều khách hàng hơn?
- Chúng ta có đại sứ thương hiệu không? Họ có thực sự phù hợp?
Đọc thêm:
Mở rộng trụ cột: Trải nghiệm thương hiệu
Trải nghiệm thương hiệu là những cảm xúc, suy nghĩ mà khách hàng có trong suốt hành trình tiếp xúc với thương hiệu của họ.
Trụ cột này là một bước tiến mới đang được các thương hiệu hàng đầu áp dụng.
Bản chất trải nghiệm là cách khách hàng “phản ứng” khi tiếp xúc với thương hiệu, những “phản ứng” này sinh ra các nhận thức, hành động tiếp theo.
Mặc dù trải nghiệm nằm ở phía khách hàng, nhưng doanh nghiệp có thể sử dụng các yếu tố khác nhau để thiết kế nên trải nghiệm thương hiệu tích cực, định hướng theo cách doanh nghiệp muốn.
Bạn cần cân nhắc những câu hỏi sau:
- Tại mỗi điểm tiếp xúc, bạn muốn khách hàng hình thành những suy nghĩ nào về thương hiệu?
- Làm thế nào để thúc đẩy cảm xúc mong muốn tại giai đoạn nhất định?
- Tác động thông qua mỗi giác quan của họ như thế nào để mang lại trải nghiệm mong muốn?
- Mỗi điểm tiếp xúc, khách hàng sẽ hành động như thế nào và làm thế nào để họ sinh ra hành động phù hợp?
- Ngoài những yếu tố vật lý, thương hiệu sẽ kết nối với khách hàng (về mặt tinh thần) như thế nào?
Bằng cách sử dụng các trụ cột thương hiệu này làm cơ sở, bạn có thể tạo ra bản sắc thương hiệu mà khách hàng yêu thích, khiến khách hàng cảm thấy không thể thiếu bạn.
Nếu bạn có một chiến lược bán hàng rất cạnh tranh, nhưng bạn không không khơi gợi lên cảm xúc, lòng tin, họ sẽ chỉ cảm thấy mua sản phẩm của bạn cũng được, không mua cũng chẳng sao.
Mặt khác, nếu bạn quan tâm đến trải nghiệm người dùng, nhưng nhận diện thương hiệu lại yếu, thì bạn cũng không xây dựng được nhận thức bền vững.
Đọc thêm: Thiết kế trải nghiệm thương hiệu
3. 4 Bước để xây dựng trụ cột thương hiệu
Sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn 3 bước xây dựng trụ cột thương hiệu vững chắc giúp doanh nghiệp luôn vững vàng trước mọi biến động của thị trường:
Trụ cột thương hiệu không được xây dựng trong một ngày. Cần phải suy nghĩ cẩn thận, xem xét nội tâm, nghiên cứu và lập kế hoạch chiến lược.
Tuy nhiên, một khi bạn hiểu quá trình suy nghĩ cơ bản, bạn có đủ để bắt đầu. Dưới đây là các phương pháp hay nhất để giúp bạn xây dựng các trụ cột thương hiệu của mình.
Bước 1: Nghiên cứu
Để bắt đầu xây dựng trụ cột thương hiệu bạn cần thực hiện nghiên cứu dữ liệu ban đầu làm cơ sở cho các quyết định.
Bạn có thể sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn hoặc tiến hành phỏng vấn, đánh giá của khách hàng, lấy feedback hoặc lắng nghe xã hội để khám phá và tìm hiểu về những gì thị trường mục tiêu của bạn cần, muốn và quan tâm.
Thông tin này sẽ giúp bạn kiểm tra và tinh chỉnh mục đích thương hiệu của mình để phù hợp với đối tượng bạn đang muốn tiếp cận.
Bạn cần xác định rõ mục đích thương hiệu, các giá trị cốt lõi và cách bạn có thể truyền đạt chúng cho khách hàng theo cách phù hợp với họ.
Bước 2: Xác định trụ cột
Từ những dữ liệu bạn có, tiến hành trả lời cho các câu hỏi của từng trụ cột thương hiệu, định nghĩa chúng và cách thức để xây dựng các trụ cột này.
Bước 3: Triển khai
Các trụ cột thương hiệu được bạn vạch ra mới chỉ nằm ở trên kế hoạch, để xây dựng trụ cột thương hiệu thành công, bạn cần xây dựng chúng trong lòng khách hàng.
Ví dụ:
- Làm cho khách hàng hiểu lý do nên lựa chọn thương hiệu
- Giúp họ hiểu thương hiệu của bạn ở vị trí nào, phân khúc nào
- Giúp họ hình dung rõ ràng về tính cách thương hiệu của bạn vui vẻ hay nghiêm túc
- Xây dựng thêm các nhận thức tích cực, có lợi mỗi khi họ nghĩ về thương hiệu của bạn
- …
Bằng cách kết hợp các chiến thuật truyền thông, marketing biến những gì bạn muốn trở thành những gì khách hàng nghĩ, những gì họ cảm nhận, đó mới gọi là xây dựng trụ cột thương hiệu thành công.
Bước 4: Kiểm tra và học hỏi
Ngay cả khi bạn đã triển khai xây dựng các trụ cột thương hiệu của mình và có thành công bước đầu, công việc của bạn vẫn chưa hoàn thành.
Các trụ cột thương hiệu phải phát triển khi công ty, ngành và khách hàng thay đổi.
Không có thương hiệu nào sống sót chỉ bằng các trụ cột họ xây dựng từ 10-20 năm trước. Họ vượt qua sự thay đổi của thời đại vì họ thích nghi.
Đăng ký để nhận những nội dung hay nhất, mới nhất về xây dựng thương hiệu và phát triển doanh nghiệp từ Sao Kim Branding
Vậy nên, liên tục triển khai hoạt động xây dựng, học hỏi, kiểm tra để xây dựng các trụ cột lớn mạnh theo thời gian.
Đọc thêm: Mẫu chiến lược thương hiệu
4. Một số doanh nghiệp xây dựng trụ cột thương hiệu tốt
Điểm chung của hầu hết thương hiệu nổi tiếng đó là họ xây dựng trụ cột thương hiệu vững chắc. Những người trong ngành đều biết họ là ai, họ đại diện cho điều gì thông qua thời điểm và vị trí họ hiện diện. Các trụ cột thương hiệu của họ được phản ánh chính xác thông qua những gì họ làm và giữ chúng vững mạnh qua nhiều năm.
Sau đây là một số ví dụ cụ thể:
4.1. Apple
Apple là thương hiệu nổi tiếng toàn cầu trong lĩnh vực sản xuất điện thoại, máy tính, máy nghe nhạc. Đến nay, vẫn chưa có bất kỳ cái tên nào có thể vượt qua Apple. Steve Jobs (CEO của Apple) đã chia sẻ rõ ràng về 3 nguyên lý cốt lõi của thương hiệu đó là: đơn giản, sáng tạo và nhân văn. 3 nguyên lý này đã định hình nên các trụ cột thương hiệu của Apple trên nhiều khía cạnh. Từ thiết kế sản phẩm, quảng cáo, marketing cho tới dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Câu Tagline “Think different” đã tô vẽ lên một tính cách thương hiệu khác biệt, sự quảng bá tinh tế nhưng đầy mạnh mẽ,…Chính những trụ cột thương hiệu của Apple là chìa khóa cho sự thống trị thị trường trong nhiều thập kỷ.
4.2. Nike
Nhắc đến đồ dùng thể thao, người ta nghĩ ngay đến Nike. Thương hiệu này đã tạo dựng được tên tuổi của mình thông qua các trụ cột thương hiệu một cách ấn tượng, bền vững trong nhiều năm.
Tất cả những gì Nike nói, những gì Nike làm đều hướng tới thúc đẩy mọi người “Vượt qua giới hạn của bản thân”. Điều này được thể hiện rõ ràng từ sản phẩm cho tới những đại sứ thương hiệu. Bạn có thể thấy mục đích, định vị, cá tính thương hiệu trong công việc của mỗi vận động viên mà Nike tài trợ, môn thể thao họ vô địch hay đôi giày họ ra mắt.
4.3. LinkedIn
LinkedIn được biết đến là nền tảng kết nối tìm kiếm việc làm và chia sẻ kinh nghiệm hàng đầu thế giới hiện nay. Sứ mệnh chính của thương hiệu rất đơn giản đó là kết nối các chuyên gia trên thế giới và giúp họ làm việc hiệu quả hơn.
Với gần 800 triệu thành viên tại hơn 200 quốc gia trên toàn thế giới, LinkedIn đã định nghĩa lại mọi thứ từ mạng lưới, tuyển dụng cho tới quảng cáo. Hoạt động này thể hiện bằng cách luôn nắm bắt nhịp độ nhận thức thương hiệu và điều chỉnh khéo léo vị trí của mình trong nhiều năm để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
4.4. Salesforce
Là nền tảng quản lý quan hệ khách hàng nổi tiếng thế giới, Salesforce hỗ trợ người dùng xây dựng mối quan hệ nổi bật với chính khách hàng của họ. Họ tự tin mang trong mình sứ mệnh “tạo điều kiện cho các công ty kết nối với khách hàng của họ theo cách hoàn toàn mới”.
Tự cho mình là người tiên phong, Salesforce tìm cách tái xác định lại một ngành bằng việc trở thành đối tác tin cậy nhờ sự đổi mới không ngừng nhằm giải quyết nhu cầu của khách hàng. Chỉ bằng cách xây dựng các trụ cột thương hiệu rõ ràng, Salesforce đã làm được tất cả và trở thành top những thương hiệu hàng đầu hiện nay.
Suy nghĩ về trụ cột thương hiệu
Khách hàng luôn thích chọn lựa những thương hiệu đại diện có tính cách và quan điểm rõ ràng. Vì vậy, hãy xác định trụ cột thương hiệu chi tiết nhất để khắc họa chân dung thương hiệu một cách rõ ràng và khác biệt nhất trong tâm trí khách hàng.
Trụ cột thương hiệu lớn mạnh, chắc chắn giúp thương hiệu trở nên mạnh mẽ, vững chãi, đưa thương hiệu vượt thời gian.
Bạn muốn xây dựng thương hiệu mạnh mẽ hơn?
Với kinh nghiệm hỗ trợ 10000+ khách hàng, Sao Kim có thể giúp bạn gia tăng năng lực cạnh tranh bằng việc xây dựng thương hiệu mạnh.
> Liên hệ ngay để nhận báo giá xây dựng thương hiệu phù hợp với doanh nghiệp của bạn.
Follow các bài viết chất lượng của Sao Kim tại:
Blog Sao Kim, Cẩm Nang Sao Kim
Facebook: Sao Kim Branding
Case study Behance: Sao Kim Branding
#SaoKim #SaoKimBranding #SaoKimGroup #BrandPillars #TruCotThuongHieu