Chia sẻ về quy trình xây dựng chiến lược quan hệ công chúng (Public Relations), chiến thuật PR giúp tiếp cận khác hàng mục tiêu dễ dàng và hiệu quả.
Quan hệ công chúng (Public Relations) là sự kết hoàn hảo giữa chiến lược, sáng tạo và sự thuyết phục. Nếu bạn biết cách thực hiện PR hiệu quả, bạn có thể tác động đến mọi bộ phận của doanh nghiệp hoặc thương hiệu.
Nếu bạn đang muốn mở rộng phạm vi tiếp cận thương hiệu của mình và giới thiệu chúng tới khách hàng tiềm năng, hãy học cách xây dựng quan hệ công chúng trong bài viết sau.
Quan hệ công chúng (Public Relations) là sự kết hoàn hảo giữa sáng tạo, sự thuyết phục và chiến lược. Nếu bạn biết cách thực hiện PR hiệu quả, bạn có thể tác động đến mọi bộ phận của doanh nghiệp hoặc thương hiệu.
Nếu bạn đang muốn mở rộng phạm vi tiếp cận thương hiệu của mình và giới thiệu chúng tới khách hàng tiềm năng, hãy học cách xây dựng chiến lược, chiến thuật quan hệ công chúng trong bài viết này.
1. Public Relations (PR) là gì?
Public Relations (PR) hay còn được gọi là quan hệ công chúng là việc sử dụng các kênh truyền thông để xây dựng mối quan hệ giữa doanh nghiệp/ tổ chức với công chúng mục tiêu. Đồng thời, quảng bá sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Ngoài ra, PR cũng là quá trình quản lý thương hiệu và truyền thông của doanh nghiệp, đặc biệt là khi bạn đang rơi vào giai đoạn khủng hoảng.
Bên cạnh đó, tương tự như việc xây dựng thương hiệu, PR cũng là cách các thương hiệu quản lý sự lan tỏa thông tin. Tuy nhiên, điểm khác biệt là PR tập trung nhiều hơn vào danh tiếng và truyền thông, trong khi thương hiệu bao hàm tổng thể hơn (bao gồm cả PR).
Đọc thêm: Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp (Corporate Branding)
2. Tầm quan trọng của việc xây dựng quan hệ công chúng
Xây dựng quan hệ công chúng là hoạt động vô cùng quan trọng mà các doanh nghiệp cần phải làm, bất kể là quy mô lớn hay nhỏ. Chúng xác định cách một tổ chức, công ty giao tiếp với khách hàng, đối tác, báo chí, các nhà từ thiện, chính trị gia và công chúng nói chung.
Dựa theo Pew Research Center, có 27% người trưởng thành ở Mỹ tin tưởng vào những thông tin họ tìm kiếm được trên trang mạng xã hội. Có 56% người tin tưởng các phương tiện truyền thông tin tức quốc gia và 75% tin tưởng các bản tin tại địa phương.
Các chuyên gia trong lĩnh vực quan hệ công chúng được xem là những người kể chuyện chuyên nghiệp. Họ sẽ tìm ra chiến lược để câu chuyện của bạn được xuất hiện với đối tượng mục tiêu trên các phương tiện truyền thông. Bởi lẽ, khách hàng chỉ muốn tin tưởng vào thương hiệu mà họ thực sự muốn hợp tác và không có gì nuôi dưỡng lòng tin bằng việc xây dựng quan hệ công chúng.
3. Chiến lược PR là gì?
Một chiến lược PR giúp doanh nghiệp tạo, quản lý và đo lường mức độ hiệu quả của các chiến thuật quan hệ công chúng theo thời gian. Tuy chúng tách biệt với kế hoạch marketing nhưng chúng lại hỗ trợ hoạt động này vô cùng hiệu quả.
Chiến lược PR có thể phủ sóng cả năm hoặc tập trung giải quyết một mục tiêu duy nhất, ví dụ như ra mắt sản phẩm. Phát triển chiến lược PR độc đáo đòi hỏi sự hợp tác với truyền thông.
Truyền thông nội bộ cũng đóng vai trò quan trọng. Có 46% chuyên gia PR báo cáo trực tiếp với CEO của họ vào năm 2021, tăng 34% so với năm 2014. Con số này nói lên tầm quan trọng của PR trong hoạt động kinh doanh và nhận thức thương hiệu.
4. 5 Bước xây dựng chiến lược PR hiệu quả
Bước 1: Nghiên cứu các yếu tố bên trong và bên ngoài thương hiệu
Theo dõi và đánh giá những gì đã và chưa làm được trong quá khứ. Ví dụ như:
- Theo dõi số lần được đề cập trên các phương tiện truyền thông.
- Đánh giá các mối quan hệ với người có ảnh hưởng và kết quả.
- Đánh giá tương tác trên mạng xã hội và lưu lượng truy cập.
- Xem xét tính cách người mua và insight khách hàng.
Tiếp theo, thực hiện một số nghiên cứu cạnh tranh để tìm ra những hoạt động có hiệu quả nhất của đối thủ cùng ngành. Việc sử dụng các công cụ lắng nghe xã hội sẽ giúp đẩy nhanh quá trình này.
Khi hoàn thành nghiên cứu, bạn tiến hành liệt kê bất kỳ yếu tố trong hoặc ngoài có thể tác động đến thương hiệu. Chúng có thể bao gồm:
- Thay đổi về tính năng, sản phẩm hoặc giá thành.
- Sự dịch chuyển phân phối
- Sự thay đổi của các bên liên quan và lãnh đạo
- Ý kiến nhân viên
- Các yếu tố pháp lý
- Thay đổi chính trị.
- Biến động kinh tế
- Xu hướng
- Tiến bộ công nghệ
Bước 2: Vạch ra mục tiêu
Dù bạn đang giải quyết một cuộc khủng hoảng nội bộ hay lên kế hoạch xây dựng quan hệ công chúng trong một năm thì việc lên kế hoạch cũng vô cùng quan trọng. Thậm chí, chỉ với một bản phác thảo ngắn về mục tiêu cũng có thể hướng bạn đi đến các chiến thuật phù hợp.
Những vấn đề mà một kế hoạch PR cần vạch ra bao gồm:
- Xác định đối tượng mục tiêu cho mỗi chiến dịch.
- Chọn thông điệp chính mà bạn muốn truyền tải
- Theo dõi phân tích qua các số liệu sẵn có.
Bước 3: Tạo mốc thời gian cho các chiến dịch PR
Một trong những yếu tố làm nên chiến dịch PR thành công đó là sử dụng thông điệp đúng thời điểm. Vì vậy, hãy xây dựng các mốc thời gian rõ ràng cho cả những sáng kiến ngắn hay dài hạn.
Đồng thời, hãy ghi chú những ngày lễ và những ngày quan trọng khác liên quan trực tiếp đến ngành kinh doanh của bạn. Ví dụ cuối tháng 11 là thời điểm quan trọng đối với hầu hết các doanh nghiệp thương mại điện tử.
Bước 4: Lựa chọn chiến thuật phù hợp
Khi đã nắm được thời điểm và mục đích, đây sẽ là lúc bạn xác định chiến thuật nào tốt nhất để đáp ứng cho chiến dịch của bạn. Một danh sách bao gồm các dự án đã được thực hiện sẽ giúp bạn chia nhỏ chiến thuật khi xây dựng quan hệ công chúng.
Bước 5: Theo dõi kết quả
Sau khi lựa chọn được chiến thuật phù hợp, hãy tính đến phương pháp đo lường hiệu quả. Nếu cần thiết, hãy tùy chỉnh các chỉ số PR của bạn phù hợp với mục tiêu kinh doanh. Điều này sẽ giúp bạn rút ra mối liên hệ rõ ràng giữa những nỗ lực của quan hệ công chúng và ROI.
Lưu ý: Nhà quản lý quan hệ công chúng thường hướng dẫn chiến lược xung quanh các phương tiện truyền thông nhưng cũng sẽ đạt hiệu quả hơn nếu xây dựng chiến lược đa kênh, kết nối đúng chủ đề và đối tượng.
Xem ngay: Dịch vụ PR thương hiệu của Sao Kim Branding, giúp bạn triển khai PR hiệu quả, cam kết KPI
5. Phân biệt Owned Media, Paid Media và Earned Media
Quan hệ công chúng chủ yếu thuộc về 3 loại chính đó là Owned Media, Paid Media và Earned Media. Cả 3 đều hướng tới việc xây dựng danh tiếng, tăng khả năng nhận diện thương hiệu và tiếp cận khách hàng tiềm năng nhưng lại sử dụng các chiến lược khác nhau. Cụ thể như sau:
5.1. Owned Media
Bao gồm các nội dung do chính thương hiệu kiểm soát và không đòi hỏi chi phí đăng tải. Đây được xem là loại phương tiện truyền thông liên quan đến PR quan trọng nhất mà doanh nghiệp nên tập trung Thông thường, Kênh truyền thông sở hữu sẽ bao gồm:
- Trang Web
- Các bài đăng trên mạng xã hội
- Nội dung blog
- Bản tin email
Kênh truyền thông sở hữu được xem như là 1 “căn cứ địa” cho hoạt động PR của doanh nghiệp. Khi mọi người biết đến thương hiệu và sản phẩm của bạn, họ sẽ tìm đến phương tiện truyền thông thuộc sở hữu của bạn.
5.2. Paid Media
Với kênh truyền thông này, bạn sẽ phải trả phí để hiển thị nội dung của mình. Đây cũng là công cụ để quảng bá rộng rãi Owned Media.
Các phương tiện truyền thông trả phí bao gồm:
- Quảng cáo trên mạng xã hội (Facebook, Zalo, Tiktok…)
- Mạng quảng cáo của Google
- Tiếp thị bằng việc sử dụng người có ảnh hưởng trong xã hội.
- Pay-per-click (PPC): Trả cho mỗi lần nhấp chuột
- Các hình thức quảng cáo trả phí khác
Phần lớn các nền tảng hiện nay đang thu hẹp phạm vi tiếp cận đối với phương tiện không phải trả phí. Vì vậy, truyền thông trả phí được xem là phương án tuyệt vời để đảm bảo nội dung của bạn đến đúng với đối tượng mục tiêu.
5.3. Earned media
Được xem là phương tiện thúc đẩy cuộc trò chuyện xung quanh thương hiệu của bạn. Đó là một hình thức truyền miệng tốt nhất để xây dựng danh tiếng.
Kênh truyền thông làn truyền bao gồm:
- Lời khen, chia sẻ của khách hàng trên các trang mạng xã hội
- Có được thứ hạng tốt trên các công cụ tìm kiếm
- …
6. Sự khác nhau giữa PR và Marketing
PR và Marketing giống nhau về hành động và chiến thuật nhưng mục tiêu của chúng lại khác nhau. Mục tiêu của PR là nâng cao danh tiếng và nhận thức thương hiệu, trong khi mục tiêu của Marketing là thúc đẩy doanh số bán hàng.
PR thường gián tiếp quảng bá sản phẩm/dịch vụ thông qua các hoạt động như thông cáo báo chí, phát biểu sự kiện. Marketing lại chỉ tập trung vào việc đẩy mạnh doanh thu và lợi nhuận.
Khách hàng không mua sản phẩm, họ mua thương hiệu. Việc kết hợp PR và Marketing sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất bởi khi khách hàng kết nối với thương hiệu là do nỗ lực đến từ PR và họ quyết định mua hàng do chiến thuật Marketing của bạn.
7. Chiến lược và chiến thuật PR
- Sự kiện kinh doanh
Dù bạn là người tổ chức hay tham dự thì những sự kiện kinh doanh cũng là cơ hội để bạn đến gần hơn với khách hàng tiềm năng và làm hài lòng những khách hàng hiện tại. Ngoài ra, việc tham gia phát biểu cũng rất có tác dụng trong việc nâng cao nhận thức về thương hiệu doanh nghiệp.
- Quan hệ cộng đồng
Tập trung chủ yếu vào việc xây dựng mối quan hệ tích cực với cộng đồng địa phương nơi doanh nghiệp hoạt động. Bao gồm các hoạt động như: từ thiện, quyên góp, các chương trình giảm giá nhằm xây dựng mối quan hệ bền chặt với cộng đồng.
Đọc thêm: Các ví dụ PR online nổi bật
- Trách nhiệm xã hội
Tương tự như xây dựng quan hệ cộng đồng nhưng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tập trung vào các hoạt động kinh doanh có đạo đức và chú trọng đến vấn đề môi trường.
Đọc thêm: Trách nhiệm xã hội (CSR) của doanh nghiệp
- Quản lý khủng hoảng
Bao gồm các hoạt động thừa nhận, quản lý và đảo ngược tình thế khi xảy ra vấn đề tiêu cực có nguy cơ ảnh hưởng đến danh tiếng của thương hiệu. Hoạt động này cần được thực hiện nhanh chóng, nhất quán và có chiến lược. Bạn có thể sử dụng một số công cụ PR chuyên nghiệp để ngăn chặn khủng hoảng thông qua việc theo dõi cuộc trò chuyện trực tuyến, kiểm tra chất lượng của bất kỳ sản phẩm tiếp thị hay quảng bá nào có thể gây hiểu lầm.
- Mối đe dọa an ninh mạng
Chỉ có khoảng rất ít doanh nghiệp có kế hoạch chủ động về thông tin tình báo về mối đe dọa an ninh mạng. Trong khi đó, rủi ro an ninh mạng nằm trong top 5 rủi ro hàng đầu được thống kê trong báo cáo rủi ro năm 2021 của World Economic Forum.
Bên canh thách thức về mặt tài chính, còn có thách thức về vấn đề nhận thức. Điều này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến danh tiếng của thương hiệu nếu không được xử lý khéo léo.
Để xử lý vấn đề này đòi hỏi chuyên môn quản lý khủng hoảng PR. Vì vậy, bạn cần xây dựng mối quan hệ với các chuyên gia công nghệ và các nhà lãnh đạo trong ngành. Họ sẽ là những người cung cấp cho bạn kiến thức chuyên môn để hạn chế sự thiệt hại về danh tiếng do những rủi ro an ninh mạng gây nên.
- Mối quan hệ với đội ngũ nhân sự
Việc xây dựng mối liên hệ chặt chẽ với đội ngũ nhân viên được xem là hoạt động PR nội bộ. Đây là hoạt động giao tiếp và nuôi dưỡng nhận thức tích cực của nhân viên về công ty, bao gồm các bản tin, các sự kiện tri ân nhân viên cống hiến, các phúc lợi hoặc khoá đào tạo kỹ năng miễn phí khác.
Việc xây dựng mối quan hệ với đội ngũ nhân sự không chỉ tạo động lực làm việc cho họ mà còn khuyến khích họ ủng hộ doanh nghiệp của bạn. Điều này sẽ mang tới cho doanh nghiệp khách hàng và những ứng viên tiềm năng nhất.
- Mối quan hệ với người ảnh hưởng (Influencers)
Người ảnh hưởng đóng vai trò to lớn trong hoạt động PR và Marketing. Tại nhiều doanh nghiệp, nhóm quan hệ công chúng cũng quản lý các mối quan hệ với người có tầm ảnh hưởng. Theo đó, để đảm bảo thương hiệu đạt được kết quả ấn tượng sẽ mất khá nhiều công sức và kinh nghiệm để cộng tác hiệu quả với người ảnh hưởng.
- Quan hệ truyền thông
Đây là việc xây dựng mối quan hệ tích cực với các nhà báo, nhà xuất bản và các hãng tin tức khác. Quy trình gồm các hoạt động như viết thông cáo báo chí, tổ chức họp báo, lên lịch phỏng vấn. Hoạt động này không chỉ giúp gia tăng khả năng xuất hiện của doanh nghiệp và sản phẩm mà còn khuyến khích các phương tiện truyền thông tiếp thị thương hiệu của bạn miễn phí.
- Tiếp thị truyền thông xã hội
Mạng xã hội là công cụ PR hữu ích để thu hút người theo dõi, chuyển đổi khách hàng, chia sẻ nội dung và giải quyết khủng hoảng. Dù bạn chia sẻ bài đăng với khán giả hay tương tác với một khách hàng thì hoạt động truyền thông xã hội của bạn vẫn luôn công khai.
Đây là lý do tại sao cần có chiến lược truyền thông xã hội để giữ cho thông tin truyền thông đươc nhất quán, tích cực và chính xác.
Xem ngay: Dịch vụ Social Branding (Xây dựng thương hiệu trên mạng xã hội)
8. Quan hệ công chúng là làm công việc gì?
Thông thường, các nhà quản lý PR sẽ đứng ra chịu trách nhiệm xây dựng, thực hiện và giám sát các chiến lược và chiến thuật PR. Họ thường xử lý thông tin liên lạc giải quyết khủng hoảng, viết thông cáo báo chí và dẫn dắt một nhóm các chuyên gia PR khác. Doanh nghiệp có thể thuê một người quản lý quan hệ công chúng để xử lý PR hoặc làm việc với một PR Agency.
Dưới đây là các kĩ năng và nhiệm vụ của một nhà quản lí quan hệ công chúng:
8.1. Quản lý hoạt động PR
Đây là kỹ năng quan trọng nhất đối với một nhà quản lý PR bên cạnh tính linh hoạt và sẵn sàng thay đổi, đón nhận những điều mới.
8.2. Ngoại giao
Nhà quản lý phải xây dựng và duy trì mối quan hệ có lợi để xây dựng danh tiếng cho doanh nghiệp. Ngoài việc giao tiếp tại các sự kiện công cộng, họp báo, nhóm chuyên gia PR cũng cần có kết nối với phóng viên, người ảnh hưởng và các bên liên quan khác.
8.3. Viết
Do các nhà quản lý PR phải viết thông cáo báo chí và tin tức liên quan đến công ty nên kỹ năng giao tiếp văn bản sẽ giúp quảng bá công ty hiệu quả hơn. Đặc biệt khi doanh nghiệp lựa chọn PR trực tuyến, nơi bạn sẽ cần tạo các bài đăng blog, nội dung website và thông cáo báo chí.
8.4. Sáng tạo
Tính sáng tạo luôn cần xuất hiện trong cả hoạt động PR và Marketing. Một nhà quản lý PR sáng tạo sẽ luôn biết cách tạo ra chiến lược nổi bật và khác biệt. Nhờ vậy, chiến dịch PR sẽ tạo được sức hút và có mức độ phủ sóng cao.
8.5. Nghiên cứu
Quan hệ công chúng là một ngành mang chiều hướng xã hội, và mọi người có thể đang nói về thương hiệu của bạn mà không nhất thiết phải đề cập trực tiếp đến nó. Nhà quản lý có kỹ năng nghiên cứu tốt sẽ tận dụng tối đa được cơ hội này.
Người quản lý PR sẽ phải thường xuyên cập nhật các xu hướng mới và tiếp thị kỹ thuật số (Digital Marketing). Ngoài ra, họ cũng cần nghiên cứu chi tiết cho chiến lược PR bởi để xây dựng được chiến lược này đòi hỏi rất nhiều thông tin, số liệu thống kê,…
8.6. Nhiệm vụ của giám đốc PR
Đây là một số nhiệm vụ phổ biến mà một giám đốc PR đảm nhiệm.
- Viết thông cáo báo chí để thông báo các tin tức liên quan đến công ty.
- Tạo thông tin chi tiết về sản phẩm/ dịch vụ (Factsheet) và bộ tài liệu truyền thông về công ty gửi đến team truyền thông để xây dựng thương hiệu.
- Quản lý đội ngũ PR nội bộ
- Đào tạo về PR cho cả nhóm nội bộ và bên ngoài.
- Tham dự và phát biểu sự kiện dưới hình thức đại diện cho thương hiệu tại các triển lãm thương mại, sự kiện tuyển dụng,…
- Tìm và phân tích mức độ phù hợp của các phương tiện truyền thông và quảng bá nội dung đó qua kênh truyền thông sở hữu và truyền thông trả phí.
- Chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động PR chung
- Báo cáo, giải trình với ban lãnh đạo về kế hoạch, kết quả PR
- …
9. 10 Chỉ số đánh giá mức độ hiệu quả của hoạt động quan hệ công chúng
Việc đưa ra các mục tiêu rõ ràng có thể đo lường được là cách duy nhất để đảm bảo chiến lược PR đạt hiệu quả. Hầu hết, các chỉ số quan hệ công chúng đều đo lường và đánh giá thông qua mức độ nhận thức. Vì vậy, sẽ rất khó để liên kết mức độ thành công của công ty với các chiến dịch PR. Vì vậy, bạn nên chọn một loạt các KPI có sự phù hợp nhất với mục tiêu của doanh nghiệp.
Ví dụ: Giả sử doanh nghiệp của bạn muốn nâng cao nhận thức về thương hiệu, các KPI như tăng tỷ lệ mức độ ảnh hưởng, lưu lượng truy cập trang web, các đề cập thương hiệu gần nhất có thể cho thấy mối liên hệ trực tiếp giữa các nỗ lực PR và mục tiêu kinh doanh.
Các chỉ số đánh giá bao gồm:
9.1. Phạm vi truyền thông và tổng lượng đề cập
Chỉ số này nói lên được số lần tên thương hiệu, hashtag, thông điệp chính được đề cập trên tin tức truyền thống, blog cá nhân, bài đánh giá hoặc phương tiện truyền thông xã hội.
Những chỉ số này sẽ giúp bạn đo lường mức độ nhận biết về thương hiệu và những câu chuyện của thương hiệu.
Quan trọng nhất, bạn phải nắm được mức độ phù hợp của các đề cập thương hiệu, phạm vi truyền thông với ngữ cảnh. Hãy nhớ rằng, bạn muốn mọi người nói những điều tốt đẹp về thương hiệu của bạn và không phải lúc nào cũng dễ dàng hiểu được giá trị mức độ phủ sóng cho đến khi bạn đọc toàn bộ nội dung.
9.2. Mức độ ảnh hưởng
Chỉ số này giúp đo lường mức độ cạnh tranh thương hiệu. Đồng thời, chúng cũng giúp được doanh nghiệp hiểu quy mô khách hàng trong ngành và khía cạnh nào thương hiệu của bạn thực sự phù hợp. Đồng thời, chúng cũng theo dõi danh tiếng thương hiệu của doanh nghiệp.
Đọc thêm: 8 cách xây dựng danh tiếng thương hiệu cho doanh nghiệp
9.3. Phản hồi E-mail
Ngoài việc tập trung vào việc truyền tải thông điệp đến tệp khách hàng lớn, bạn cũng cần tiếp cận đến những đối tượng mục tiêu nhất định. Sẽ mất khá nhiều thời gian để xây dựng một danh sách e-mail hoàn hảo. Thương hiệu cần kiểm soát được số lượng email gửi đi đã được mở, số người đã phản hồi e-mail, số lần chuyển tiếp một email.
Đọc thêm: Chiến lược Email marketing hiệu quả cho doanh nghiệp B2B
9.4. Thái độ khi đề cập thương hiệu (Sentiment)
Sentiment là một từ biểu thị, đo lường thái độ trong các đề cập thương hiệu. Mặc dù đề cập thương hiệu và liên kết ngược thường giúp nâng cao nhận thức thương hiệu và SEO. Tuy nhiên, thái độ đề cập thương hiệu lại là yếu tố phân biệt giữa những đề cập tích cực và tiêu cực.
Theo dõi sắc thái đề cập sẽ giúp bạn nắm được khán giả đang nói gì về thương hiệu của bạn và các vấn đề cần được giải quyết.
9.5. Tương tác mạng xã hội
Các chỉ số đánh giá tương tác trên mạng xã hội có thể kể đến như: lượt xem, lượt thích, lượt chia sẻ, số lần hiển thị và bình luận,..Chúng cho biết mức độ nhận diện thương hiệu và mức độ tương tác với các đối tượng mục tiêu của bạn. Đồng thời, qua đây, bạn cũng nắm được thời điểm nào khán giả hoạt động tích cực nhất. Từ đó, đưa ra quyết định khi nào nên đăng bài tương tác với họ.
9.6. Chia sẻ trên mạng xã hội
Chỉ số này đề cập đến thời điểm khán giả của bạn chia sẻ một điều website hoặc blog của bạn lên trang cá nhân của họ. Qua đó, bạn có thể biết được khán giả có đủ thích nội dung của bạn để quyết định đăng chúng lên kênh xã hội của họ. Ngoài ra, khi xem các lượt chia sẻ trên mạng xã hội, bạn hãy chú ý đến loại nội dung mà khán giả chia sẻ thường xuyên nhất. Chúng sẽ cung cấp cho bạn những ý tưởng về sở thích của họ và tạo thêm nội dung có liên quan.
9.7. Lưu lượng truy cập website
Nếu người dùng truy cập vào website của bạn thông qua các phương tiện truyền thông thì đây chính là dấu hiệu cho thấy nỗ lực PR thành công. Khi đang chạy chiến dịch PR, bạn hãy theo dõi lưu lượng truy cập website sau khi thông cáo báo chí và một số hoạt động khác có hiệu lực. Sử dụng một số công cụ phân tích website chuyên dụng để kiểm tra nguồn khách truy cập (cách họ đến với website của bạn) và tiếp tục phát huy chúng trong tương lai.
9.8. Chỉ số SEO
Triển khai hoạt động quan hệ công chúng tốt có thể thúc đẩy sức mạnh website của bạn và từ đó tạo ra kết quả SEO tốt hơn.
Hoạt động PR có thể thúc đẩy việc tạo ra Backlinks (liên kết trỏ về website của bạn), Direct traffic (các lượt truy cập trực tiếp), Referal traffic (lưu lượng truy cập có nguồn gốc giới thiệu từ đâu đó)… tất cả thúc đẩy chỉ số SEO tốt hơn hơn.
Đọc thêm:
9.9. Chuyển đổi
Mặc dù lượng khách hàng đến từ hoạt động PR không hề dễ đo lường nhưng nó rất đáng để điều tra. Bạn nên khám phá xem khách hàng của mình đến từ đâu bằng cách tiến hành khảo sát sau mua hoặc sử dụng công cụ như Google Analytics để tìm hiểu về đường dẫn chuyển đổi của khách hàng.
9.10. Giá trị quảng cáo tương đương – AVE
Advertising Value Equivalent – AVE chính là giá trị quảng cáo tương đương được sử dụng để đo lường hiệu quả kinh tế của hoạt động đưa tin bài. AVE tương đương với chi phí bỏ ra để mua số diện tích của bài đăng trên báo in. Tuy nhiên, đây là chỉ số đã lỗi thời và không còn được sử dụng phổ biến nữa.
10. Một số công cụ PR hữu ích
Sau đây là một số công cụ PR hữu ích giúp bạn thực hiện chiến dịch xây dựng quan hệ công chúng hiệu quả nhất:
- Google Alerts
Google Alerts là một công cụ miễn phí, dễ sử dụng cho phép bạn thiết lập cảnh báo qua email cho các đề cập từ khóa nhất định. Khi tên, từ khóa hoặc liên kết được đề cập trực tuyến, Google sẽ gửi cho bạn một email để thông báo cho bạn về đề cập đó.
- Mention
Mention giúp bạn theo dõi ai đã đề cập đến thương hiệu của bạn trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội. Bạn cũng có thể sử dụng công cụ này để xuất bản trên phương tiện truyền thông xã hội của mình và quản lý khủng hoảng. Công cụ này bao gồm cả gói miễn phí và trả phí.
Sprout Social hay Hotsuite cũng cung cấp khả năng tương tự
- Monitor Backlinks
Monitor Backlinks là giải pháp miễn phí cho phép bạn theo dõi những ai đã đề cập đến thương hiệu của bạn và thêm backlink vào trang web của bạn. Chúng cũng có tác dụng theo dõi và loại bỏ các backlink xấu, giữ nguyên thứ hạng SEO và DA.
- Influencer Platform
Hiện nay có rất nhiều nền tảng cung cấp khả năng kết nối với influencer nhanh chóng, dễ dàng. Công việc tìm kiếm, phân tích influencer phù hợp, giao task, phân tích hiệu quả cũng rất dễ dàng. Bạn có thể thử: Revu, 7SAT, Halago, KOL Việt, OnFluencer, Bookingkols, JMC, …
- Các nhà cung cấp Booking báo chí
Hiện nay bạn cũng không cần làm việc trực tiếp với từng tờ báo, bạn hoàn toàn có thể kết nối với một nhà cung cấp duy nhất và đặt dịch vụ booking. Làm việc với nhà cung cấp thứ 3 bạn cũng có cơ hội nhận được chiết khấu cao hơn trên tổng hóa đơn và dịch vụ chăm sóc kỹ lưỡng hơn.
Bắt tay xây dựng chiến lược quan hệ công chúng ngay!
Hy vọng rằng với những chiến thuật, công cụ và mẹo xây dựng chiến lược quan hệ công chúng trên, bạn sẽ tự tin hơn để tạo ra một chiến lược PR phù hợp cho doanh nghiệp của bạn.
Tuy không thể thấy kết quả ngay nhưng nếu có chiến lược PR vững chắc và triển khai linh hoạt, chắc chắn bạn sẽ đạt được kết quả tích cực.
Follow các bài viết chất lượng của Sao Kim tại:
Blog Sao Kim, Cẩm Nang Sao Kim
Facebook: Sao Kim Branding
Case study Behance: Sao Kim Branding
#SaoKim #SaoKimBranding #BrandAmbassador #DaiSuThuongHieu