EnglishVietnamese

30 Chiến lược khác biệt hóa thương hiệu

937 lượt xem

Lựa chọn chiến lược khác biệt hóa thương hiệu phù hợp giúp cho doanh nghiệp có thể tiếp cận và thu hút các khách hàng tiềm năng hiệu quả. Cùng khám phá ngay 30 chiến lược khác biệt hóa thương hiệu trong bài viết này!

Có nhiều cách để bạn có thể tạo sự khác biệt cho thương hiệu của mình. Bí quyết kỹ năng nằm ở việc phát triển và áp dụng chiến lược khác biệt hóa thương hiệu hiệu quả nhất theo cách phản chiếu tương ứng với tính cách, giá trị, lời hứa, hành động và các đặc điểm chính của thương hiệu.

Nếu một thương hiệu về cơ bản không đủ cá tính hoặc thực sự kém phát triển thì có lẽ đã đến lúc cân nhắc việc kiểm tra lại thương hiệu đó.

Brand Differentiation Strategy-Chiến lược khác biệt hóa thương hiệu

Doanh nghiệp phải đưa ra các quyết định một cách có chiến lược sao cho phù hợp nhất với sản phẩm, dịch vụ hoặc mục tiêu kinh doanh cụ thể. Những quyết định đó sẽ củng cố nền tảng thương hiệu, khiến nó trở nên hấp dẫn hơn đối với khách hàng, từ đó làm tăng lòng trung thành và giá trị sau cùng. Có như vậy, doanh nghiệp mới có thể tăng trưởng lợi nhuận thành công.

Dưới đây là 30 chiến lược khác biệt hóa thương hiệu được các doanh nghiệp áp dụng thành công.

1. Định giá khác biệt

Thay đổi giá sản phẩm hoặc dịch vụ so với đối thủ cạnh tranh sẽ là một chiến lược tạo khác biệt hiệu quả.

Bạn có thể là thương hiệu bán chạy nhất trong thị trường với giá thấp, hoặc là thương hiệu cao cấp với giá cao như Starbucks, định giá cà phê cao hơn để tăng chất lượng cảm nhận. Trên thực tế, nhiều chiến lược khác biệt hóa thương hiệu có thể giúp bạn tính phí và nhận được một mức giá cao hơn.

2. Khai thác thị trường ngách

Các sản phẩm hoặc dịch vụ ngách có sự khác biệt hóa thương hiệu cao và hoạt động tiếp thị dành cho chúng phải phản ánh thị trường ngách đó.

Ví dụ chiến lược khác biệt hóa thương hiệu: GoPro

Một ví dụ điển hình là GoPro, công ty sản xuất máy quay video gắn trên cơ thể và bán cho các vận động viên.

3. Trở thành “nhất”

Nếu thương hiệu của bạn là đứng đầu trong ngành, bạn có thể tạo sự khác biệt bằng cách tập trung vào chuyên môn của mình.

Ví dụ chiến lược khác biệt hóa thương hiệu: Domino Pizza

Domino’s Pizza mang đến sự khác biệt thông qua dịch vụ giao hàng tận nhà chuyên nghiệp và đảm bảo trong 30 phút.

4. Cung cấp trải nghiệm điểm mua hàng độc nhất vô nhị

Thương hiệu sẽ trở nên nổi bật khi mang đến cho khách hàng trải nghiệm mua hàng đáng nhớ. Trẻ em thích thú bông, nhưng chúng còn thích hơn khi có thể tự tay làm ra một con thú nhồi bông ngay trước mắt.

5. Tài sản thương hiệu đặc biệt

Tài sản thương hiệu có thể là một khía cạnh chính của sự khác biệt. Đặc điểm nhận dạng thương hiệu đáng nhớ, dễ nhận biết, không mang tính đặc trưng về phân khúc hoặc danh mục ngành có thể sẽ rất hiệu quả trong việc tạo thêm sự khác biệt.

Ví dụ chiến lược khác biệt hóa thương hiệu: Jonhny Cupcake

Ví dụ: Johnny Cupcakes, một công ty may mặc độc đáo ở Hoa Kỳ, họ bán áo phông có thương hiệu của mình nhưng cửa hàng được thiết kế như tiệm làm bánh, túi đựng là hộp bánh, tủ đựng quần áo là lò nướng… điều này khiến họ trở nên thật đặc biệt, nhiều khách hàng cũng lặn lội từ xa đến để trải nghiệm.

6. Sử dụng linh vật thương hiệu

Linh vật thương hiệu có thể là nhân tố tạo sự khác biệt mạnh mẽ, đặc biệt nếu bạn muốn mang lại cảm giác hài hước cho sự nhận thức về thương hiệu trong lòng khách hàng.

Ví dụ chiến lược khác biệt hóa thương hiệu: Geico

Công ty bảo hiểm của Mỹ – GEICO, đã thành công lớn với linh vật của mình – một con thằn lằn biết nói không liên quan gì đến bảo hiểm, nhưng vẫn khiến hàng triệu người tin rằng công ty có một điều gì đó khác biệt.

Đọc thêm: Linh vật thương hiệu (Brand Mascot)

7. Di sản và xuất xứ

Các thương hiệu có thể tạo sự khác biệt thông qua các liên tưởng mạnh mẽ với sự khác biệt trong nguồn xuất xứ quốc tế.

Nhiều thương hiệu của Vương quốc Anh được chú ý với vẻ đẹp cổ điển vượt thời gian, trong khi các thương hiệu đến từ Thụy Sĩ thường gắn liền với sự khéo léo và độ chính xác, và các thương hiệu của Đức được coi là đáng tin cậy và có thiết kế tốt.

Đọc thêm: Xây dựng thương hiệu địa phương

8. Đổi mới

Đổi mới có thể là một yếu tố khác biệt hoá quan trọng của thương hiệu. Kiểu phân biệt này rất phổ biến đối với các thương hiệu công nghệ: Apple đồng nghĩa với sự đổi mới, dễ sử dụng và nâng cao trải nghiệm cuộc sống, trong khi SalesForce chiếm thị phần lớn nhất với CRM dựa trên SaaS.

Nhưng sự đổi mới thì không chỉ giới hạn ở công nghệ: các thương hiệu FMCG cũng có thể tạo sự khác biệt bằng bao bì sáng tạo và các giải pháp sản phẩm khác nhau, chẳng hạn như O’Egg và các sản phẩm trứng không vỏ và trứng vỏ trắng.

Đọc thêm:

9. Tạo sản phẩm mới (bằng cách đổi tên)

Cung cấp cho khách hàng một thứ hoàn toàn mới là một cách tuyệt vời để tạo sự khác biệt và bạn có thể không phải thay đổi thứ bạn đang bán – chỉ cần thay tên.

Ví dụ chiến lược khác biệt hóa thương hiệu: Tyson Food

Tyson Foods – nhà chế biến và tiếp thị thịt gà, thịt bò và thịt heo lớn thứ hai thế giới – đã bắt đầu bán những con gà size nhỏ hơn nhiều so với mức trung bình. Sản phẩm có thể không thành công nếu họ gọi nó là “gà tí hon”, vì vậy thay vào đó, họ tiếp thị chúng là “Cornish Hens”.

Đọc thêm: 12 Cách đặt tên thương hiệu

10. Là Người lép vế

Nhiều khách hàng rất thích câu chuyện hay về kẻ yếu thế và sẽ kết nối với bạn thông qua câu chuyện thương hiệu ‘David and Goliath’. Nhấn mạnh về sự khởi đầu khiêm tốn có thể giúp bạn tạo sự khác biệt, đặc biệt nếu đối thủ cạnh tranh tập trung vào việc trở thành thương hiệu lớn nhất và tốt nhất.

Ví dụ chiến lược khác biệt hóa thương hiệu: Amazon

Những câu chuyện về người sáng lập thành công nhưng đáng thương và khó khăn về một mặt nào đó như: “chiếc máy xay và giấc mơ” của Nantucket Nectars, hay Jeff Bezos – CEO của Amazon, cho ra mắt “cửa hàng cái gì cũng có” trong chính ga ra của mình.

11. Trở nên thuận tiện

Sự thuận tiện có thể là một yếu tố khác biệt lớn của thương hiệu. Điều gì đó giúp cuộc sống của khách hàng trở nên dễ dàng và khiến bạn được yêu mến hơn đối thủ cạnh tranh.

Ví dụ chiến lược khác biệt hóa thương hiệu: Winmart

Amazon là một ví dụ rõ ràng, nhưng các thương hiệu khác, chẳng hạn như Winmart – họ không tập trung cho các “đại siêu thị”, họ tạo ra các cửa hàng nhỏ, tiện lợi hơn cho người tiêu dùng và nhanh chóng đạt được thành công.

12. Thường xuyên phục vụ khách hàng theo phương châm hứa ít, làm nhiều

Nếu tất cả các yếu tố khác ngang bằng với đối thủ cạnh tranh, thì dịch vụ khách hàng vượt trội và vượt mức kỳ vọng có thể tạo nên sự khác biệt cho thương hiệu của bạn.

Cửa hàng giày trực tuyến Zappos đặt ra một mức giá cao cấp vì dịch vụ khách hàng xuất sắc của họ, bao gồm giao hàng miễn phí và trả hàng miễn phí.

Hoặc như Amazon, họ luôn thiết lập thời gian giao hàng trên App lớn hơn thời gian giao hàng thực tế để tạo cảm giác họ đang cố gắng làm tốt hơn.

13. Hãy thật nổi bật trên kệ

Bao bì thương hiệu sinh động, bắt mắt có thể là một yếu tố khác biệt hoá rõ ràng và hiệu quả. Trên thực tế, nó có thể làm nên thành công hoặc phá vỡ quy tắc thương hiệu của bạn.

Ví dụ chiến lược khác biệt hóa thương hiệu: Rachel

Ví dụ: Nếu sản phẩm của bạn màu sắc khác với thông thường, như cách Rachel sử dụng màu đen cho sản phẩm bơ hữu cơ của họ, thương hiệu của bạn sẽ nổi bật giữa tất cả các gói màu vàng, đỏ và xanh lá cây.

14. Kể một câu chuyện thương hiệu độc đáo

Mỗi thương hiệu thành công đều có một câu chuyện hấp dẫn đằng sau nó. Phát triển toàn diện và nhấn mạnh câu chuyện thương hiệu có thể giúp bạn tạo sự khác biệt, trở thành cốt lõi trong DNA thương hiệu, đồng thời củng cố cá tính, lời hứa và giá trị của thương hiệu.

Sáng tạo những câu chuyện thương hiệu hấp dẫn mạnh mẽ là một phần quan trọng trong quá trình lập hồ sơ thương hiệu để giúp hình thành và xây dựng cá tính cho thương hiệu.

15. Giải quyết vấn đề phổ biến

Nếu thương hiệu của bạn có thể giải quyết một vấn đề mà mọi người đều thường xuyên gặp phải, bạn sẽ có được sự khác biệt hóa thương hiệu.

Thương hiệu giày TOM đã giải quyết vấn đề của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn bằng cách với mỗi đôi giày bán được họ sẽ quyên tặng một đôi giày mới cho một đứa trẻ.

Ví dụ chiến lược khác biệt hóa thương hiệu: TOMS

Điều này không chỉ tạo sự khác biệt lớn cho thương hiệu mà còn thu hút cảm xúc khán giả bằng cách làm cho trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trở thành trọng tâm của điều mà thương hiệu đại diện, đồng thời tạo ra thiện chí khách hàng và lòng trung thành với thương hiệu không giới hạn.

 16. Lôi cuốn cảm xúc

Bạn có thể khiến thương hiệu nổi bật bằng cách mang lại trải nghiệm cảm xúc gắn liền với sản phẩm hoặc dịch vụ.

Coca-Cola tận dụng sức hấp dẫn cảm xúc bằng cách xây dựng thương hiệu sản phẩm hạnh phúc, ngụ ý rằng họ là người tạo niềm vui và sự hòa hợp.

Ví dụ chiến lược khác biệt hóa thương hiệu: Coca Cola

Mọi thứ Coca-Cola làm từ quan điểm xây dựng thương hiệu chiến lược là gắn thương hiệu với “những dịp hạnh phúc”.

17. Gây bất ngờ (một cách thích hợp)

Điều chỉnh thương hiệu với một giá trị đặc biệt bất ngờ, thậm chí là gây sốc, có thể giúp bạn tạo sự khác biệt, nhưng hãy sử dụng chiến lược này một cách cẩn thận. Cảm xúc bùng nổ mà bạn có thể tạo ra từ một thương hiệu gây sốc nên được nhắm hướng theo cách tích cực, hướng đến thương hiệu và những gì bạn đại diện.

Ví dụ chiến lược khác biệt hóa thương hiệu: Benetton

Thương hiệu thời trang Ý Benetton đã sử dụng các chiến dịch gây sốc nhiều lần trong nhiều năm để nâng cao độ nhận diện thương hiệu, chẳng hạn như chiến dịch “Không thù hận” của họ, chiến dịch đã khiến chính phủ Hoa Kỳ, toà thánh Vatican và nhiều tổ chức khác tức giận – nhưng lại gây được ấn tượng mạnh với khách hàng.

Lưu ý: Chiến dịch gây sốc rất nhạy cảm. Vận dụng không phù hợp có thể gây “sốc” với chính doanh nghiệp của bạn.

18. Thay đổi trải nghiệm khách hàng

Nếu ngành của bạn chỉ được biết đến với một dạng trải nghiệm nhất định, thì bạn có thể tạo khác biệt bằng cách làm cho trải nghiệm khách hàng trở nên khác biệt.

Ví dụ chiến lược khác biệt hóa thương hiệu: Geico (2)

Ví dụ: Trong lĩnh vực bảo hiểm, một lĩnh vực vốn thường sử dụng các cách tiếp cận đáng sợ và chiến thuật hù dọa khách hàng về các rủi ro họ có thể gặp phải. GEICO đã đi ngược lại bằng cách tạo chiến lược tiếp thị kỳ lạ và vui nhộn với những con vật biết nói.

Ví dụ chiến lược khác biệt hóa thương hiệu: Durex

Hoặc như Durex, họ cũng có cách tiếp thị thú vị đối với sản phẩm “nhạy cảm” của họ.

Đọc thêm: Thiết kế trải nghiệm khách hàng tích cực

19. Cá nhân hoá

Cá nhân hóa có thể giúp bạn khác biệt hóa thương hiệu của mình. Cho phép khách hàng tạo sản phẩm của riêng họ thông qua trải nghiệm mua tương tác, cấp độ dịch vụ khách hàng cao hơn và các chiến lược tiếp thị kỹ thuật số như nhắm lại mục tiêu và nhắm mục tiêu trước để cung cấp sản phẩm phù hợp, cho đúng người, vào đúng thời điểm.

Đọc thêm: Chiến lược email marketing, giải pháp nuôi dưỡng cá nhân hóa

20. Liên kết đến một dịp đặc biệt

Một cách khác để tạo sự khác biệt là xây dựng liên kết thương hiệu với một dịp hoặc lễ kỷ niệm cụ thể. Mỗi khi đến Lễ Phục sinh là người ta nhớ đến Cadbury, hay như nhớ đến De Beers vào mỗi Ngày lễ tình nhân và Giáng sinh (ít nhất là ở Mỹ)…

21. Nhân cách hóa sản phẩm

Một chiến lược hơi khác so với linh vật thương hiệu, nhân cách hóa thương hiệu là tạo một “nhân vật” đại diện cho các đặc điểm của thương hiệu.

Ví dụ chiến lược khác biệt hóa thương hiệu: Jolly Green Giant

Thương hiệu rau củ quả Green Giant đã thực hiện điều này thành công với Jolly Green Giant, trong khi đồ ăn vặt Keebler được nhân cách hóa thông qua Yêu tinh Keebler.

Ví dụ chiến lược khác biệt hóa thương hiệu: Keebler

Đọc thêm:

22. Mang lại lợi ích cho xã hội

Khách hàng hiện đại, đặc biệt là thế hệ GenY và GenZ, thích ủng hộ một thương hiệu mang lại lợi ích cho cộng đồng.

Bằng cách nhấn mạnh trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR), bạn có thể tạo sự khác biệt cho thương hiệu của mình và đạt được lợi thế trong cạnh tranh.

Ví dụ chiến lược khác biệt hóa thương hiệu: O'Egg

Chẳng hạn như O’Egg ủng hộ cho ‘‘Hành động chống ung thư vú ở Ireland”.

Đọc thêm: CSR là gì? Hiểu đúng về CSR

23. Sống xanh

Tương tự như lợi ích cộng đồng, ngày càng có nhiều khách hàng quan tâm đến môi trường. Tạo sự khác biệt thông qua bao bì xanh, sản xuất xanh hoặc thậm chí tổ chức từ thiện vì môi trường đều có thể giúp thương hiệu trở nên nổi bật.

Ví dụ chiến lược khác biệt hóa thương hiệu: Coop Mart

Sử dụng lá chuối để gói bọc đã mang lại tiếng vang lớn cho chuỗi siêu thị Coop Mart.

24. Phá bỏ rào cản

Bạn có thể tạo sự khác biệt cho thương hiệu bằng cách thoát khỏi những hiểu biết thông thường xung quanh ngành và truyền đạt một quan điểm đối lập.

Nhãn hàng kiểm soát mùi PooPouri đã hoàn thành điều này bằng cách từ bỏ sự sự cứng nhắc trong tiếp thị và chấp nhận tất cả mọi thứ – với việc triển khai nhiều nội dung hài hước về nhà vệ sinh.

25. Xác định lại mục đích sử dụng sản phẩm

Nếu sản phẩm của bạn có thể thực hiện được nhiều điều, thì việc sử dụng thay thế có thể giúp bạn tạo sự khác biệt cho thương hiệu.

Ví dụ, Arm & Hammer cũng chỉ là một loại baking soda khác cho đến khi thương hiệu bắt đầu tiếp thị rằng nó cũng là một chất làm mát không khí tuyệt vời cùng vô số các công dụng khác.

26. Đơn giản hóa cuộc sống của khách hàng

Sự đơn giản được đánh giá cao trong thế giới bận rộn hiện nay. Tiếp thị thương hiệu như một thú vui đơn giản có thể giúp bạn tạo tiếng vang giữa đám đông.

Sản phẩm tẩy rửa của thương hiệu Method áp dụng chiến lược này bằng cách cung cấp các sản phẩm tẩy rửa gia dụng có nguồn gốc tự nhiên và không độc hại, hoạt động đơn giản. Sự đơn giản này được nhấn mạnh bởi khẩu hiệu: “Người chống lại vết bẩn.”

27. Cung cấp chất lượng cao hơn

Các thương hiệu cao cấp có thể định một mức giá cao hơn thông qua việc nhấn mạnh vào các sản phẩm có chất lượng cao hơn – theo thực tế hoặc cảm nhận. Sự sang trọng là một yếu tố tạo nên khác biệt thương hiệu đối với hầu hết các thị trường.

28. Giới hạn tính khả dụng

Mặc dù điều này có vẻ trái ngược với lợi nhuận, nhưng việc hạn chế tính khả dụng của thương hiệu thực sự có thể giúp bạn bán được nhiều hơn, với mức giá cao hơn, thông qua sự khác biệt.

Khi khách hàng nhận thức được rằng không phải ai cũng có thể mua được sản phẩm, thì nhu cầu và giá trị cảm nhận sẽ tăng lên.

29. Định vị lại danh mục

Bạn có thể tạo sự khác biệt cho thương hiệu của mình bằng cách phát triển một danh mục mới trong ngành.

Ví dụ chiến lược khác biệt hóa thương hiệu: National Pork Board

Tại Mỹ, National Pork Board đã thực hiện được điều này với khẩu hiệu chiến dịch: “Thịt lợn, một loại thịt trắng khác”, nhằm thu hút những khách hàng không thích thịt đỏ mà không quan tâm đến thịt gà. Chiến dịch cũng làm cho thịt lợn trở nên hấp dẫn hơn do các vấn đề sức khỏe liên quan đến việc tiêu thụ thịt đỏ.

30. Phục vụ nhu cầu chưa được đáp ứng

Một cách hiệu quả để tạo sự khác biệt cho thương hiệu và tiếp cận nhiều đối tượng hơn là xác định nhu cầu chưa được đáp ứng và đáp ứng nhu cầu đó bằng cách điều chỉnh hoặc định vị lại sản phẩm, dịch vụ.

Ví dụ chiến lược khác biệt hóa thương hiệu: Rent-A-Car

Công ty Rent-A-Car đã trở thành công ty cho thuê ô tô hàng đầu ở Mỹ khi họ bắt đầu cung cấp dịch vụ cho thuê xe khi chưa có đối thủ nào làm.

Lời kết: Nếu bạn vẫn chưa biết lựa chọn chiến lược khác biệt hóa thương hiệu nào, hãy thử trả lời các câu hỏi dưới đây để tìm được chính xác điểm khác biệt tiềm năng trong sản phẩm/dịch vụ của mình nhé!

  • Làm thế nào để thương hiệu của bạn khác biệt với đối thủ?
  • Bao bì của bạn có đặc biệt hay nổi bật theo một cách nào đó không? Bạn có thể thay đổi điều đó thế nào?
  • Thương hiệu của bạn làm gì để khác biệt hóa dịch vụ khách hàng?
  • Có khán giả mới mà bạn có thể tiếp cận thông qua sự khác biệt hóa không?
  • Sẽ cần những gì để tái định vị như một thương hiệu cao cấp và tạo sự khác biệt thông qua giá trị gia tăng?
  • Bạn có thể chia sẻ các chiến lược tạo sự khác biệt cho thương hiệu khác không?

Follow các bài viết chất lượng của Sao Kim tại:

Blog Sao KimCẩm Nang Sao Kim

Facebook: Sao Kim Branding

Case study Behance: Sao Kim Branding

#SaoKim #SaoKimBranding #BrandDifferentiation #KhacBietHoaThuongHieu

Nhấn Quan tâm Zalo của Sao Kim Branding để nhận thêm các tài liệu độc quyền về xây dựng thương hiệu, marketing và kinh doanh:
Share:
Giải pháp & dịch vụ dành cho bạn
Xây dựng chiến lược

Tư vấn và giúp xây dựng chiến lược thương hiệu tinh gọn và mạnh mẽ

Thiết kế logo

Thiết kế và sáng tạo logo đáp ứng chiến lược thương hiệu

Thiết kế nhận diện

Tối ưu nhận diện thương hiệu tại các điểm chạm với đối tượng mục tiêu

Thiết kế website

Thiết kế website chuẩn nhận diện thương hiệu, chuẩn UX/UI, chuẩn Sales, chuẩn Marketing, chuẩn SEO

Marketing tinh gọn

Giải pháp phòng marketing tinh gọn. Tối ưu tài nguyên, tối ưu hiệu quả marketing.

Truyền thông thương hiệu

Tư vấn và triển khai chiến dịch truyền thông thương hiệu sáng tạo. Truyền thông đúng, trúng và đủ

Sẵn sàng để tăng doanh số bán hàng 200%

Hàng nghìn doanh nghiệp đã tin tưởng lựa chọn Sao Kim và gặt hái được nhiều thành công. Bạn có muốn trở thành một trong số họ không?

Bài viết liên quan

Kết nối ngay với Sao Kim

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

sao-kim-branding.png


    Vui lòng điền đáp án bằng số:

    0964 699 499