Cùng Sao Kim tìm hiểu cách kết nối nhận diện thương hiệu với chiến lược thương hiệu để hỗ trợ xây dựng thương hiệu nhất quán, mạnh mẽ.
Bạn có biết rằng thương hiệu của bạn không đơn thuần chỉ là thiết kế logo hoặc màu sắc thương hiệu của bạn? Đó cũng không đơn giản là thiết kế trang website hay đặt tên doanh nghiệp.
Mà đó là việc tận dụng tất cả các yếu tố cả vô hình lẫn hữu hình dần qua thời gian tạo dựng rõ ràng nhận thức trong tâm trí khách hàng nhằm thiết lập một chỗ đứng cho thương hiệu.
Trong bài viết này, Sao Kim sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi “Chiến lược thương hiệu là gì?” và “Nhận diện thương hiệu là gì?” và cách để bạn kết nối chặt chẽ nhận diện thương hiệu với chiến lược thương hiệu.
Đầu tiên, bạn cần hiểu về…
1. Chiến lược thương hiệu là gì?
Chiến lược thương hiệu là đường lối, là các quyết định mang tính chiến lược về xây dựng và phát triển thương hiệu.
Chiến lược thương hiệu là một bản kế hoạch dài hạn được lập ra nhằm xây dựng thương hiệu với nhiệm vụ đạt được các mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp. Chiến lược thương hiệu khác với chiến lược Marketing và chiến lược bán hàng.
Các doanh nghiệp nên xác định khách hàng mục tiêu, phân tích đối thủ cạnh tranh và phân tích sức mạnh nội tại doanh nghiệp điều này sẽ giúp củng cố hiệu quả của chiến lược thương hiệu.
Để tạo nên một chiến lược thương hiệu toàn diện, tạo nên sự nhất quán về nguyên tắc cũng như có mô hình toàn diện để căn cứ, cơ sở phát triển thương hiệu lâu dài… bạn cần phải trả lời được các câu hỏi sau:
- Tại sao bạn tồn tại?
- Nhiệm vụ của bạn trong kinh doanh là gì?
- 3-5 năm tới khách hàng sẽ nhìn nhận thương hiệu bạn ra sao?
- Các giá trị định hướng cho doanh nghiệp của bạn là gì?
- Khách hàng mục tiêu của bạn là ai?
- Đối thủ cạnh tranh của bạn là ai?
- Đâu là lợi thế cạnh tranh mạnh nhất của thương hiệu bạn (so với đối thủ)
- Làm thế nào để thương hiệu của bạn giao tiếp? (Tức là thông điệp thương hiệu).
Chúng ta thường hiểu sai, chiến lược xây dựng thương hiệu là logo, bảng màu hoặc trang web. Nhưng thực sự, chiến lược xây dựng thương hiệu xoay quanh tất cả các yếu tố vô hình giúp thúc đẩy nhận thức về thương hiệu, giá trị thương hiệu và tình cảm thương hiệu theo thời gian.
Và chúng được thể hiện thông qua qua các yếu tố, bao gồm (cả vô hình và hữu hình):
- Sứ mệnh – Tầm nhìn – Giá trị cốt lõi
- Điểm khác biệt
- Định vị thương hiệu
- Hình mẫu thương hiệu
- Tính cách thương hiệu
- Brand name
- Logo
- Tagline/ Slogan
- Brand Story (Câu chuyện thương hiệu)
- Color Palette
- Iconology
- Photography
Do đó, khi thiết kế, sáng tạo những thành phần này, điều quan trọng là phải kết nối được với chiến lược để cuối cùng doanh nghiệp đạt được mục tiêu kỳ vọng.
Một khi bạn đã làm rõ liên kết này, công việc nặng nhọc đã hoàn thành. Bước đặt nền móng, việc xây dựng nhận diện thương hiệu, bản sắc thương hiệu của bạn sẽ dễ dàng hơn nhiều.
> Đọc thêm:
- 101 điều cần biết rõ về chiến lược thương hiệu
- 12 Yếu tố của chiến lược thương hiệu
2. Nhận diện thương hiệu là gì?
Mô hình nhận diện thương hiệu của David Aaker – chuyên gia thương hiệu tại Mỹ, giáo sư nổi tiếng tại nhiều trường đại học lớn cho thấy:
“Nhận diện thương hiệu không chỉ là một logo, một biểu tượng hay một màu sắc nào đó đại diện cho thương hiệu, mà nó là một hệ sinh thái rất nhiều yếu tố tạo thành, đòi hỏi sự nghiên cứu chuyên sâu, am hiểu sâu sắc về chiến lược, về nhu cầu và mục tiêu dài hạn của thương hiệu“
Hãy bắt đầu với những điều cơ bản.
Nhận diện thương hiệu cũng giống như nhận diện của con người. Đó là những đặc điểm tính cách, hành vi hàng ngày xác định thương hiệu của bạn.
Đó là điều khiến bạn trở nên khác biệt, hơn là việc trở thành bản sao của đối thủ cạnh tranh trong ngành ngày càng thụt lùi với thị trường bởi “copy” những điều quá quen thuộc trên thị trường.
Do đó, nhận diện thương hiệu là tất cả những gì có thể nhìn thấy và có thể tạo ra liên tưởng về thương hiệu mà doanh nghiệp muốn xây dựng và giữ gìn trong tâm trí khách hàng mục tiêu.
Bộ nhận diện thương hiệu Agriseco (Dự án Chứng khoán Agribank)
Nhận diện thương hiệu bao gồm mọi thứ bạn sử dụng để định vị và truyền thông thương hiệu của mình:
- Nhận diện cơ bản: Brand name, logo, bộ ứng dụng văn phòng….
- Ấn phẩm marketing: Profile, catalogue, brochure, flyer, sales Form…
- Nhận diện sản phẩm: Bao bì sản phẩm, nhãn mác, kiểu dáng sản phẩm, POSM…
- Nhận diện thương hiệu số: Website, landing page, banner, intro logo, mạng xã hội, film giới thiệu doanh nghiệp, e-profile…
- Nhận diện khác: Quảng cáo ngoài trời, quảng cáo báo chí, nhận diện cho sự kiện, mẫu biểu truyền thông nội bộ…
> Tất tần tật về bộ nhận diện thương hiệu đều có tại: Bộ nhận diện thương hiệu bao gồm những gì?
3. Cách kết nối chiến lược thương hiệu với nhận diện thương hiệu
Chiến lược thương hiệu thể hiện trọn vẹn kế hoạch dài hạn cho sự phát triển của doanh nghiệp gắn liền với nhu cầu của người tiêu dùng.
Còn nhận diện thương hiệu xoay quanh những thiết kế trực quan mà khách hàng có thể nhìn thấy và phân biệt thương hiệu của bạn với các thương hiệu khác.
Và để phát triển thương hiệu nhất quán, thiết kế thương hiệu thể hiện được chiến lược thương hiệu là vấn đề trọng tâm cần thảo luận.
Công đoạn này cần rất nhiều kinh nghiệm sáng tạo để có thể tận dụng các hình khối, ý nghĩa màu sắc, đồ họa hay cụm từ, …. để thể hiện chiến lược qua các yếu tố trực quan.
Dưới đây là một số cách thể hiện chiến lược thương hiệu thông qua thiết kế nhận diện thương hiệu mà bạn có thể tham khảo:
3.1. Định vị thương hiệu thể hiện qua slogan
Hiện nay, sử dụng slogan nhằm định vị thương hiệu được doanh nghiệp sử dụng ngày càng nhiều với 4 mục đích chính:
- Thể hiện vị thế thương hiệu
- Nhấn mạnh thuộc tính nổi bật của thương hiệu
- Thể hiện triết lý của thương hiệu
- Nhấn mạnh lợi ích của khách hàng
Sáng tác slogan nhằm định vị thương hiệu đã và đang được nhiều thương hiệu mạnh sử dụng:
- Acecook – Cook Happiness
- Budweiser – The king of beers
- CNN – The world leader in news
- Volvo – For Life
- TH True Milk – Thật sự thiên nhiên
- Jetstar – Giá rẻ mỗi ngày, mọi người cùng bay.
> Xem thêm: Dịch vụ Sáng tác Slogan tại Sao Kim – Sở hữu slogan ấn tượng, truyền tải được thông điệp thương hiệu, đáp ứng chiến lược phát triển
Một câu slogan hay, dễ đọc, dễ nhớ và thể hiện được định vị thương hiệu giúp doanh nghiệp dễ dàng nổi bật trên thị trường. Để từ đó, thương hiệu tiếp cận khách hàng hiệu quả và đảm bảo các hoạt động truyền thông diễn ra trơn tru hơn.
3.2. Tính cách thương hiệu thể hiện qua thiết kế mascot
Thiết kế Mascot (linh vật thương hiệu) là giải pháp đơn giản và mạnh mẽ nhất để xây dựng tính cách thương hiệu.
Khi sử dụng mascot đại diện cho thương hiệu, khán giả có thể thức thương hiệu rõ ràng hơn giống như nhận thức về một nhân vật cụ thể, có thể sờ thấy, cảm nhận được.
Do đó, thông điệp được truyền tải theo cách thú vị hơn, xây dựng giọng nói và tính cách thương hiệu dễ dàng, đây vốn là nền tảng của chiến lược thương hiệu.
Mascot có thể phản ánh bất kỳ đặc điểm tính cách nào, bất kỳ phong cách nào cần thiết để định vị sản phẩm và giao tiếp thông qua một bộ hình ảnh đa dạng.
Với các mascot, các nhà thiết kế và chuyên gia marketing có thể tạo ra những vẻ ngoài bất ngờ và hấp dẫn hoặc làm cho các nhân vật trở nên sống động.
Ở đây, Mascot của Tập đoàn TNG được Sao Kim lồng ghép với 4 nhóm nguyên tố THỔ – KIM – THỦY – HỎA khơi gợi đến hình ảnh người lao động và các chi tiết robot, khớp máy cơ khí, mang lại cho nhân vật cảm nhận khỏe khoắn, bóng bẩy và bắt mắt.
> Có thể bạn sẽ thích:
- Dịch vụ thiết kế Mascot (Sáng tạo linh vật thương hiệu)
- Dự án thiết kế Mascot tập đoàn TNG
3.3. Hình mẫu thương hiệu thể hiện qua thiết kế logo
Các nghiên cứu chỉ ra rằng một nửa trong các quyết định mua hàng tới từ yếu tố cảm xúc và khách hàng cởi mở hơn, vui vẻ hơn, dễ tính hơn với những người giống mình hoặc hình mẫu hoàn hảo của mình.
Các thương hiệu nhận thức rõ về yếu tố này liên tục đào sâu hơn về việc xây dựng yếu tố này.
Tuy nhiên, để xây dựng hình mẫu thương hiệu thành công thì không phải chuyện đơn giản. Thậm chí các doanh nghiệp hàng đầu cũng thất bại.
Đây là câu chuyện dài hạn. Nhưng không thể để sau này mới tính đến.
Tối thiểu bạn cần gieo hạt giống từ sớm, ví dụ thể hiện thông qua thiết kế logo, hình ảnh marketing, nội dung trên fanpage, website…
12 Hình mẫu thương hiệu phổ biến
> Đó cũng chính là lý do nhiều doanh nghiệp tìm đến Sao Kim để thiết kế Logo. Bởi chúng tôi không chỉ tạo các ra sản phẩm đồ họa, chúng tôi còn giúp gieo các hạt giống có ý nghĩa vào trong đó.
Dưới đây là 2 ví dụ điển hình về hình mẫu thương hiệu do Sao Kim thực hiện để bạn tham khảo:
Hình mẫu thương hiệu CC1
Được coi là “lão làng” của ngành xây dựng, nổi tiếng với những công trình Nhà máy Thủy điện Trị An, Nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ Cầu Thủ Thiêm… đến nay là thời điểm để TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 1 – CTCP (CC1) khẳng định vị thế thương trường và là bàn đạp mở rộng ngành nghề kinh doanh mới.
Hình mẫu thương hiệu CC1 được đề xuất xây dựng dựa trên 3 tính cách: Đáng tin cậy, Tận tâm hoặc Tiên phong.
Tính cách thương hiệu CC1
Hình mẫu thương hiệu Autotech:
Công ty Cổ phần Chế tạo Máy Autotech Việt Nam là một doanh nghiệp có “tuổi đời” trẻ nhưng sở hữu năng lực tầm quốc tế, kỹ thuật chuyên sâu và là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế, chế tạo các hệ thống tự động hóa phụ trợ cho công nghiệp.
Hình mẫu thương hiệu Autotech được đề xuất xây dựng dựa trên 3 tính cách: Nhiệt huyết, Tử tế hoặc Tiên phong.
Tính cách thương hiệu Autotech
> Đọc thêm:
- 12 Hình mẫu thương hiệu phổ biến
- Cách áp dụng hình mẫu thương hiệu cho doanh nghiệp của bạn
3.4. Thể hiện thương hiệu thông qua các thiết kế nhận diện sản phẩm
Hệ thống nhận diện thương hiệu sản phẩm được sáng tạo riêng phù hợp với từng sản phẩm hoặc dịch vụ. Qua đó giúp cho mỗi sản phẩm trở nên ấn tượng, chuyên nghiệp, rõ ràng và phân biệt với đối thủ cạnh tranh, mang lại hiệu quả kinh doanh và hiệu quả xây dựng thương hiệu.
Không chỉ tạo nên sự khác biệt, nhận diện sản phẩm thể hiện đặc thù cá tính của doanh nghiệp mà quan trọng là xây dựng nhận thức thương hiệu (Brand Awareness) và kích hành vi tiêu dùng.
Ảnh thiết kế nhãn mác sản phẩm Dự án Bia Hoàng Gia
Thiết kế nhận diện thương hiệu sản phẩm đảm bảo các yếu tố trong bộ nhận diện một cách đồng bộ và nhất quán với tính cách và bản sắc của thương hiệu.
Ảnh thiết kế bao bì sản phẩm Dự án Sếu Rice
Thiết kế mộc mạc, thể hiện tinh thần sản phẩm Gạo Sếu Rice
Đọc thêm: Nhận thức thương hiệu (Brand Awareness) – Mục tiêu quan trọng nhất theo Báo cáo Marketing thường niên của Nielsen
3.5. Thể hiện thương hiệu qua thiết kế bộ nhận diện văn phòng
Bộ nhận diện văn phòng là công cụ để thể hiện hình ảnh của thương hiệu dưới các ấn phẩm văn phòng đa dạng với sự sáng tạo và chuyên nghiệp của các vật dụng được thiết kế.
Việc thiết kế bộ nhận diện thương hiệu văn phòng một phần nhằm tăng độ tin cậy của khách hàng vào hoạt động quản trị nội bộ, tăng sự tín nhiệm vào công ty.
Bộ nhận diện văn phòng – Dự án Delta Group
Bộ nhận diện văn phòng – Dự án Videc Group
Bộ nhận diện văn phòng – Dự án Trường Cao Đẳng Nghề Lý Thái Tổ
Hơn nữa, thiết kế bộ nhận diện văn phòng còn đảm bảo việc truyền thông nội bộ tới từng thành viên của tổ chức. Tạo nên sự thấu hiểu và hành động nhất quán trong nội bộ để mỗi nhân viên là một đại sứ thương hiệu.
Đọc thêm: Quản trị thương hiệu, những điều nhà quản trị phải biết để đưa thương hiệu đi đúng hướng.
Đăng ký để nhận những nội dung hay nhất, mới nhất về xây dựng thương hiệu và phát triển doanh nghiệp từ Sao Kim Branding
4. Case Study Đạm Cà Mau
Dự án Đạm Cà Mau là một dự án thiết kế thương hiệu lớn do Sao Kim Branding đảm nhiệm – Đạm Cà Mau trong trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, hoạt động trên lĩnh vực sản xuất và phân phối sản phẩm phân bón.
Trong quá trình phát triển sản phẩm, Đạm Cà Mau đã cho ra mắt nhiều loại phân bón mới với chất lượng cao phục vụ cho ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, các mẫu bao bì của từng sản phẩm được ra đời một cách rời rạc, thiếu đồng bộ, thậm chí nhiều thiết kế đã bị “cũ” và “lỗi thời”.
Dự án Đạm Cà Mau
Đạm Cà Mau mong muốn tái thiết kế thương hiệu hướng tới sự chuyên nghiệp, bằng việc hệ thống hoá mẫu thiết kế bao bì sản phẩm một cách đồng bộ và nhất quán cho mọi loại sản phẩm của doanh nghiệp từ cũ đến mới.
Thêm vào đó, mẫu bao bì mới phải ấn tượng, độc đáo và bắt mắt, thân thiện với người sử dụng và nổi bật so với các sản phẩm khác cùng ngành.
Đạm Cà Mau – thương hiệu lớn trong lĩnh vực sản xuất và phân phối sản phẩm phân bón
Để thực hiện mục tiêu này, Đạm Cà Mau đã tìm đến với Sao Kim Branding – Chuyên gia thiết kế, tư vấn giải pháp thương hiệu.
4.1. Tổng quan về chiến lược thương hiệu Đạm Cà Mau
Sứ mệnh: Sản xuất, kinh doanh phân bón trên nền tảng công nghiệp hóa dầu phục vụ nông nghiệp, cung cấp các giải pháp về dinh dưỡng cho cây trồng, góp phần thay đổi nền nông nghiệp.
Tầm nhìn: Trở thành doanh nghiệp hàng đầu Việt Na và khu vực trong lĩnh vực phân bón và hóa chất phục vụ nông nghiệp và công nghiệp dầu khí.
Giá trị cốt lõi:
- Hài hòa: Đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững, hài hòa lợi ích là kim chỉ nam, là chuẩn mực trong mọi hoạt động của công ty.
- Bền vững: Duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh bền vững, đầu tư có hiệu quả và có chọn lọc.
- Chuyên nghiệp: Đảm bảo môi trường làm việc chuyên nghiệp sáng tạo và đáp ứng đời sống người lao động.
- Trách nhiệm: Đảm bảo chữ tín đối với khách hàng, là địa chỉ tin cậy của nhà nông.
Logo Đạm Cà Mau: dựa trên các ý tưởng về CÁNH ĐỒNG, BÀN TAY CHĂM SÓC và CHIẾC LÁ với ý nghĩa
- Cánh đồng: Thể hiện mùa vàng bội thu với sự sung túc, đong đầy và trọn vẹn – niềm mong ước lớn nhất của người nông dân trong mỗi mùa vụ
- Bàn tay chăm sóc: Thể hiện sự nâng niu, chăm sóc
- Chiếc lá: Thể hiện tính thiên nhiên, sự gần gũi với môi trường.
Ý tưởng xây dựng logo Đạm Cà Mau
Color Palette: được lựa chọn dựa trên 3 ý tưởng về cánh đồng, bàn tay chăm sóc và chiếc lá bao gồm: màu vàng, màu xanh và màu đỏ.
Tổng thể họa tiết nhận diện thể hiện hình ảnh một cánh đồng mùa vàng bội thu qua sự chăm sóc, nâng niu, nuôi dưỡng của người nông dân qua đó bám sát định hướng chiến lược của Đạm Cà Mau: Cùng xây dựng hình ảnh Nông dân thời đại mới trên cơ sở hình mẫu người nuôi dưỡng.
Đọc thêm: Thay đổi Logo – Bài học kinh nghiệm và quy trình thực hiện hiệu quả
4.2 Bộ nhận diện thương hiệu Đạm Cà Mau
Hình mẫu thương hiệu thể hiện qua Mascot Đạm Cà Mau:
Hình mẫu thương hiệu Đạm Cà Mau là người nuôi dưỡng với tính cách: Tiên phong, gần gũi, uyên bác. Chính vì vậy, mascot cần luôn vui vẻ, trẻ trung, năng động và gần gũi với người nông dân.
Sao Kim đã sáng tạo ra 10 hình thái Mascot của Đạm Cà Màu nhằm đảm bảo tính sinh động, linh hoạt trong việc ứng dụng tại các sự kiện
Các hình thái của Mascot Đạm Cà Mau:
- Hình thái 1: Mascot tri thức, uyên bác, đeo kính tay cầm kính Loupe đang đọc sách và nghiên cứu.
- Hình thái 2: Mascot gần gũi, vui vẻ, dang 2 tay chào đón mọi người.
- Hình thái 3: Mascot đang no bụng, nằm vắt chân chữ ngũ và gối đầu lên hạt phân đạm tròn. Một mắt nhíu tinh nghịch – tự tin theo kiểu “mọi chuyện đều dễ dàng”.
- Hình thái 4: Mascot hóa thân thành một người tiên phong, thành đạt, tự tin, dẫn đầu.
- Hinh thái 5: Mascot công nhân nhà máy
- Hình thái 6: Mascot ngồi trên cành cây với hình của họa tiết nhận diện.
- Hình thái 7: Mascot với thái độ hãy đợi đấy, chưa biết ai hơn ai.
- Hình thái 8: Mascot với âm nhạc, hai bàn tay gảy phím đàn chuyên nghiệp.
- Hình thái 9: Mascot với style doanh nhân thành đạt
- Hình thái 10: Mascot lém lỉnh, đang “suỵt” chuẩn bị bật mí điều gì đó bí mật và hấp dẫn.
Truyền thông thương hiệu qua hệ thống bộ nhận diện:
Bộ nhận diện văn phòng:
Hệ thống biển hiệu:
Hệ thống phương tiện vận chuyển:
Hệ thống tài liệu in ấn:
Hệ thống truyền thông quảng cáo:
Bao bì sản phẩm Đạm Cà Mau:
4.3. Kết quả dự án Đạm Cà Mau
Đây được xem là bước chuyển mình đột phá đưa Đạm Cà Mau vươn tới những tầm nhìn và giá trị mới, đáp ứng khả năng cạnh tranh và khẳng định vị thế trên thị trường sản xuất, kinh doanh phân bón trong và ngoài nước.
Trong 03 năm thực hiện chiến lược mới, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) đã đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ.
- Top 100 doanh nghiệp phát triển bền vững
- 7.700 tỷ VND – doanh số kỷ lục năm 2020
- Top 50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất
> Tải ngay: Mẫu chiến lược thương hiệu – giúp bạn nhanh chóng xây dựng chiến lược thương hiệu bài bản
Tổng kết
Chiến lược thương hiệu chính là việc đưa ra một kế hoạch xác định bạn là ai và với tư cách là một thương hiệu, bạn sẽ làm gì, truyền tải điều gì đến khách hàng của bạn.
Bộ nhận diện thương hiệu là yếu tố hữu hình, trực quan sẽ giúp bạn thực hiện tốt chiến lược thương hiệu mà bạn đã tạo nên, giúp thương hiệu bạn dễ dàng ghi dấu ấn trong tâm trí khách hàng.
Sao Kim tin rằng nếu bạn làm tốt việc kết nối nhận diện thương hiệu với chiến lược thương hiệu, bạn sẽ dễ dàng đạt được các mục tiêu đã doanh nghiệp đề ra.
Đừng quên Sao Kim với hơn 15+ năm kinh nghiệm cung cấp các dịch vụ tư vấn chiến lược thương hiệu, thiết kế bộ nhận diện thương hiệu sẽ giúp thương hiệu của bạn tạo dựng được lợi thế cạnh tranh đáng kể so với doanh nghiệp cùng ngành.
Cùng điểm lại một vài điểm chính trong bài viết này!
Chiến lược thương hiệu là một bản kế hoạch dài hạn được lập ra nhằm xây dựng thương hiệu với nhiệm vụ đạt được các mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp. Chiến lược thương hiệu khác với chiến lược Marketing và chiến lược bán hàng.
+ Tại sao bạn tồn tại?
+ Nhiệm vụ của bạn trong kinh doanh là gì?
+ 3-5 năm tới khách hàng sẽ nhìn nhận thương hiệu bạn ra sao?
+ Các giá trị định hướng cho doanh nghiệp của bạn là gì?
+ Khách hàng mục tiêu của bạn là ai?
+ Đối thủ cạnh tranh của bạn là ai?
+ Đâu là lợi thế cạnh tranh mạnh nhất của thương hiệu bạn (so với đối thủ)
+ Làm thế nào để thương hiệu của bạn giao tiếp? (Tức là thông điệp thương hiệu).
Nhận diện thương hiệu là tất cả những gì có thể nhìn thấy và có thể tạo ra liên tưởng về thương hiệu mà doanh nghiệp muốn xây dựng và giữ gìn trong tâm trí khách hàng mục tiêu.
+ Nhận diện cơ bản: Brand name, logo, bộ ứng dụng văn phòng….
+ Ấn phẩm marketing: Profile, catalogue, brochure, flyer, sales Form…
+ Nhận diện sản phẩm: Bao bì sản phẩm, nhãn mác, kiểu dáng sản phẩm, POSM…
+ Nhận diện thương hiệu số: Website, landing page, banner, intro logo, mạng xã hội, film giới thiệu doanh nghiệp, e-profile…
+ Nhận diện khác: Quảng cáo ngoài trời, quảng cáo báo chí, nhận diện cho sự kiện, mẫu biểu truyền thông nội bộ…
+ Định vị thương hiệu thể hiện qua slogan
+ Tính cách thương hiệu thể hiện qua thiết kế mascot
+ Hình mẫu thương hiệu thể hiện qua thiết kế logo
+ Thể hiện thương hiệu thông qua các thiết kế nhận diện sản phẩm
+ Thể hiện thương hiệu thông qua thiết kế bộ nhận diện văn phòng
Follow các bài viết chất lượng Sao Kim tại:
Blog Sao Kim, Cẩm Nang Sao Kim
Facebook: Sao Kim Branding
Case study Behance: Sao Kim Branding