EnglishVietnamese

Kinh nghiệm xây dựng thương hiệu công ty vật liệu xây dựng

239 lượt xem

Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng thương hiệu ngành vật liệu xây dựng từ nghiên cứu, chiến lược, thiết kế sáng tạo đến truyền thông và quản trị thương hiệu.

Là một nhà tư vấn thương hiệu có hơn 15 năm kinh nghiệm, Sao Kim đã chứng kiến rất nhiều công ty vật liệu xây dựng thương hiệu thành công, và cả thất bại. Những công ty thành công đều có một điểm chung, đó là họ đã có kế hoạch triển khai chi tiết trong dài hạn và đầu tư đúng đắn vào việc xây dựng thương hiệu.

Kinh nghiệm xây dựng thương hiệu ngành vật liệu xây dựng

Và trong bài viết này, Sao Kim sẽ chia sẻ quy trình tổng quát để giúp bạn hiểu cách làm của các công ty này.

1. Hiểu đúng về thương hiệu

Hiểu đúng về thương hiệu

Trước tiên, hãy cùng sắp xếp lại một số khái niệm về xây dựng thương hiệu. Khởi đầu với tâm thế đúng thì quá trình xây dựng thương hiệu sẽ diễn ra suôn sẻ. Ngược lại, cho dù đầu tư nhiều, nhưng không hiểu đúng, sai tâm thế thì chỉ lãng phí nguồn lực.

1.1. Khái niệm thương hiệu là gì?

Thương hiệu được hình thành từ các nhận thức, cảm xúc trong tâm trí công chúng hoặc khách hàng mục tiêu khi nhắc nhớ đến thương hiệu.

Công ty không thể sở hữu hoặc kiểm soát trực tiếp thương hiệu mà cần phải thông qua các yếu tố gián tiếp như việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, bảo hộ tên thương hiệu, công tác tư vấn, chăm sóc bán hàng, triển khai các hoạt động truyền thông, marketing để định hướng nhận thức.

1.2. Kinh doanh trước, thương hiệu sau

Khi chưa hiểu về thương hiệu, đa số các công ty nhận định cần tập trung vào mục tiêu bán hàng trước, sau đó, khi nào ngân sách dư giả thì làm thương hiệu sau.

Tuy nhiên, cho dù bạn không chủ động xây dựng thương hiệu, thương hiệu đã sinh ra từ khi tạo lập công ty. Do đó, việc lơi lỏng, không chú ý đến thương hiệu cho đến khi “có ngân sách dư giả” có thể dẫn tới việc thương hiệu được hình thành theo cách không mong muốn, khó điều chỉnh lại.

Đặc biệt, khi xét đến các yếu tố hàng đầu quyết định đến hành vi mua hàng của khách hàng, thương hiệu đóng vai trò rất lớn. Thậm chí thương hiệu đóng vai trò quyết định đến việc mua lại, quảng bá WOM (điều mang lại lợi nhuận lớn hơn nhiều so với việc mua lần đầu).

Kinh doanh và thương hiệu là hoạt động cần phát triển song hành, tập trung kinh doanh nhưng thương hiệu chưa tương xứng có thể kìm hãm tăng trưởng. Truyền thông thương hiệu rầm rộ nhưng thực hiện kinh doanh, sản xuất chưa ổn có thể hủy hoại mọi nỗ lực trước đó.

1.3. Thương hiệu không cần ngân sách lớn

Có rất nhiều hoạt động, hạng mục trong việc xây dựng thương hiệu. Bạn có thể lựa chọn thực hiện các hạng mục phù hợp theo từng giai đoạn phát triển và quy mô công ty.

Ngoài ra, khi bạn hiểu cách triển khai xây dựng thương hiệu, bạn hoàn toàn có thể thực hiện các hạng mục theo từng bước, phân bổ ngân sách từng phần, theo từng giai đoạn.

2. Bối cảnh ngành vật liệu xây dựng Việt Nam

Bối cảnh ngành vật liệu xây dựng Việt Nam

Ngành sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng là một trong những ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành xây dựng và nền kinh tế quốc dân. Trong những năm gần đây, ngành đã có những bước phát triển vượt bậc, cả về quy mô, sản lượng và chất lượng.

Về quy mô, ngành vật liệu xây dựng Việt Nam hiện nay có quy mô sản xuất lớn, với tổng doanh thu đạt khoảng 100 tỷ USD/năm. Sản lượng sản xuất các loại vật liệu xây dựng chủ yếu như xi măng, sắt thép, gạch, đá, kính,… đều đạt mức tăng trưởng cao.

Về sản lượng, sản lượng sản xuất các loại vật liệu xây dựng của Việt Nam trong năm 2023 dự kiến đạt khoảng 1,5 tỷ tấn, tăng 10% so với năm 2022. Trong đó, sản lượng xi măng đạt 120 triệu tấn, sản lượng sắt thép đạt 25 triệu tấn, sản lượng gạch đạt 100 tỷ viên,…

Về chất lượng, chất lượng các loại vật liệu xây dựng của Việt Nam ngày càng được nâng cao, đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế. Nhiều sản phẩm vật liệu xây dựng của Việt Nam đã xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài, như Mỹ, Nhật Bản, EU,…

Tuy nhiên, trong ngắn hạn hoạt động giải ngân đầu tư công của nhà nước diễn ra rất chậm và thị trường bất động sản “đóng băng” kéo theo những khó khăn cho ngành.

Bên cạnh đó, ngành sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng Việt Nam vẫn còn tồn tại một số hạn chế, thách thức như:

  • Tài nguyên khoáng sản ngày càng cạn kiệt
  • Nhiên liệu hóa thạch ngày càng khan hiếm, chi phí cho nhiên liệu, năng lượng tăng cao
  • Chưa có nhiều doanh nghiệp lớn, có năng lực cạnh tranh quốc tế.
  • Càng ngày càng có nhiều yêu cầu bảo vệ môi trường hơn.
  • Cơ sở hạ tầng, công nghệ sản xuất còn lạc hậu ở một số địa phương.
  • Ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng còn yếu.

Để khắc phục những hạn chế này, cần có những giải pháp đồng bộ, từ phía Chính phủ, các doanh nghiệp và người dân. Cụ thể, cần:

  • Đẩy mạnh đầu tư phát triển khoa học công nghệ, đổi mới công nghệ sản xuất.
  • Có chính sách hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
  • Thúc đẩy phát triển đồng bộ cách ngành liên quan.
  • Tăng cường công tác quản lý chất lượng vật liệu xây dựng.

Với những giải pháp này, ngành sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và quốc tế.

3. Mô hình kinh doanh phổ biến của công ty trong ngành vật liệu xây dựng

Trong ngành vật liệu xây dựng, các công ty thường tổ chức kinh doanh theo 4 mô hình chính:

  • Công ty sản xuất (B2B)
  • Công ty phân phối (B2C)
  • Công ty vừa sản xuất vừa bán lẻ (D2C)
  • Hoặc kết hợp B2B2C

Với mỗi mô hình kinh doanh, khách hàng và công chúng mục tiêu sẽ khác nhau, cách tiếp cận xây dựng thương hiệu sẽ khác nhau, ví dụ:

  • Công ty kiểu B2B có thể tập trung trọng tâm vào việc xây dựng thương hiệu có năng lực sản xuất đáp ứng nhu cầu lớn, chi phí tốt cho các công ty phân phối.
  • Công ty B2C có thể tập trung vào việc xây dựng thương hiệu có thể cung cấp sự tiện lợi trong việc mua sắm vật liệu xây dựng, đa dạng vật liệu.
  • Công ty D2C có thể tập trung vào xây dựng thương hiệu nhà sản xuất vật liệu xây dựng và bán sản phẩm từ gốc với chi phí, chất lượng tốt nhất.

Ngoài ra, các công ty có thể xây dựng thương hiệu của mình dựa vào nhóm vật liệu chủ lực như:

  • Sắt thép xây dựng
  • Xi măng
  • Gạch xây dựng
  • Cát xây dựng
  • Đá xây dựng
  • Vật liệu xây dựng hoàn thiện

Hoặc cũng có nhiều công ty đã lựa chọn một loại vật liệu xây dựng duy nhất, có ưu thế lớn để tạo dựng thương hiệu.

Mỗi một mô hình có ưu điểm, nhược điểm và cách thức xây dựng thương hiệu riêng. Vậy nên, để nhất quán, trong bài viết này Sao Kim sẽ trình bày quy trình tổng quát để bạn hiểu và biết cách ứng dụng linh hoạt phù hợp với mô hình kinh doanh của công ty.

4. Quy trình xây dựng thương hiệu công ty vật liệu xây dựng

Xây dựng thương hiệu là hoạt động thiết yếu, cần có cái nhìn tổng quát về toàn bộ hoạt động, kế hoạch, chiến lược thực thi rõ ràng, và quan trọng phải được triển khai theo quy trình để đạt hiệu quả cao.

Bước 1: Nghiên cứu

Đối với ngành sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, nghiên cứu 4C cần được thực hiện một cách toàn diện và chính xác để có thể đưa ra những quyết định kinh doanh hiệu quả.

Nghiên cứu về công ty

Đối với nghiên cứu về công ty, cần xác định rõ sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu, chiến lược, sản phẩm, dịch vụ của công ty. Ngoài ra, cần phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của công ty để có thể xác định được vị thế của công ty trên thị trường.

Nghiên cứu về ngành

Đối với nghiên cứu về ngành, cần xác định rõ bối cảnh ngành, xu hướng phát triển, mức độ cạnh tranh. Ngoài ra, cần phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường vật liệu xây dựng, như tốc độ đô thị hóa, chính sách của Chính phủ,…

Nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh

Đối với nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh, cần xác định rõ điểm mạnh, điểm yếu, chiến lược của các đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, cần phân tích các mối quan hệ giữa các đối thủ cạnh tranh để có thể đưa ra các chiến lược cạnh tranh phù hợp.

Nghiên cứu về khách hàng

Đối với nghiên cứu về khách hàng, cần xác định rõ nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng, mong muốn, hành vi mua sắm VLXD của khách hàng. Ngoài ra, cần phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của khách hàng, như giá cả, chất lượng, thương hiệu,…

Bạn nên áp dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau để thu thập thông tin đa chiều:

  • Nghiên cứu định tính: Phương pháp này sử dụng các kỹ thuật như phỏng vấn, thảo luận nhóm,… để thu thập dữ liệu từ khách hàng.
  • Nghiên cứu định lượng: Phương pháp này sử dụng các kỹ thuật như khảo sát, nghiên cứu thị trường,… để thu thập dữ liệu từ khách hàng.
  • Nghiên cứu phân tích: Phương pháp này sử dụng các kỹ thuật như phân tích dữ liệu thứ cấp, phân tích xu hướng,… để phân tích dữ liệu thu thập được.

Bước 2: Chiến lược thương hiệu

Tiếp theo, khi đã có dữ liệu nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng, bạn cần thiết lập bản chiến lược thương hiệu. Bản chiến lược thương hiệu mô tả cách thương hiệu công ty nên được nhìn nhận như thế nào và định hướng phát triển thương hiệu trong dài hạn.

Bản chiến lược thương thiệu thường bao gồm (nhưng không giới hạn) các yếu tố:

  • Target Market: Thị trường mục tiêu
  • Target Audience: Công chúng mục tiêu
  • Brand core: Mục đích thương hiệu, tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi
  • Brand Differentiation: Điểm khác biệt hóa thương hiệu
  • Brand Benefits: Lợi ích thương hiệu
  • Brand Positioning: Định vị thương hiệu
  • Brand Archetypes: Hình mẫu thương hiệu
  • Brand Personality: Tính cách thương hiệu
  • Brand Voice: Tông giọng thương hiệu
  • Brand Architect: Kiến trúc thương hiệu

Các yếu tố trong bản chiến lược như là kim chỉ nam trong mọi hoạt động xây dựng thương hiệu của công ty. Việc thiết kế bản chiến lược dựa trên nghiên cứu kỹ lưỡng, tinh gọn giúp cho hoạt động thực thi trở nên dễ dàng hơn.

Bấm tải ngay bản mẫu chiến lược thương hiệu tinh gọn bên dưới đây để thiết lập chiến lược cho công ty của bạn.

Tải ngay bản mẫu chiến lược thương hiệu trên một trang giấy, thiết lập chiến lược tinh gọn cho công ty của bạn.

Có nhiều doanh nghiệp không xây dựng bản chiến lược thương hiệu kỹ lưỡng nên có rất nhiều vấn đề xảy ra.

Ví dụ 1: Nhân viên không thể mô tả được các điểm khác biệt của thương hiệu so với đối thủ. Hoặc các điểm khác biệt này hiện đã không còn “khác biệt”, không còn lợi thế cạnh tranh dẫn tới khi tư vấn bán hàng, nhân viên không trình bày hoặc trình bày không đủ thuyết phục. Hoặc sai lầm hơn nữa là mô tả điểm khác biệt khác mà công ty không hướng tới.

Ví dụ 2: Khi xem xét bài viết trên Social, quản lý cảm thấy không hài lòng và yêu cầu viết lại, nhưng không thể đưa ra yêu cầu cụ thể hóa, như viết theo tông giọng nào, thể hiện tính cách nào, hình ảnh phải thiết kế như thế nào… Hoặc đôi khi yêu cầu lần 1 khác xa với yêu cầu lần 2. Và cuối cùng hiệu suất không đạt như mong đợi, nhận diện thương hiệu trên social khác xa so với thực tế.

Ví dụ 3: Công ty chuyên sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng bền vững, thân thiện với môi trường. Nhưng xu hướng thị trường vật liệu xây dựng sàn nhựa đang phát triển mạnh, lợi nhuận cao, công ty quyết định mở thêm mảng kinh doanh sàn nhựa giả gỗ với cùng tên thương hiệu mẹ. Điều này dẫn tới mâu thuẫn trong việc truyền tải thông điệp truyền thông.

Ví dụ 4: Công ty muốn được nhận định là nhà sản xuất, cung cấp chuyên nghiệp sản phẩm kính chịu lực cho công trình. Tuy nhiên, các nội dung trên website lại mang tông giọng khá “teen”, bởi vì tuyển dụng các bạn Gen Z sản xuất content và không có hướng dẫn, quy định về tông giọng.

Ví dụ 5: Công ty sản xuất vật liệu đá granite muốn xây dựng hình ảnh mạnh mẽ, cứng cỏi. Nhưng lại sử dụng đường nét mềm lại trong thiết kế logo vì được cho là “thiết kế đẹp”.

Các ví dụ trên cho thấy việc không có bản chiến lược thương hiệu rõ ràng, dẫn tới việc không biết đối chiếu, cân nhắc khi thực thi công việc.

Lưu ý: Để chiến lược thương hiệu có ý nghĩa, cần xem xét mức độ phù hợp với thực tế, phù hợp với con người, đội ngũ lãnh đạo của công ty. Chiến lược thương hiệu phải phản ánh công ty là ai, sẽ hành động như thế nào và muốn hướng tới phiên bản tốt đẹp nào. Việc đưa ra chiến lược đẹp đẽ nhưng không phù hợp

Tìm hiểu thêm kiến thức giúp xây dựng chiến lược thương hiệu:

Bước 3: Thiết kế nhận diện thương hiệu

Nhận diện thương hiệu là tập hợp các yếu tố có thể tác động tới các giác quan, giúp khách hàng nhận biết và ghi nhớ thương hiệu.

Các yếu tố nhận diện cần được phát triển từ bản chiến lược thương hiệu đã xây dựng.

Trước tiên cần xây dựng nhận diện cốt lõi trước:

  • Tên thương hiệu: Tên thương hiệu là yếu tố quan trọng nhất của nhận diện thương hiệu. Tên thương hiệu cần ngắn gọn, dễ nhớ và phù hợp với thị trường và khách hàng mục tiêu.
  • Logo thương hiệu: Logo thương hiệu là biểu tượng của thương hiệu. Logo thương hiệu cần đơn giản, dễ nhớ và thể hiện được bản sắc thương hiệu.
  • Slogan thương hiệu: Slogan thương hiệu là câu khẩu hiệu của thương hiệu. Slogan thương hiệu cần ngắn gọn, dễ nhớ và truyền tải được thông điệp của thương hiệu.
  • Màu sắc thương hiệu: Màu sắc thương hiệu là một yếu tố quan trọng trong nhận diện thương hiệu. Màu sắc thương hiệu cần phù hợp với bản sắc thương hiệu và thị trường mục tiêu.
  • Phông chữ thương hiệu: Phông chữ thương hiệu là kiểu chữ được sử dụng trong các ấn phẩm của thương hiệu. Phông chữ thương hiệu cần phù hợp với bản sắc thương hiệu và thị trường mục tiêu.
  • Họa tiết nhận diện: Họa tiết đặc trưng giúp dễ dàng nhận ra thương hiệu. Thường được phát triển từ các yếu tố trong logo hoặc các yếu tố liên quan đến ngành nghề.

Tên thương hiệu có thể liên quan trực tiếp đến công ty hoặc là một phần của tên công ty (Ví dụ: Công ty CP Tư vấn Thương hiệu Sao Kim – Sao Kim Branding) hoặc không liên quan (Ví dụ: Công ty Sao Kim sở hữu thương hiệu Brandcare)

Tìm hiểu ngay giải pháp xây dựng thương hiệu ngành vật liệu xây dựng, của Sao Kim Branding.

Tùy thuộc vào kiến trúc thương hiệu lựa chọn, công ty có thể lựa chọn đặt tên thương hiệu mẹ và thương hiệu con theo cách khác nhau.

Ví dụ: Sao Kim lựa chọn kiểu kiến trúc thương hiệu Branded House có Sao Kim Branding, Sao Kim Digital, Sao Kim Academy, Sao Kim BrandGifts, Sao Kim Packaging….

Ví dụ: Viettel lựa chọn kiểu Branded House nên có Viettel Telecom, Viettel Global, Viettel IDC, Viettel Store, Viettel Media, Viettel Construction, Viettel Post….

Kiến trúc thương hiệu Viettel

Kiến trúc thương hiệu Viettel

Ví dụ: Apple chọn kiểu kiến trúc thương hiệu Hybrid vậy nên họ vừa có thương hiệu liên quan đến tên thương hiệu mẹ như App TV, App Watch, Apple One, Apple Music… vừa có các tên thương hiệu không liên quan đến tên thương hiệu mẹ như iPhone, iPad, AirPod…

Có một đặc điểm trong ngành vật liệu xây dựng, các công ty khi đặt tên thương hiệu thường lấy tên kết hợp với tên sản phẩm (VD: MIT Quartz, FLC Stone, Thiên Sơn Stone, …) hoặc sử dụng tên người sáng lập.

Nếu công ty chỉ sản xuất, kinh doanh 1 loại sản phẩm thì việc đặt tên thương hiệu có thể tốt. Nhưng nên suy nghĩ thêm về sự phát triển trong tương lai để định hình thương hiệu

  • Trong tương lai công ty có thể mở rộng kinh doanh sản phẩm gì?
  • Công ty có ý định thâm nhập thị trường xuất khẩu không?
  • Công ty có ý định tiến lên tập đoàn kinh doanh đa ngành đa nghề không?

Việc suy nghĩ xa hơn tiết kiệm hơn rất nhiều nguồn lực, tránh được sự phức tạp trong việc tích hợp các thương hiệu không liên quan.

Tiếp theo, logo là một yếu tố thiết kế quan trọng nhất của một thương hiệu. Thiết kế logo thương hiệu cần phải cân nhắc:

  • Phản ánh chiến lược
  • Khác biệt so với đối thủ
  • Đơn giản
  • Dễ nhớ
  • Linh hoạt

Ví dụ: Công ty chuyên sản xuất gỗ xây dựng và có chiến lược tập trung chỉ sản xuất các sản phẩm về gỗ và xây dựng thương hiệu dẫn đầu về gỗ xây dựng có thể lựa chọn họa tiết vân gỗ để phát triển thiết kế logo. Tuy nhiên, nếu gỗ chỉ là sản phẩm chủ lực, công ty muốn trở thành thương hiệu cung cấp vật liệu xây dựng bền vững (ngoài gỗ) thì cần xem xét các yếu tố khác để phát triển.

Hoặc, nếu công ty lựa chọn tính cách thương hiệu mạnh mẽ, quyết đoán, … thì có thể lựa chọn các họa tiết dày, vuông góc…

Rất nhiều công ty lớn trên thế giới có thương hiệu mạnh, họ cũng tiến xu hướng tiến hóa logo thương hiệu trở nên tối giản chỉ còn tên thương hiệu (Ví dụ như Viettel, Samsung, Vinamilk). Vậy nên, bạn cũng có thể xem xét xu hướng này để ứng dụng phù hợp.

Samsung thay đổi logo

Samsung thiết kế logo mới theo cách tối giản, chỉ còn lại tên thương hiệu

Nhìn chung, có rất nhiều cách để phát triển nhận diện thương hiệu, nhưng nhận diện thương hiệu cần được phát triển dựa trên chiến lược thương hiệu.

Bản chiến lược thương hiệu được thiết kế tốt sẽ giúp quá trình thiết kế nhận diện thương hiệu trở nên dễ dàng hơn, có căn cứ để quyết định sử dụng màu sắc gì, biểu tượng nào, họa tiết nhận diện ra sao…

Không dừng lại ở đó, bạn có thể dựa các yếu tố nhận diện cốt lõi để tạo thêm các yếu tố nhận diện theo từng điểm chạm thương hiệu:

  • Nhận diện ấn phẩm văn phòng
  • Nhận diện văn phòng
  • Nhận diện thương hiệu số
  • Nhận diện điểm bán
  • Nhận diện sự kiện

Mỗi điểm chạm là cơ hội để thương hiệu thu hút sự chú ý, cơ hội để thể hiện trước khách hàng. Do đó, nếu thực hiện tốt, ngay từ các hoạt động tương tác hàng ngày, thương hiệu đã có thể tạo được kết quả rõ rệt.

Kinh nghiệm xây dựng thương hiệu công ty vật liệu xây dựng - Công ty Gốm Đất Việt

Thương hiệu Gốm Đất Việt (Một dự án của Sao Kim Branding)

Kinh nghiệm xây dựng thương hiệu công ty vật liệu xây dựng - Công ty BAAN

Thương hiệu baAn (Một dự án của Sao Kim Branding)

Kinh nghiệm xây dựng thương hiệu công ty vật liệu xây dựng - Công ty DHL GLOBAL

Website thương hiệu DHL Global (Một dự án của Sao Kim Branding)

Kinh nghiệm xây dựng thương hiệu công ty vật liệu xây dựng - Công ty VPCHEM

Thương hiệu VPCHEM (Một dự án của Sao Kim Branding)

Kinh nghiệm xây dựng thương hiệu công ty vật liệu xây dựng - Công ty Hoàng Châu

Thương hiệu HOANG CHAU (Một dự án của Sao Kim Branding)

Kinh nghiệm xây dựng thương hiệu công ty vật liệu xây dựng - Công ty MIT VIETNAM

Thương hiệu MIT (Một dự án của Sao Kim Branding)

Kinh nghiệm xây dựng thương hiệu công ty vật liệu xây dựng - Công ty LUXSTONE

Thương hiệu LUXSTONE (Một dự án của Sao Kim Branding)

Kinh nghiệm xây dựng thương hiệu công ty vật liệu xây dựng - Công ty FLC STONE

Profile FLC STONE (Một dự án của Sao Kim Branding)

Đọc thêm các kiến thức giúp ích cho giai đoạn thiết kế nhận diện thương hiệu:

Bước 4: Truyền thông thương hiệu

Sau khi đã xác định chiến lược thương hiệu, thiết kế nhận diện thương hiệu, bây giờ công ty của bạn cần đưa chúng đến với công chúng mục tiêu, triển khai các chương trình để truyền tải thông điệp, gia tăng nhận biết thương hiệu… còn gọi là các chương trình truyền thông thương hiệu.

Về bản chất hoạt động truyền thông là giúp khách hàng:

  • Biết đến thương hiệu, biết tên thương hiệu, biết thương hiệu có logo như thế nào, màu sắc đặc trưng…
  • Hiểu thương hiệu đại diện cho điều gì, cung cấp giá trị gì, sản phẩm như thế nào…
  • Tin tưởng vào lời hứa thương hiệu, tin tưởng vào hành động của thương hiệu, tin tưởng thương hiệu mang lại giá trị gì cho họ
  • Yêu quý thương hiệu, ủng hộ hành động của thương hiệu, sẵn sàng để thương hiệu hiện diện trong cuộc sống của họ, giới thiệu thương hiệu đến với những người mà họ quen biết…

Trong đó, giai đoạn giúp khách hàng “Biết” là giai đoạn cần nhiều nỗ lực, cần nhiều ngân sách nhất. Tuy nhiên, giai đoạn này đạt được cũng khá dễ dàng bằng cách chi tiền quảng cáo tiếp cận social, search engine, hệ thống biển quảng cáo ngoài trời, phương tiện vận tải, TVC, báo chí…

Truyền thông thương hiệu ngoài trời của Gốm Đất Việt (Một dự án của Sao Kim Branding)

Truyền thông thương hiệu ngoài trời của Gốm Đất Việt (Một dự án của Sao Kim Branding)

Truyền thông thương hiệu ngoài trời của LORITE Việt Nam (Một dự án của Sao Kim Branding)

Truyền thông thương hiệu ngoài trời của LORITE Việt Nam (Một dự án của Sao Kim Branding)

Giai đoạn “Hiểu”, “Tin”, “Yêu” thì sẽ cần sự sáng tạo hơn trong cách thực hiện, trong thông điệp, câu chuyện thương hiệu. 3 giai đoạn này cũng cần nhiều thời gian hơn để những người biết đến thương hiệu và trải nghiệm.

Đối với công ty vật liệu xây dựng, có nhiều cách để thực hiện truyền thông phù hợp mà không nhất thiết phải triển khai các chiến dịch IMC hoành tráng.

Ví dụ: Công ty chuyên sản xuất đá Marble tự nhiên có chiến lược nhắm đến thị trường xây dựng công trình dân dụng lớn, cao cấp với khách hàng mục tiêu là 100 công ty xây dựng hàng đầu thì có thể thực hiện hoạt động truyền thông qua kênh:

  • Truyền thông thông qua hoạt động đấu thầu
  • Chào thầu trực tiếp qua email, gửi kèm các thông tin về truyền thông
  • Biển bảng quảng cáo gần các công trình xây dựng (thuộc nhóm khách hàng mục tiêu)
  • Tham gia các sự kiện của ngành xây dựng
  • Các chiến dịch truyền thông, tài trợ cho nhóm sinh viên xây dựng, kiến trúc
  • Hợp tác truyền thông với các công ty cung cấp vật liệu liên quan như thép, xi măng, cát,…
  • Hợp tác truyền thông với các công ty thiết kế
  • Truyền thông thông qua website với hoạt động SEO
  • Truyền thông trong các group tập trung kỹ sư, kiến trúc sư
  • Chiến dịch tương tác kết nối với các Fanpage của khách hàng mục tiêu

Có rất nhiều kênh truyền thông có thể lựa chọn phù hợp với chiến lược, ngân sách và tùy thuộc từng giai đoạn phát triển.

Điều quan trọng là hoạt động truyền thông cần được thực hiện thường xuyên, liên tục bởi vì bản chất thương hiệu được hình thành trong tâm trí khách hàng, quá lâu không xuất hiện khách hàng sẽ quên bạn hoặc bị đối thủ lôi kéo.

Truyền thông thương hiệu cũng chia thành truyền thông bên trong và truyền thông bên ngoài. Hoạt động truyền thông bên trong đóng vai trò quan trọng, giúp nhân viên nội bộ hiểu, tin, yêu thương hiệu, từ đó định hướng hành vi của họ.

Hoạt động truyền thông nội bộ được triển khai tốt có thể thay đổi yếu tố “con người” bên trong tổ chức, yếu tố quyết định đến sự thành bại không chỉ của hoạt động xây dựng thương hiệu mà còn cả hoạt động kinh doanh.

Và để đảm bảo hoạt động truyền thông có hiệu quả cao, cần triển khai theo đúng quy trình:

  • Bước 1: Nghiên cứu
  • Bước 2: Xây dựng ý tưởng, chiến lược
  • Bước 3: Xây dựng thông điệp
  • Bước 4: Lập kế hoạch chi tiết
  • Bước 5: Sáng tạo
  • Bước 6: Thực thi truyền thông
  • Bước 7: Theo dõi, đo lường, đánh giá
  • Bước 8: Tối ưu

Đọc thêm các kiến thức giúp ích cho công tác truyền thông:

Bước 5: Quản lý thương hiệu

Trong thị trường vật liệu xây dựng cạnh tranh ngày càng khốc liệt, thương hiệu là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp khẳng định vị thế và tạo dựng niềm tin với khách hàng. Quản lý thương hiệu hiệu quả là chìa khóa giúp doanh nghiệp xây dựng và duy trì hoạt động xây dựng thương hiệu phát triển đúng hướng và tích lũy thành quả của các hoạt động trước đó.

Cụ thể, các hoạt động quản lý thương hiệu mà công ty cần quan tâm:

  • Quản lý tài sản thương hiệu
  • Quản lý nhận diện thương hiệu
  • Quản lý trải nghiệm khách hàng
  • Quản lý truyền thông thương hiệu

Hoạt động quản lý thương hiệu luôn đi kèm với việc theo dõi, đo lường và đánh giá sức khỏe thương hiệu. Công ty cũng cần tiến hành lắng nghe các thảo luận trên mạng xã hội, thực hiện các hoạt động khảo sát, phỏng vấn, đánh giá định kỳ để cập nhật thông tin, hỗ trợ ra quyết định trong việc quản lý thương hiệu.

Đọc thêm các hướng dẫn hữu ích cho hoạt động quản lý thương hiệu:

Lời kết

Xây dựng một thương hiệu mạnh trong lĩnh vực vật liệu xây dựng đòi hỏi một chiến lược, kế hoạch chi tiết và không ngừng nỗ lực. Với hơn 15 năm kinh nghiệm hỗ trợ các xây dựng thương hiệu, Sao Kim muốn bạn ghi nhớ quy trình quan trọng để bạn triển khai có hiệu quả cao:

  1. Nghiên cứu kỹ lưỡng, sử dụng dữ liệu làm cơ sở cho mọi quyết định
  2. Xây dựng chiến lược mạnh mẽ, khác biệt
  3. Thiết kế, sáng tạo thương hiệu độc đáo
  4. Truyền thông thương hiệu thông minh, phù hợp với mô hình kinh doanh
  5. Quản lý chặt chẽ, duy trì việc cải tiến và phát triển liên tục

Đầu tư thời gian và tài nguyên để xây dựng một thương hiệu mạnh và đáng tin cậy là giải pháp thông minh nhất đưa công ty phát triển bền vững. Thương hiệu giúp thu hút và duy trì khách hàng, tạo sự khác biệt và đảm bảo sự thành công dài hạn cho công ty sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng của bạn.

Cuối cùng, nếu bạn cần một đơn vị có kinh nghiệm phong phú hỗ trợ xây dựng thương hiệu ngành vật liệu xây dựng, hãy liên hệ ngay với Sao Kim Branding.

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và cùng bạn tìm lời giải cho bài toán thương hiệu của bạn.

Nhấn Quan tâm Zalo của Sao Kim Branding để nhận thêm các tài liệu độc quyền về xây dựng thương hiệu, marketing và kinh doanh:
Share:
Giải pháp & dịch vụ dành cho bạn
Xây dựng chiến lược

Tư vấn và giúp xây dựng chiến lược thương hiệu tinh gọn và mạnh mẽ

Thiết kế logo

Thiết kế và sáng tạo logo đáp ứng chiến lược thương hiệu

Thiết kế nhận diện

Tối ưu nhận diện thương hiệu tại các điểm chạm với đối tượng mục tiêu

Thiết kế website

Thiết kế website chuẩn nhận diện thương hiệu, chuẩn UX/UI, chuẩn Sales, chuẩn Marketing, chuẩn SEO

Marketing tinh gọn

Giải pháp phòng marketing tinh gọn. Tối ưu tài nguyên, tối ưu hiệu quả marketing.

Truyền thông thương hiệu

Tư vấn và triển khai chiến dịch truyền thông thương hiệu sáng tạo. Truyền thông đúng, trúng và đủ

Sẵn sàng để tăng doanh số bán hàng 200%

Hàng nghìn doanh nghiệp đã tin tưởng lựa chọn Sao Kim và gặt hái được nhiều thành công. Bạn có muốn trở thành một trong số họ không?

Bài viết liên quan

Kết nối ngay với Sao Kim

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

sao-kim-branding.png


    Vui lòng điền đáp án bằng số:

    0964 699 499