Xã hội ngày càng phát triển, do đó các ngành dịch vụ như làm đẹp (mỹ phẩm) hay thời trang, cafe càng có nhiều “đất diễn” theo nhu cầu tăng cao của khách hàng.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực làm đẹp (mỹ phẩm), thời trang, cafe có một cái nhìn tổng quan về thiết kế logo chuyên nghiệp.
1. Kinh nghiệm thiết kế logo ngành mỹ phẩm
Theo các chuyên gia, trong những năm gần đây, ngành công nghiệp làm đẹp được đánh giá là có tốc độ tăng trưởng nhanh. Riêng tại Việt Nam, ngành mỹ phẩm, thẩm mỹ viện, spa có xu hướng phát triển nhanh chóng do ý thức làm đẹp của người dân gia tăng, đặc biệt là tầng lớp thanh niên và trung niên.
Trong đó, mỹ phẩm hiện đang là một trong những lĩnh vực kinh doanh đầy tiềm năng khi khách hàng ngày một “chịu chi” để làm đẹp và khẳng định bản thân. Với lực lượng dân số trẻ đông đảo tại Việt Nam, đây thực sự là “thời điểm vàng” cho các doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm phát triển và lớn mạnh hơn.
Do vậy, nhu cầu thiết kế logo của ngành mỹ phẩm cũng gia tăng. Bởi logo chính là đại diện cho thương hiệu, là nơi tạo cho khách hàng sự tin tưởng và an tâm khi sử dụng.
Có thể bạn thích:
Kinh nghiệm thiết kế logo ngành thời trang – làm đẹp
2. Tại sao cần thiết logo ngành mỹ phẩm
2.1 Xây dựng danh tiếng thương hiệu
Logo là điểm chạm đầu tiên của thương hiệu đến khách hàng. Thông qua logo, người tiêu dùng sẽ biết được thương hiệu mỹ phẩm này có đặc điểm gì, xuất xứ từ đâu,…Không chỉ dừng lại ở đó, một logo đẹp và chuyên nghiệp còn giúp doanh nghiệp truyền tải giá trị cốt lõi và sứ mệnh của mình.
2.2 Tạo điểm khác biệt gắn với tính cách thương hiệu
Logo thể hiện tính cách thương hiệu qua hình ảnh và các biểu tượng đặc trưng. Vì thế, một logo độc đáo không những tạo nên điểm khác biệt mà còn gây ấn tượng, giúp khách hàng ghi nhớ sâu hơn về thương hiệu.
2.3 Nổi bật so với đối thủ cạnh tranh
Trong ngành kinh doanh mỹ phẩm có hàng tá công ty cung cấp sản phẩm và dịch vụ giống bạn. Vậy làm thế nào để tạo sự khác biệt? Câu trả lời chính là xây dựng một bộ nhận diện thương hiệu đủ mạnh để khách hàng phân biệt được doanh nghiệp bạn với các đối thủ trong ngành. Và một logo sáng tạo, được đầu tư kĩ lưỡng về mặt hình ảnh sẽ giúp bạn nổi bật và thu hút khách hàng hơn.
3. Các tips thiết kế logo cho ngành mỹ phẩm
3.1 Màu sắc
Màu sắc là yếu tố quan trọng khi thiết kế logo. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng màu sắc có thể gây ảnh hưởng đến cảm xúc của khách hàng. Vậy nên, khi thiết kế logo ngành mỹ phẩm doanh nghiệp cần cân nhắc và lựa chọn màu sắc phù hợp.
Các màu sắc cho logo thường được sử dụng trong ngành kinh doanh mỹ phẩm như:
- Màu xanh lam: Tạo cảm giác an tĩnh, tin cậy
- Màu trắng: Tạo cảm giác sạch sẽ, tinh khiết
- Màu xanh lục: Tạo nét thiên nhiên, “organic”
- Màu đỏ: Mang sức mạnh, nổi bật
- Màu hồng: Thể hiện sự quan tâm, thấu hiểu
Ví dụ công ty chuyên mỹ phẩm thiên nhiên, thì logo có màu xanh lục là một lựa chọn chính xác và thích hợp. Bởi màu xanh lá cây gắn với sự tự nhiên và hữu cơ. Điều này góp phần truyền tải được giá trị cốt lõi cũng như hình ảnh của thương hiệu.
Bạn không cần thiết phải áp dụng chính xác những quy tắc màu sắc trên mà ngăn cản sự sáng tạo. Hãy nên lựa chọn thật không ngoan khách hàng có thể nhớ về bạn. Ngoài ra, màu sắc logo cũng nên phù hợp với yếu tố phong thủy để gia tăng sự phát đạt cho doanh nghiệp.
3.2 Font chữ thiết kế
Các công ty mỹ phẩm thường sử dụng font chữ với 2 phong cách là đơn giản, hiện đại hoặc nhẹ nhàng, uyển chuyển. Ngoài ra, font chữ trên logo cũng cần dễ đọc và dễ nhìn. Ví dụ như hãng Nivea sử dụng font chữ trắng trên nền màu xanh lam. Thiết kế này vừa đơn giản, dễ nhìn mà nổi bật.
Sử dụng font chữ quá cầu kỳ có thể khiến khách hàng không đọc được tên thương hiệu vì thế lựa chọn an toàn cho bạn là nên sử dụng font chữ đậm và to. Bạn có thể phối màu đậm nhạt để làm nổi bật chữ trong logo hơn.
3.3 Hình ảnh biểu trưng (icon)
Tạp chí Forbes gợi ý rằng “Hãy thiết kế logo mà ai cũng có thể vẽ được khi nhắc đến”. Nếu doanh nghiệp bạn muốn sử dụng hình ảnh biểu tượng (icon) cho logo của mình thì nhớ đến quy tắc “Simple is the best” (đơn giản là tốt nhất). Logo của các thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng như Chanel, Vichy,… cũng đều sử dụng các icon đơn giản, dễ nhớ.
Một số gợi ý cho bạn khi tạo hình ảnh biểu trưng cho logo là sử dụng các hình ảnh như bông hoa, chiếc lá, người phụ nữ, vương miện hay những hình ảnh có nét bay bổng nhằm đem đến cảm giác nhẹ nhàng, thư thái cho khách hàng.
4. Case Study thiết kế logo ngành mỹ phẩm: Skinmate
4.1 Bối cảnh chung
Skinmate là thương hiệu mỹ phẩm thiên nhiên, an toàn dành cho phụ nữ thế giới nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng. Với lợi thế về đội ngũ nhân sự có chuyên môn và kinh nghiệm trong ngành mỹ phẩm, Skinmate đã nỗ lực không ngừng để nghiên cứu và cho ra sản phẩm chất lượng nhất.
Để phát triển và mở rộng kinh doanh, Skinmate mong muốn tìm được giải pháp cho việc xây dựng thương hiệu, đặc biệt là thiết kế logo. Sao Kim tự hào khi được Skinmate tin tưởng và giao cho trọng trách này.
4.2 Ý nghĩa logo
Sau khi biết được Skinmate là thương hiệu mỹ phẩm thiên nhiên, Sao Kim đã cân nhắc và lựa chọn màu xanh lá cây làm tone màu chủ đạo cùng với màu vàng gold cho thấy sự sang trọng để phù hợp với phân khúc cao cấp của công ty.
Biểu tượng Logo của Skinmate là chữ S được cách điệu với hình ảnh chiếc lá mang yếu tố thiên nhiên, sạch sẽ. Font chữ có chân tạo nét thanh lịch, mềm mại với điểm nhấn hình chiếc lá thay cho một nét trong chữ K. Điều này khiến font chữ độc đáo, mới mẻ và hài hòa với biểu tượng chữ S phía trên.
5. Kinh nghiệm thiết kế ngành thời trang
Theo số liệu Nielsen, người tiêu dùng Việt Nam ưu tiên mạnh mẽ đối với các sản phẩm trong nước. Do vậy, đây là cơ hội cho ngành thời trang Việt Nam phát triển mạnh mẽ và nhanh hơn nữa.
Có tới 69% người tiêu dùng quan tâm đến chất lượng và nguồn gốc của sản phẩm đòi hỏi các nhãn hàng thời trang cần quan tâm đến chất lượng sản phẩm cũng như xây dựng hình ảnh thương hiệu uy tín.
Thu nhập người tiêu dùng ngày càng tăng, xu hướng thời trang thúc đẩy sự phát triển của các thương hiệu cao cấp, thói quen tiêu dùng thông qua các nền tảng thương mại điện tử (Lazada, Shopee, Tiki) dẫn đến sự chuyển mình của các thương hiệu thời trang.
Hơn lúc nào hết, câu chuyện xây dựng thương hiệu ngày càng cần thiết đối với các doanh nghiệp thời trang. Và logo chính là bước đi đúng đắn để bắt đầu kinh doanh hay tái định vị thương hiệu nhằm ghi dấu ấn với khách hàng.
Có thể bạn thích:
46 thiết kế nữ tính phá vỡ mọi rào cản
6. Tại sao cần thiết kế logo ngành thời trang?
Đối với ngành thời trang, logo đóng một vai trò vô cùng quan trọng bởi nó được in lên tất cả các sản phẩm của doanh nghiệp. Khách hàng có xu hướng dựa vào logo để đánh giá chất lượng vải và danh tiếng của một thương hiệu thời trang nói chung, thậm chí có người còn chi cả triệu đồng chỉ để mua một chiếc áo có in logo của thương hiệu đó.
Karl Lagerfeld – nhà thiết kế thời trang nổi tiếng và giám đốc sáng tạo của Chanel từng nói “ Logo và xây dựng thương hiệu rất quan trọng. Trên thế giới rộng lớn này, không phải ai cũng đọc được tiếng Pháp hay kể cả tiếng Anh, nhưng ai cũng ghi nhớ được ký hiệu”.
Như vậy, một thiết kế logo chất lượng là phần không thể thiếu khi cạnh tranh và quảng bá thương hiệu của các công ty thời trang.
7. Những lưu ý khi thiết kế logo ngành thời trang
7.1 Định vị khách hàng mục tiêu
Trước khi thiết kế logo, doanh nghiệp cần thu thập thông tin về khách hàng mục tiêu của mình. Trong ngành thời trang có 5 phân khúc chính đó là:
- Haute Couture: Đây là phân khúc thời trang cao cấp nhất yêu cầu tất cả đường kim mũi chỉ đến chất liệu của sản phẩm đều làm bằng tay.
- Luxury: Phân khúc sản phẩm may đo sẵn (Ready to Wear) là hàng cao cấp, cần được đầu tư từ đường may đến hình ảnh truyền thông.
- Mid-end: Sản phẩm ở phân khúc này có giá cả hợp lý, được sản xuất hàng loạt, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.
- Mass Market: Sản xuất theo quy mô lớn, phục vụ nhu cầu quần áo hàng ngày của mọi người, hướng đến thị phần lớn.
- Value Market: Thời trang giá rẻ
Với từng phân khúc khách hàng sẽ có logo riêng, vì thế doanh nghiệp cần đầu tư kỹ lưỡng trong giai đoạn thiết kế.
7.2 Thể hiện cá tính thương hiệu
Logo chính là cách thể hiện cá tính thương hiệu rõ nét. Bởi khi nhìn vào logo, người tiêu dùng có thể nhận ra thương hiệu mang tính cách như thế nào, hiện đại, trẻ trung hay chững chạc, nghiêm túc.
7.3 Tính ứng dụng cao
Logo ngành thời trang không những được in tên các ấn phẩm truyền thông của công ty mà còn được in hay thêu ngay trên sản phẩm (quần, áo, khăn quàng cổ,…) và được bán một cách rộng rãi.
8. Case Study: Thiết kế logo ngành thời trang cho 92Wear
8.1 Bối cảnh chung
Công ty Seahouse Việt Nam thành lập từ năm 2009 và trở thành công ty thời trang nổi bật với thương hiệu 92Wear. Khởi nghiệp với một cửa hàng bán quần áo online, 92Wear đã mở rộng lên 8 cơ sở trên địa bàn Hà Nội.
Để thu hút sự quan tâm nhiều hơn từ khách hàng trẻ tuổi, 92Wear quyết định thiết kế logo mới nhằm xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp và uy tín. Và Sao Kim chính là đơn vị được công ty Seahouse lựa chọn để thực hiện nhiệm vụ quan trọng này.
8.2 Ý nghĩa trong thiết kế Logo
Khách hàng mục tiêu của 92Wear là người trẻ tuổi, nên Sao Kim đã quyết định sử dụng phong cách thiết kế hiện đại và đơn giản. Logo được thiết kế theo hình tượng viên Painite màu lửa – loại đá tự nhiên đứng đầu bảng về sự quý hiếm nhằm tượng trưng cho giá trị, địa vị, quyền lực. Với ý nghĩa về sự may mắn, sức mạnh vĩnh cửu, Sao Kim hy vọng doanh nghiệp sẽ phát triển rực rỡ, tạo nên tinh hoa cho nước nhà.
8.3 Thiết kế Logo góp phần chinh phục thử thách mới
Sao Kim đã đồng hành cùng 92Wear từ những ngày đầu xây dựng thương hiệu, từ đặt tên thương hiệu đến thiết kế Logo. Với thiết kế Logo phù hợp với xu hướng hiện đại, 92Wear sẵn sàng để chinh phục những khách hàng khó tính nhất khiến họ tin tưởng và sử dụng sản phẩm.
Logo mới của 92Wear không chỉ gây ấn tượng mà còn có tính ứng dụng cao. Logo dễ dàng in ấn, thêu, và dập chìm nổi trên mọi chất liệu.
Xem thêm: Toàn bộ dự án thiết kế Logo cho 92Wear
9. Kinh nghiệm thiết kế logo cho cửa hàng/ chuỗi Cafe
Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB), cafe là thì trường vô cùng tiềm năm khi lượng tiêu thụ lên tới 70.000 tấn/năm. Thị trường cà phê tại Việt Nam cũng đang không ngừng tăng trưởng và mở rộng khi là một trong những lĩnh vực kinh doanh tốt nhất năm 2021.
Theo Báo cáo phân tích thị trường cà phê, có tới 50% người dùng và trải nghiệm tại quán. Đòi hỏi ngành này cũng phải có “gu” riêng về logo nói riêng và nhận diện thương hiệu nói chung để ghi dấu ấn với khách hàng.
Có thể bạn thích:
Kinh nghiệm thiết kế logo quán cà phê – trà sữa
Thiết kế logo – Cẩm nang đặc biệt dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
10. Những lưu ý khi thiết kế Logo cửa hàng/ chuỗi Cafe
10.1 Kể một câu chuyện hấp dẫn
Logo có thể giúp khách hàng hình dung câu chuyện đằng sau thương hiệu. Nếu chỉ đơn giản là một tách cà phê bốc khói, thì có cả hàng tá hãng cà phê ngoài kia trùng ý tưởng với bạn. Hãy thử đặt những câu hỏi sau để kể một câu chuyện hấp dẫn về thương hiệu bạn:
- Tại sao bạn lại quyết định kinh doanh cà phê?
- Bạn bắt đầu kinh doanh như thế nào?
- Thực đơn ở cửa hàng của bạn có gì đặc biệt?
- Bạn muốn mang lại giá trị gì cho khách hàng?
- Bạn muốn khách hàng cảm nhận về thương hiệu như thế nào?
Dựa vào câu chuyện đó, bạn hãy xem xét các hình ảnh và biểu tượng liên quan đến thương hiệu bạn từ đó cho ra một logo ý nghĩa và ấn tượng.
10.2 Màu sắc logo
Lựa chọn màu sắc phù hợp là rất quan trọng đối với logo cửa hàng cà phê. Doanh nghiệp cần cân nhắc để tránh những màu sắc có thể gửi sai thông điệp. Màu sắc phổ biến thường được các cửa hàng cà phê sử dụng là màu nâu và vàng nhằm tạo cảm giác ấm áp.
Nếu muốn kết hợp nhiều màu sắc trong logo, doanh nghiệp cần trả lời các câu hỏi:
- Những màu sắc nào mô tả thương hiệu bạn?
- Những màu sắc nào kết hợp tốt với nhau?
- Những màu nào sử dụng để tăng chiều sâu cho thiết kế?
10.3 Phong cách thiết kế logo
Tiếp theo, bạn hãy lựa chọn logo có phong cách phù hợp với tone màu của thương hiệu. Ví dụ, phong cách cổ điển, “vintage” sẽ kết hợp tốt với màu trung tính.
Bạn có thể tham khảo một vài phong cách thiết kế dưới đây để tìm kiếm nguồn cảm hứng cho logo của mình:
- Wordmarks/Lettermarks: Logo với thiết kế dòng chữ hoặc chữ lồng vào nhau
- Pictorial Marks: logo có biểu tượng làm “đại sứ”
- Emblems/Crests: Logo sử dụng các yếu tố truyền thống như khiên, mào lông
- Abstract Marks: Logo chứa biểu tượng trừu tượng không có thực
- Minimalist Logos: Logo tối giản, sử dụng các hình khối và màu sắc cơ bản
- Line Drawings: Logo đơn giản từ các đường thẳng đơn giản
11. Case study thiết kế logo cho chuỗi Cafe: The Youwin coffee
Kinh doanh chuỗi cà phê không chỉ là đặt một tấm bảng hiệu và thuê nhân viên, doanh nghiệp phải dành thời gian và công sức và cân nhắc nhiều yếu tố. Từ decor đến dịch vụ, bộ nhận diện thương hiệu cần kết hợp hài hòa để tạo nên thành công và phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Cà phê The Youwin đã nhận ra điều quan trọng đã lựa chọn Sao Kim để có một khởi đầu chắc chắn và vững mạnh.
11.2 Ý nghĩa thiết kế Logo
The Youwin coffee định hướng trở thành thương hiệu cà phê cho dân văn phòng, học sinh, sinh viên và người dân thành thị. Sứ mệnh của thương hiệu là tạo ra không gian thư giãn, kết nối và thưởng thức hương vị cà phê truyền thống, thanh lịch.
Chính vì vậy, Sao Kim đã quyết định kết hợp màu sắc của cà phê và không gian mộc mạc sang trọng của cửa hàng thông qua màu xanh dương đậm tương phản với màu vàng nâu tạo nên sự nổi bật và nhấn mạnh vào sắc thái của cà phê.
Biểu tượng được sử dụng là phin cà phê cách điệu, hình ảnh bàn tay chiến thắng nhằm tạo nên biểu tượng mạnh mẽ và ấn tượng cũng như khẳng định được châm ngôn của thương hiệu.
11.3 Thành quả sau nỗ lực
Với logo này, The Youwin coffee đã chạm được đến đối tượng khách hàng tiềm năng của mình, đồng thời cũng là nền tảng vững chắc để công ty có thể quảng bá thương hiệu cũng như mở rộng phát triển kinh doanh.
12. Sao Kim – đơn vị thiết kế logo được hàng nghìn khách hàng lựa chọn
Với kinh nghiệm thiết kế logo cho các doanh nghiệp với đa dạng lĩnh vực, Sao Kim tự tin là một trong những lựa chọn hàng đầu của Quý doanh nghiệp.
Mang trong mình sứ mệnh “Nâng tầm thương hiệu Việt”, Sao Kim Branding đã và đang tạo ra sức mạnh và sinh khí cho hơn 5.000+ khách hàng, CEO/ Marketers. Liên hệ số hotline 0964. 699.499, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn nhiệt tình nhất có thể!
Follow các bài viết chất lượng Sao Kim tại:
Blog Sao Kim, Cẩm Nang Sao Kim
Facebook: Sao Kim Branding
Case study Behance: Sao Kim Branding
Tham khảo thêm: Thiết kế logo công ty , Công ty tư vấn thương hiệu , Thiết kế bao bì đẹp