EnglishVietnamese

Nghiên cứu thương hiệu là gì? 5 Bước nghiên cứu thương hiệu

2.817 lượt xem

Nghiên cứu thương hiệu là một trong những yếu tố quan trọng kiến tạo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Bài viết dưới đây cung cấp những thông tin hữu ích về nghiên cứu thương hiệu và ứng dụng thực tế tại doanh nghiệp. 

1. Khái niệm Nghiên cứu thương hiệu

Nghiên cứu thương hiệu hiểu đơn giản là tổ hợp các nghiên cứu về nhận thức và trải nghiệm của khách hàng giúp thương hiệu khám phá Insight khách hàng và hiểu rõ thị trường mục tiêu.

Bao gồm quá trình: Khảo sát nghiên cứu người tiêu dùng, chân dung khách hàng mục tiêu, và nhu cầu của khách hàng gắn với sản phẩm/ dịch vụ công ty cung cấp. 

[Saokim.com.vn] Nghiên cứu thương hiệu là nền tảng phát triển doanh nghiệp

[Saokim.com.vn] Nghiên cứu thương hiệu là nền tảng phát triển doanh nghiệp

Mục đích quan trọng nhất của nghiên cứu thương hiệu là để thiết kế sản phẩm tốt hơn, cải thiện trải nghiệm người dùng và tạo thông điệp tiếp thị thu hút khách hàng tiềm năng chất lượng và cải thiện tỷ lệ chuyển đổi.

Điều này giống như việc nếu nhà sáng lập đang ở trong 1 căn phòng tối và đang lần mò cửa ra thì nghiên cứu thị trường sẽ là cây nến để giúp xác định hướng đi và nhanh chóng tìm ra cửa hơn.

Nếu doanh nghiệp chủ quan không nghiên cứu hoặc nghiên cứu một cách hời hợt, không tìm hiểu kĩ về thị trường trước khi ra quyết định thì tỷ lệ thất bại tăng lên khá cao.

Đọc thêm:

2. Tại sao doanh nghiệp cần nghiên cứu thương hiệu?

Xây dựng thương hiệu đóng vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp. Trong đó việc nghiên cứu thương hiệu là nền tảng vô cùng quan trọng.

Bên cạnh việc thấu hiểu người tiêu dùng, nghiên cứu thương hiệu còn đảm nhận những vai trò sau.

2.1. Sàng lọc thông tin, chọn ra thông tin tốt nhất cho doanh nghiệp 

Nghiên cứu thương hiệu là cách để thương hiệu thu thập thông tin từ thị trường và khách hàng. Chọn lọc ra những thông tin có giá trị, giúp ích cho quá trình kiến tạo, xây dựng và phát triển thương hiệu và cả hoạt động kinh doanh/ marketing…

2.2. Lắng nghe nhu cầu thực sự của khách hàng 

Thông qua hoạt động nghiên cứu, khảo sát nghiêm túc về người tiêu dùng để thực sự hiểu nhu cầu của họ, lắng nghe những mong muốn, quan điểm, vấn đề thực sự họ gặp phải để từ đó có thông tin tạo ra các giải pháp đúng.

2.3. Đạt được lợi thế cạnh tranh 

Thông qua nghiên cứu hành vi, thói quen khách hàng, doanh nghiệp có cơ sở đưa ra sản phẩm mới đạt được yêu cầu từ thị trường và khách hàng.

[Saokim.com.vn] Nghiên cứu thương hiệu là tiền đề tạo sức bật cho doanh nghiệp

[Saokim.com.vn] Nghiên cứu thương hiệu là tiền đề tạo sức bật cho doanh nghiệp

3. Phương pháp nghiên cứu thương hiệu

3.1. Phỏng vấn/ Khảo sát khách hàng

Phỏng vấn/ Khảo sát khách hàng vẫn là một cách để có thông tin đáng tin cậy nhất, bởi đây là thông tin từ chính người tiêu dùng về thương hiệu và danh mục sản phẩm. Bạn có thể thực hiện khảo sát trực tiếp, qua điện thoại hoặc trực tuyến.

Tuy nhiên, hoạt động phỏng vấn trực tiếp khách hàng thì khó triển khai quy mô lớn và chưa chắc đạt hiệu quả mong đợi bởi khách hàng thường ngại chia sẻ thông tin.

Còn hoạt động khảo sát khách hàng có thể tiến hành với quy mô lớn nhưng tính chính xác của khảo sát không quá cao.

Đọc thêm:

3.2. Phỏng vấn nhóm (Focus group) 

Phương pháp này sẽ mời một nhóm người vào khu vực tách biệt có gắn các thiết bị thu âm, ghi hình. Người điều phối sẽ chuẩn bị sẵn các bảng câu hỏi khảo sát, thường là câu hỏi mở nhằm dắt dẫn cuộc thảo luận giữa nhóm người này để thu được thông tin cần thiết.

Phỏng vấn nhóm và phỏng vấn sâu thu được nhiều thông tin hơn khảo sát thị trường thông thường, tuy độ tin cậy thấp vì không đại diễn cho số đông nhưng lại cụ thể hơn về cảm nhận từ đó có thể giúp hiểu rõ hơn về khách hàng để phát triển sản phẩm và dịch vụ mới.

[Saokim.com.vn] Phỏng vấn nhóm thường thu thập được thông tin khách quan
[Saokim.com.vn] Phỏng vấn nhóm thường thu thập được thông tin khách quan

Mặt khác, ở quy mô nhỏ hơn, phỏng vấn nhóm (Focus group) là cách để bạn trainning về thông tin, đặc tính nổi trội cho khách hàng mục tiêu. Lắng nghe kỳ vọng, hay tiêu chí lựa chọn của sản phẩm bạn thay vì đối thủ cạnh tranh.

3.3. Phỏng vấn Nhân viên/ Đối tác 

Bất kỳ nhân viên, khách hàng tiềm năng nào cũng có suy nghĩ riêng về thương hiệu của bạn. Nhân viên bán hàng, quản lý cửa hàng và đại diện phòng khách hàng đều sẽ có những cảm nhận, những câu chuyện để có thể bổ sung vào nghiên cứu thương hiệu.

3.4. Theo dõi hành vi sử dụng Internet, mạng xã hội, wifi, Big Data

[Saokim.com.vn] Nghiên cứu thương hiệu qua mạng xã hội trở thành nguồn dữ liệu lớn
[Saokim.com.vn] Nghiên cứu thương hiệu qua mạng xã hội trở thành nguồn dữ liệu lớn

Với bởi sự phát triển của môi trường số (digital internet), mọi người tự do bày tỏ ý kiến, suy nghĩ của họ và các nội dung “nóng hổi” trên mạng xã hội.

Bởi vậy, khi mọi người chia sẻ rất nhiều thông tin/ nội dung trên mạng xã hội và việc chia sẻ rất nhanh chóng, nên mạng xã hội là một kho tàng để nghiên cứu thị trường. Có rất nhiều dữ liệu để khai thác và mổ xẻ.

Bằng cách sử dụng công cụ lắng nghe mạng xã hội (social listing), các nhà nghiên cứu có thể xác định các chủ đề người tiêu dùng quan tâm, yêu thích, cảm nhận… Ví dụ: Bạn có thể theo dõi các lượt đề cập đến thương hiệu và người tiêu dùng đang nói gì về các sản phẩm thuộc sở hữu của thương hiệu đó.

Đây là phương pháp nghiên cứu thị trường dựa trên nhu cầu tìm kiếm và hành vi của người tiêu dùng trên internet, những hành vi này ngày qua ngày được thu thập càng nhiều hơn do đó đây là nguồn dữ liệu vô cùng rộng lớn và vì vậy nên cũng cần có một nền tảng chuyên môn để có thể hiểu, phân tích những thông tin này để rút ra được những dữ liệu hữu dụng.

Đọc thêm:

4. Khi nào làm nghiên cứu thương hiệu

4.1. Khi khởi sự kinh doanh và bắt đầu bằng sản phẩm mới

Khi bắt đầu kinh doanh, bạn cần nghiên cứu thương hiệu bắt đầu từ việc tìm hiểu xu hướng, tiềm năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, so sánh sản phẩm với đối thủ cạnh tranh hoặc tìm ra sự ưu điểm /khác biệt so với sản phẩm cùng ngành hàng.

4.2. Công ty muốn phát triển sản phẩm/ dịch vụ mới

Bạn cần xác định phân khúc khách hàng tiềm năng, đo lường nhu cầu của khách hàng mục tiêu với sản phẩm/ dịch vụ mới, từ đó có chiến lược sản phẩm/ dịch vụ “trúng” với thị trường và người tiêu dùng. 

Bắt đầu kinh doanh sản phẩm hay dịch vụ mới là thời điểm thích hợp để nghiên cứu thương hiệu
Bắt đầu kinh doanh sản phẩm hay dịch vụ mới là thời điểm thích hợp để nghiên cứu thương hiệu

4.3. Các công ty sáp nhập lại với nhau cần thiết kế lại thương hiệu

Trên thực tế, khi các doanh nghiệp sáp nhập, chia tách hoặc bán đi một số nhãn hiệu sản phẩm cho các đối tác khác hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu, thì nhà quản trị thương hiệu phải tính toán được giá trị thương hiệu trong quá trình chuyển đổi này và thực thi các chiến lược thương hiệu hợp lý.

Khi đó, cần tiến hành các nghiên cứu để đánh giá hình thức biểu hiện mới của thương hiệu trong suy nghĩ của những khách hàng cũ nhằm duy trì lòng trung thành của họ và đồng thời đây cũng là dịp để có thể thu hút thêm khách hàng mới.

4.4. Khi các công ty muốn kiểm soát sự phát triển của thương hiệu

Khi công ty đã lớn mạnh, nếu muốn duy trì sự lành mạnh của thương hiệu, thì cần triển khai các chiến lược thương hiệu để:

  • Xác định và đánh giá sự lựa chọn của khách hàng
  • Tạo ra những logo và ý tưởng mới
  • Hình thành hệ tiêu chuẩn để tạo ra ấn tượng thống nhất về nhãn hiệu

4.5. Đem lại sức sống mới cho công ty– tái sinh thương hiệu

Khi thị trường hoặc nhu cầu của khách hàng thay đổi, các công ty thường mất rất nhiều khách hàng vào tay các đối thủ cạnh tranh. Hoặc khi những lời chào hàng của họ đã bị thương mại hóa, thương hiệu của họ trở nên quá quen thuộc và nhàm chán.

Về thực chất, cả hoạt động kinh doanh và thương hiệu của họ đã mất dần ý nghĩa đối với các khách hàng. Và lúc này, các chiến lược gia về thương hiệu phải nghiên cứu tìm cách duy trì một cách hợp lý nhãn hiệu cũ đã trở nên quá quen thuộc.

Bước tiếp theo, họ phát triển và dự đoán tương lai của những thương hiệu mới.

Và cuối cùng, họ tái sinh lại thương hiệu cũ thành thương hiệu mới trong con mắt các khách hàng mục tiêu.

> Xem ngay: Dịch vụ tư vấn chiến lược thương hiệu của Sao Kim – Xác định rõ chiến lược, kim chỉ nam cho mọi hoạt động kiến tạo, xây dựng và phát triển thương hiệu.

5. 5 bước nghiên cứu thương hiệu tinh gọn

Bước 1. Xác định khách hàng mục tiêu

Xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu là bước khởi đầu cho việc nghiên cứu thương hiệu. Trong đó, xác định chân dung khách hàng thông qua nhân khẩu học, bao gồm:

  • Giới tính 
  • Độ tuổi (trẻ em, trung niên, hay người lớn tuổi) 
  • Thu nhập
  • Tình trạng hôn nhân
  • Trình độ học vấn (tốt nghiệp Đại học, Cấp 3): 
  • Tình trạng làm việc (nội trợ, nhân viên Văn phòng,..)
  • Vị trí địa lý (Bắc, Trung, Nam)

Tính cách: Lạc quan, vui vẻ, quan tâm, dịu dàng, nhẹ nhàng, hay mạnh mạnh mẽ, quyết đoán 

Quan điểm và phong cách sống: Việc đào sâu xác định rõ ràng khách hàng mục tiêu giúp ta nhận rõ chân dung khách hàng khác biệt với khách hàng mục tiêu của đối thủ thế nào?

Bước 2:  Chọn phương pháp thích hợp 

Tùy vào mục tiêu, quy mô, nguồn lực mà có thể áp dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau. Bạn có thể tham khảo các phương pháp nghiên cứu ở Mục 2 và chọn ra phương pháp phù hợp mang lại hiệu quả nhanh chóng và tiết kiệm nhất có thể.

Bước 3: Thiết kế và chuẩn bị Bộ câu hỏi nghiên cứu thương hiệu

Mỗi phương pháp nghiên cứu cần có sự chuẩn bị khác nhau nhưng chung quy lại vẫn phải lên kế hoạch, chuẩn bị bảng câu hỏi nghiên cứu thị trường và thiết kế quy trình nghiên cứu thật kĩ để thu được những thông tin chất lượng nhất.

Bước 4: Tiến hành thu thập thông tin 

Tại bước này bạn sẽ tiến hành tiếp cận các đối tượng cần lấy thông tin để đưa bảng khảo sát thị trường, phỏng vấn lấy ý kiến, quan sát, thử nghiệm. Trong quá trình này, các câu trả lời và hành vi khách hàng đều được ghi nhận lại.

Bước 5: Phân tích dữ liệu và đánh giá thị trường nhận định xu hướng

Đây là bước mà mọi người liên quan cần ngồi lại để xem xét kết quả vừa có được đã giải quyết được vấn đề của doanh nghiệp hay chưa và áp dụng kết quả vào xây dựng chiến lược và marketing cho doanh nghiệp.

[Saokim.com.vn] Quá trình nghiên cứu thương hiệu giúp chọn lọc thông tin hữu ích cho doanh nghiệp

[Saokim.com.vn] Quá trình nghiên cứu thương hiệu giúp chọn lọc thông tin hữu ích cho doanh nghiệp

Đăng ký để nhận những nội dung hay nhất, mới nhất về xây dựng thương hiệu và phát triển doanh nghiệp từ Sao Kim Branding

Đọc thêm:

6. Case study nghiên cứu thương hiệu – Sếu Rice

Ra đời trên nền tảng sản xuất nông nghiệp Eco Organic, Tram Chim Farming là công ty sinh thái hữu cơ kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và con người, đầu tư 3 lĩnh vực: nông sản, thực phẩm và du lịch sinh thái.

Gạo Sếu Rice là sản phẩm gạo sạch hữu cơ. Gạo Sếu ra đời với tiêu chí khắt khe trong việc canh tác, mục đích phục vụ 40% nội địa, 60% xuất khẩu. Mong muốn mang thương hiệu gạo Việt Nam có vị thế trên thị trường quốc tế.

[Saokim.com.vn] Dự án Gạo Sếu Rice nghiên cứu thương hiệu và thiết kế bởi Sao Kim Branding
[Saokim.com.vn] Dự án Gạo Sếu Rice nghiên cứu thương hiệu và thiết kế bởi Sao Kim Branding

Nhu cầu:

Gạo Sếu Rice cần xây dựng nghiên cứu thương hiệu, thiết kế Logo và thiết kế bao bì nhãn mác phục vụ việc phát triển thị trường xuất khẩu.

Nghiên cứu thương hiệu: 

Sau khi nghiên cứu thương hiệu, Sao Kim Branding xây dựng định vị thương hiệu xuất phát từ trung cao cấp, nhu cầu người tiêu dùng nhận thức sản phẩm tốt cho sức khỏe. 

[Saokim.com.vn] Dự án Nghiên cứu thương hiệu Gạo Sếu Rice (Tram Chim Farming) từ Sao Kim Branding

[Saokim.com.vn] Dự án Nghiên cứu thương hiệu Gạo Sếu Rice (Tram Chim Farming) từ Sao Kim Branding

Sứ Mệnh:

Bảo tồn, phát triển và nâng cao giá trị sản phẩm nông sản made by Vietnam.

Định hướng nhận thức của người tiêu dùng trong việc kết hợp giữa thiên nhiên và con người.

Phân khúc khách hàng: 

[Saokim.com.vn] Gạo Sếu Rice hướng tới định vị khách hàng với phân khúc trung và cao cấp
[Saokim.com.vn] Gạo Sếu Rice hướng tới định vị khách hàng với phân khúc trung và cao cấp

Những khách hàng có nhận thức dùng sản phẩm tốt cho sức khỏe, ý thức tốt về bảo vệ môi trường, cộng đồng và nâng cao giá trị sản phẩm của Vietnam

Tên thương hiệu: Sếu Rice

Thương hiệu Sếu Rice được hình thành từ nguyện vọng bảo tồn và gìn giữ hương gạo Việt Nam, Sếu là một loài chim Trời sinh sống tại Vườn Quốc gia Tràm Chim, nơi trồng các loại gạo cao cấp của Sếu Rice. Các dòng gạo của Sếu Rice được canh tác thiên nhiên, trong đó có loại gạo lúa ma tự sinh trưởng sống cùng môi trường với Sếu.

Gạo Sếu là sự kết hợp giữa sinh vật thiên nhiên (tinh thần) với hạt gạo (vật chất) nuôi sống con người, Sếu Rice không chỉ đơn thuần là hạt gạo, mà sau một cái tên chứa đựng một quá trình kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và con người, no rice no life, Nông trại Sếu Rice bảo tồn Sếu, bảo tồn và nâng cao giá trị hạt gạo Việt.

Logo:

Logo sử dụng hình ảnh loài sếu được diễn tả nét vẽ thanh mảnh, dáng thon lồng ghép với hình ảnh hạt gạo. Biểu tượng và cách điệu đơn giản tạo cảm giác sang trọng, tinh tế cho thương hiệu.

Hình ảnh sếu ngẩng cao đầu thể hiện tầm vóc lớn mạnh và giá trị của thương hiệu được nâng tầm, ngoài ra còn thể hiện mong muốn vươn tầm phát triển, phù hợp với thị trường xuất khẩu công ty đang hướng đến.

Ngoài ra, hình ảnh chim sếu lồng ghép 2 chữ cái Đ và T của tỉnh Đồng Tháp, nơi trực thuộc của Vườn Quốc Gia Tràm Chim – thủ phủ của loại Gạo Sếu Rice.

Slogan: Hương Gạo Việt Nam

Thiết kế bao bì:

Hình ảnh Người nông dân và Sếu được lồng ghép khéo léo trong bao bì, mang bản sắc dân tộc, ứng dụng mỹ thuật vẽ tay hình ảnh thiên nhiên mang di sản đặc trưng Việt Nam. Những hình ảnh này là thông điệp nông sản Việt từ những nét gần gũi nhất sẽ tiến xa trên con đường xuất khẩu.

[Saokim.com.vn] Sếu Gạo Rice mang thông điệp nông sản gần gũi
[Saokim.com.vn] Sếu Gạo Rice mang thông điệp nông sản gần gũi
 [Saokim.com.vn] Bao bì giấy thân thiện với môi trường

[Saokim.com.vn] Bao bì giấy thân thiện với môi trường

7. Làm thế nào để nghiên cứu thương hiệu? 

Đối với nghiên cứu thương hiệu, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự thực hiện (inhouse) bởi doanh nghiệp thấu hiểu rõ sức mạnh nội tại, mục tiêu và chiến lược từng giai đoạn.

Việc làm việc cùng đối tác Agency chuyên nghiệp giúp doanh nghiệp gia tăng sức mạnh, đẩy nhanh quá trình phát triển, gia tăng cơ hội cho doanh nghiệp.

8. Sao Kim Branding – đơn vị tư vấn thương hiệu chuyên nghiệp

Với sứ mệnh “Nâng tầm thương hiệu Việt”, Sao Kim Branding đã và đang tạo ra sức mạnh và sinh khí cho hơn 10.000+ khách hàng, chúng tôi sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp cho thương hiệu của bạn.

Vui lòng để lại thông tin liên hệ hoặc kết nối ngay qua hotline 0964.699.499.

Trên đây là những thông tin quan trọng, đầy đủ về vấn đề nghiên cứu thương hiệu. Với ý nghĩa quan trọng như vậy, nghiêm túc triển khai nghiên cứu thương hiệu sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho sự phát triển chung của doanh nghiệp.

Hi vọng nội dung hữu ích cho bạn!

Nhấn Quan tâm Zalo của Sao Kim Branding để nhận thêm các tài liệu độc quyền về xây dựng thương hiệu, marketing và kinh doanh:
Share:
Giải pháp & dịch vụ dành cho bạn
Xây dựng chiến lược

Tư vấn và giúp xây dựng chiến lược thương hiệu tinh gọn và mạnh mẽ

Thiết kế logo

Thiết kế và sáng tạo logo đáp ứng chiến lược thương hiệu

Thiết kế nhận diện

Tối ưu nhận diện thương hiệu tại các điểm chạm với đối tượng mục tiêu

Thiết kế website

Thiết kế website chuẩn nhận diện thương hiệu, chuẩn UX/UI, chuẩn Sales, chuẩn Marketing, chuẩn SEO

Marketing tinh gọn

Giải pháp phòng marketing tinh gọn. Tối ưu tài nguyên, tối ưu hiệu quả marketing.

Truyền thông thương hiệu

Tư vấn và triển khai chiến dịch truyền thông thương hiệu sáng tạo. Truyền thông đúng, trúng và đủ

Sẵn sàng để tăng doanh số bán hàng 200%

Hàng nghìn doanh nghiệp đã tin tưởng lựa chọn Sao Kim và gặt hái được nhiều thành công. Bạn có muốn trở thành một trong số họ không?

Bài viết liên quan

Kết nối ngay với Sao Kim

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

sao-kim-branding.png


    Vui lòng điền đáp án bằng số:

    0964 699 499