EnglishVietnamese

Chân dung của một Brand Manager có phải như bạn nghĩ?

58 lượt xem

Brand Manager đóng vai trò quan trọng trong công tác quản trị thương hiệu, họ là linh hồn, là bộ não chiến lược, góp phần quyết định sự thành bại của một thương hiệu cũng như doanh nghiệp.

Vai trò của Brand Manager là xây dựng, quản lý và phát triển một thương hiệu sao cho nó tồn tại và ngày càng lớn mạnh trong thị trường cạnh tranh khốc liệt. Đảm nhận được vai trò này sẽ đòi hỏi bạn nhiều kiến thức, kinh nghiệm và trải nghiệm trong lĩnh vực Marketing và Branding.

Brand Manager đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu

Vậy Brand Manager thực sự là ai? Họ làm những gì và vai trò của họ tác động như thế nào đến sự phát triển của một thương hiệu? Để thấu hiểu con đường trở thành một Brand Manager, hãy cùng khám phá bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vị trí chiến lược này.

1. Brand Manager là ai?

Brand Manager (Giám đốc thương hiệu hay Quản lý thương hiệu) là người chịu trách nhiệm quản trị thương hiệu của một doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng mục tiêu. Vai trò của Brand Manager là xác định chiến lược và định hướng phát triển thương hiệu, đảm bảo rằng hình ảnh và giá trị của thương hiệu được duy trì và nhận diện trên thị trường.

Brand Manager là đóng vai trò quan trọng trong Marketing, giúp tạo sự khác biệt cho thương hiệu so với đối thủ cạnh tranh, đồng thời nâng cao nhận thức về thương hiệu và xây dựng mối quan hệ với khách hàng mục tiêu.

Brand Manager đảm bảo hình ảnh và giá trị của thương hiệu được duy trì và nhận diện trên thị trường

2. Công việc của một Brand Manager

Công việc của Brand Manager đòi hỏi chuyên môn sâu về Marketing và Branding cùng những kinh nghiệm thực chiến để đưa ra những chiến lược phù hợp, giúp thương hiệu nổi bật và thu hút khách hàng. Là người chịu trách nhiệm cho việc quản lý và nâng cao thương hiệu, công việc của Brand Manager đa dạng và phức tạp, mang lại cả cơ hội và thách thức lớn.

Brand Manager đòi hỏi bạn nhiều kiến thức, kinh nghiệm và trải nghiệm trong lĩnh vực thương hiệu

2.1 Đọc vị thị trường và đối thủ cạnh tranh

  • Nghiên cứu thị trường: Bạn cần hiểu biết sâu sắc về thị trường mà thương hiệu của mình đang hoạt động, bao gồm xu hướng hiện tại, nhu cầu của khách hàng, và những thay đổi trong tương lai.
  • Phân tích đối thủ: Xác định ai là đối thủ cạnh tranh chính, điểm mạnh, điểm yếu của họ và chiến lược mà họ đang áp dụng. Điều này giúp bạn xác định cơ hội và thách thức cho thương hiệu của mình.

2.2 Lên chiến lược định vị thương hiệu

  • Xác định giá trị cốt lõi: Xác định những gì làm cho thương hiệu của bạn độc đáo và giá trị mà nó mang lại cho khách hàng.
  • Phát triển thông điệp thương hiệu: Dựa trên giá trị cốt lõi, phát triển thông điệp thương hiệu sao cho dễ hiểu, hấp dẫn và khác biệt so với đối thủ.
  • Lựa chọn kênh tiếp cận: Xác định kênh tiếp thị và truyền thông phù hợp để truyền đạt thông điệp thương hiệu đến đối tượng mục tiêu.

2.3 Xác định và phát triển vị thế thương hiệu

  • Xây dựng và duy trì hình ảnh: Đảm bảo mọi hoạt động tiếp thị và truyền thông phản ánh đúng giá trị và hình ảnh thương hiệu mà bạn muốn hướng đến.
  • Tối ưu hóa vị thế thương hiệu: Theo dõi phản hồi từ thị trường và điều chỉnh chiến lược để cải thiện vị thế thương hiệu, làm cho nó mạnh mẽ và nổi bật hơn.
  • Phát triển mối quan hệ với khách hàng: Xây dựng và duy trì mối quan hệ tích cực với khách hàng thông qua các chương trình trung thành, phản hồi và dịch vụ khách hàng xuất sắc.

2.4 Quản lý và giám sát đội ngũ

Brand Manager đóng vai trò quan trọng trong việc lãnh đạo và phát triển bộ phận thương hiệu, tập trung vào việc tạo dựng một tầm nhìn và phong cách làm việc riêng biệt cho nhóm, nhằm mục tiêu phát triển một văn hóa công ty đặc trưng. Cụ thể, nếu trở thành một Brand Manager bạn cần:

  • Đề ra các mục tiêu chiến lược cho thương hiệu và phát triển kế hoạch hành động chi tiết cho team.
  • Chịu trách nhiệm tuyển chọn, phân công công việc và huấn luyện đội ngũ, bảo đảm rằng mọi nhân viên đều có khả năng và phù hợp với giá trị công ty.
  • Theo dõi và đánh giá kết quả làm việc của nhân viên dựa trên các tiêu chí đánh giá rõ ràng, khách quan.
  • Giải quyết kịp thời các vấn đề và xung đột trong team.
  • Khích lệ và truyền động lực cho nhân viên, giúp họ phát huy tối đa khả năng và đạt hiệu quả công việc cao.

2.5 Xây dựng kế hoạch định kỳ

Một Brand Manager cần thiết kế một kế hoạch định kỳ, giúp thương hiệu luôn cập nhật và điều chỉnh theo nhu cầu biến đổi của thị trường và khách hàng, cũng như duy trì ưu thế cạnh tranh.

  • Đề ra mục tiêu, KPIs rõ ràng, có thể đo lường được
  • Xây dựng chiến lược cho thương hiệu
  • Tiến hành phân tích thị trường và nghiên cứu đối thủ
  • Thiết lập kế hoạch truyền thông, bao gồm việc chọn lựa kênh truyền thông phù hợp, phát triển nội dung, và dự toán ngân sách, với mục tiêu lan tỏa thông điệp thương hiệu đến khách hàng mục tiêu

2.6 Xây dựng, thực hiện và đánh giá các kế hoạch truyền thông

Song song với việc xây dựng thương hiệu, việc triển khai các chiến dịch truyền thông Marketing, đặc biệt là truyền thông đa phương tiện trong thời đại số hoá giúp tạo dựng tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đối với thương hiệu. Trong vai trò này, các Brand Manager cần:

  • Phát triển kế hoạch truyền thông chi tiết, bao gồm sử dụng các phương tiện truyền thông để tạo hiệu ứng và lan truyền thông điệp của thương hiệu.
  • Quản lý ngân sách, đảm bảo các hoạt động truyền thông được triển khai trong phạm vi ngân sách được giới hạn.
  • Phát triển nội dung truyền thông hấp dẫn và phù hợp với thương hiệu.
  • Đánh giá và điều chỉnh kế hoạch dựa trên kết quả để tối ưu hiệu quả.

3. Vai trò của một Brand Manager trong doanh nghiệp

Brand Manager không chỉ là người định hình và phát triển thương hiệu mà còn là người dẫn dắt toàn bộ doanh nghiệp hướng tới thành công bền vững thông qua việc xây dựng thương hiệu mạnh. Vai trò của một Brand Manager đối với một doanh nghiệp là vô cùng quan trọng.

Brand Manager giúp doanh nghiệp định hình tương lai của thương hiệu

3.1 Xác định hướng đi chiến lược, định hình tương lai của thương hiệu

Việc xác định rõ ràng hướng đi chiến lược bao gồm việc hiểu sâu sắc về thị trường, đối thủ cạnh tranh, và xu hướng người tiêu dùng giúp phát triển một kế hoạch định vị thương hiệu mạnh mẽ.

Qua đó, Brand Manager sẽ đảm bảo rằng mọi quyết định và hành động của thương hiệu đều hướng tới việc thực hiện tầm nhìn và mục tiêu dài hạn.

Đọc thêm: Quy trình 7 Bước xây dựng Chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp dành cho SME

3.2 Xây dựng và phát triển đội ngũ

  • Chọn lọc và tuyển dụng: Brand Manager cần chọn lựa những thành viên có kỹ năng, năng lực và tư duy phù hợp với văn hóa doanh nghiệp và mục tiêu thương hiệu. Việc này đòi hỏi một quá trình tuyển dụng kỹ lưỡng và chọn lọc, nhằm tìm ra những cá nhân có khả năng đóng góp vào sự thành công chung.
  • Đào tạo và phát triển: Brand Manager cũng cần phải đào tạo và hỗ trợ con đường phát triển nghề nghiệp của từng thành viên trong đội ngũ, thông qua việc thiết lập mục tiêu cá nhân, cung cấp phản hồi định kỳ, và tạo cơ hội cho sự phát triển.
  • Xây dựng văn hóa đội ngũ: Một đội ngũ mạnh mẽ không chỉ dựa vào kỹ năng chuyên môn mà còn cần có sự gắn kết và chia sẻ mục tiêu chung. Brand Manager nên khuyến khích sự hợp tác, giao tiếp và tôn trọng lẫn nhau trong đội ngũ.

3.3 Thúc đẩy doanh số thông qua việc xây dựng thương hiệu

Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của Brand Manager là thúc đẩy tăng trưởng doanh số. Qua việc tạo dựng và duy trì sự nhận diện thương hiệu mạnh mẽ, bạn sẽ thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng hiện tại.

Các chiến dịch quảng cáo sáng tạo, chương trình khuyến mại và sự kiện thương hiệu được sử dụng để kích thích nhu cầu và tăng doanh số bán hàng.

3.4 Xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng

Xây dựng niềm tin và quản lý lòng tin của khách hàng bao gồm việc lắng nghe và tiếp nhận phản hồi từ khách hàng để không ngừng cải thiện và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của họ.

Qua việc đảm bảo tính nhất quán và chất lượng trong mọi sản phẩm, dịch vụ và thông điệp thương hiệu, bạn sẽ góp phần tạo dựng một mối quan hệ bền chặt và lâu dài với khách hàng. 

4. Mức lương đầy hứa hẹn của một Brand Manager

Mức lương của một Brand Manager thường rất hấp dẫn, đồng thời phản ánh trách nhiệm và tầm quan trọng của vai trò này trong mỗi doanh nghiệp. Thu nhập của Brand Manager thường bắt đầu ở mức khá cao và sẽ tăng theo năng lực và kinh nghiệm làm việc.

  • Mức thu nhập đối với các Brand Manager có kinh nghiệm từ 3-5 năm thường dao động từ 20-25 triệu/tháng. Còn đối với các Brand Manager dày dạn kinh nghiệm hơn (trên 5 năm) sẽ đạt từ 30 triệu/tháng trở lên và thậm chí nếu hoàn thành xuất sắc KPI thì mức thu nhập có thể lên đến 50 triệu đồng/tháng.
  • Theo khảo sát từ các trang tuyển dụng lớn tại Việt Nam như Indeed, Vietnamwork và TopCV, mức lương trung bình của Brand Manager có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn cao tại Việt Nam năm 2024 là 55.000.000 đồng/tháng. Dải lương phổ biến là từ 30.000.000 – 110.000.000 đồng/tháng.

Brand Manager nhận được mức lương đầy hứa hẹn

Brand Manager không chỉ nhận được mức lương cơ bản đáng mơ ước mà còn được hưởng nhiều loại thu nhập như thưởng và các phúc lợi khác, phản ánh đúng mức độ đóng góp và tầm quan trọng của họ trong công ty.

Dưới đây là một số hình thức thu nhập và phúc lợi phổ biến mà Brand Managers có thể được hưởng:

  • Thưởng thành tích: Brand Managers thường được thưởng dựa trên kết quả kinh doanh và thành công của các chiến dịch thương hiệu. Các khoản thưởng này dựa trên doanh số, mức độ nhận diện thương hiệu tăng hoặc đạt được các mục tiêu đề ra khác.
  • Thưởng theo dự án: Đối với các dự án thành công ngoài mong đợi hoặc các sáng kiến mang tính đột phá, Brand Managers có thể được thưởng nhằm ghi nhận sự sáng tạo và nỗ lực đặc biệt của họ.
  • Phần trăm hoa hồng: Trong một số công ty, Brand Managers cũng có thể nhận được hoa hồng dựa trên hiệu quả của các chiến lược bán hàng và marketing mà họ đã thiết kế và triển khai.
  • Phúc lợi bảo hiểm: Bao gồm bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm nhân thọ và đôi khi cả bảo hiểm thân thể, nhằm đảm bảo an toàn và sức khỏe cho Brand Managers và gia đình họ.
  • Phúc lợi nghỉ phép: Brand Managers thường được hưởng các chế độ nghỉ phép có lương, nghỉ mát và các kỳ nghỉ khác, nhằm đảm bảo cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
  • Đào tạo và phát triển nghề nghiệp: Công ty thường đầu tư vào các khóa đào tạo, hội nghị để phát triển kỹ năng và nghiệp vụ cho Brand Managers, giúp họ cập nhật với các xu hướng mới nhất và nâng cao trình độ chuyên môn.

5. Mất bao lâu để trở thành một Brand Manager?

Để trả lời cho câu hỏi này, nó còn phụ thuộc vào kiến thức, kinh nghiệm và trải nghiệm mà từng cá nhân đã tích luỹ. Thông thường, để lên vị trí Brand Manager, một người có thể nhanh là 3 năm, còn trung bình sẽ là 4-6 năm.

Thời gian cụ thể để trở thành Brand Manager sẽ biến động tùy theo năng lực cá nhân, cơ hội nghề nghiệp và cấu trúc tổ chức của mỗi công ty. Một số người có thể đạt được vị trí này nhanh chóng trong khi những người khác mất thêm thời gian để phát triển và chuẩn bị cho các thách thức của vị trí Brand Manager.

6. Brand Manager làm việc với ai?

Brand Manager không chỉ giới hạn trong việc quản lý và phát triển thương hiệu mà còn cần biết tương tác và hợp tác hiệu quả với nhiều bên liên quan khác nhau. Dưới đây là cái nhìn chi tiết về những bộ phận mà một Brand Manager cần làm việc cùng để đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Brand Manager cần hợp tác chặt chẽ với nhiều bộ phận trong quá trình quản trị thương hiệu

6.1 Cộng tác với các bộ phận nội bộ

  • Marketing: Làm việc chặt chẽ với bộ phận marketing để phát triển và triển khai các chiến lược thương hiệu.
  • Sales: Làm việc cùng bộ phận sales để hiểu rõ nhu cầu và hành vi mua hàng của khách hàng, từ đó đề xuất những chiến lược có thể thúc đẩy doanh số và đảm bảo rằng thông điệp thương hiệu được truyền đạt một cách hiệu quả.
  • Product Development: Cộng tác với bộ phận phát triển sản phẩm để đảm bảo các sản phẩm mới hoặc được cải tiến phản ánh giá trị thương hiệu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. 

6.2 Làm việc với các đối tác và cơ quan truyền thông 

  • Phối hợp với các đối tác để mở rộng tầm ảnh hưởng của thương hiệu, giúp tìm kiếm cơ hội mới để hợp tác và phát triển.
  • Thiết lập và duy trì mối quan hệ với báo chí để tăng cơ hội xuất hiện của thương hiệu trên các phương tiện truyền thông. Chuẩn bị và triển khai kế hoạch ứng phó với khủng hoảng truyền thông, nhằm bảo vệ hình ảnh thương hiệu trong trường hợp có sự cố tiêu cực liên quan đến thương hiệu.

6.3 Giao tiếp với khách hàng

Brand Manager có trách nhiệm quản lí và trực tiếp tương tác với khách hàng thông qua các kênh khác nhau như mạng xã hội, email và sự kiện để thu thập phản hồi, lắng nghe ý kiến và nhu cầu của họ, từ đó điều chỉnh chiến lược và cải thiện sản phẩm một cách phù hợp nhằm tạo dựng mối quan hệ bền chặt vơi khách hàng.

6.4 Làm việc với ban lãnh đạo

Brand Manager cần báo cáo trực tiếp tới ban lãnh đạo công ty, cung cấp thông tin và phân tích chi tiết về hiệu quả các chiến lược thương hiệu, đánh giá kết quả và đề xuất các sáng kiến mới. Làm việc chặt chẽ với ban lãnh đạo giúp Brand Manager nhận được hướng dẫn, tài nguyên cần thiết và tạo cơ hội để đóng góp vào quyết sách ở cấp độ cao hơn, qua đó tăng cường sức ảnh hưởng của mình trong công ty.

7. Học gì để trở thành Brand Manager?

Để trở thành một Brand Manager, bạn cần có nền tảng kiến thức chuyên môn vững chắc về Marketing, Branding và kinh doanh… Bạn có thể theo học các chuyên ngành có liên quan đến marketing, kinh doanh, tài chính, kinh tế,… tại các trường Đại học, Cao đẳng hoặc các khóa đào tạo chuyên môn tại các tổ chức có uy tín.

Ngành bạn theo học có thể không quan trọng bằng việc bạn hấp thụ được bao nhiêu thông tin và tích lũy được bao nhiêu kinh nghiệm thực tế. Vì vậy, trong quãng thời gian học tập, bạn nên chủ động tìm kiếm cơ hội làm việc part-time hoặc thực tập sau đó là những công việc full-time và dần tiến lên những vị trí cao hơn. 

Bạn sẽ rất khó khăn để trở thành một Brand Manager chỉ thông qua việc học lý thuyết, kiến thức sách vở; kinh nghiệm thực tiễn trong ngành này cực kỳ cần thiết. Bạn cần triển khai những chiến dịch Marketing cụ thể để dần tích luỹ kinh nghiệm, không ngừng tìm tòi học hỏi và phấn đấu để phát triển.

Tổng kết

Kết thúc hành trình khám phá chân dung một Brand Manager, chúng ta thấy không chỉ cần kiến thức sâu rộng và kỹ năng chuyên môn, bạn còn cần những trải nghiệm thực tế, khả năng thấu hiểu thị trường, nắm bắt tâm lý khách hàng và không ngừng đổi mới, sáng tạo để thích ứng linh hoạt với sự thay đổi của thời đại mới.

Hãy nhớ rằng, mỗi thương hiệu mạnh đều bắt đầu từ những ý tưởng táo bạo và tâm huyết của những Brand Manager tài năng.

Nguồn: Sao Kim Branding

Chuyên gia xây dựng thương hiệu

Nhấn Quan tâm Zalo của Sao Kim Branding để nhận thêm các tài liệu độc quyền về xây dựng thương hiệu, marketing và kinh doanh:
Share:
Giải pháp & dịch vụ dành cho bạn
Xây dựng chiến lược

Tư vấn và giúp xây dựng chiến lược thương hiệu tinh gọn và mạnh mẽ

Thiết kế logo

Thiết kế và sáng tạo logo đáp ứng chiến lược thương hiệu

Thiết kế nhận diện

Tối ưu nhận diện thương hiệu tại các điểm chạm với đối tượng mục tiêu

Thiết kế website

Thiết kế website chuẩn nhận diện thương hiệu, chuẩn UX/UI, chuẩn Sales, chuẩn Marketing, chuẩn SEO

Marketing tinh gọn

Giải pháp phòng marketing tinh gọn. Tối ưu tài nguyên, tối ưu hiệu quả marketing.

Truyền thông thương hiệu

Tư vấn và triển khai chiến dịch truyền thông thương hiệu sáng tạo. Truyền thông đúng, trúng và đủ

Sẵn sàng để tăng doanh số bán hàng 200%

Hàng nghìn doanh nghiệp đã tin tưởng lựa chọn Sao Kim và gặt hái được nhiều thành công. Bạn có muốn trở thành một trong số họ không?

Bài viết liên quan

xu hướng marketing B2C năm 2025
Cẩm nang thương hiệu

Dự báo xu hướng Marketing B2C năm 2025

Dự báo xu hướng Marketing B2C năm 2025: Khám phá các chiến lược tiếp cận khách hàng đa kênh, marketing bền vững và cá nhân hóa trải nghiệm để tối ưu hiệu quả.

Kết nối ngay với Sao Kim

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

sao-kim-branding.png


    Vui lòng điền đáp án bằng số: