Thiết kế Logo ngành xây dựng, bất động sản, nội thất có những luật “ngầm”. Trong bài viết này, Sao Kim tổng hợp kinh nghiệm xương máu thiết kế Logo phục vụ doanh nghiệp trong những lĩnh vực này.
1. Kinh nghiệm thiết kế Logo ngành xây dựng
Ngành xây dựng (Construction Industry) là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất, kết hợp chặt chẽ giữa kỹ thuật, công nghệ và khoa học.
Theo Wikipedia, Ngành xây dựng đóng góp đến 6- 9% tổng sản phẩm nội địa, hoạt động xây dựng bắt đầu bằng việc lên kế hoạch, thiết kế, lập dự toán và thi công tới khi dự án hoàn tất và sẵn sàng đưa vào sử dụng.
Ngành xây dựng là ngành chuyên biệt về lĩnh vực tư vấn, thiết kế, thi công, các công trình từ dân dụng đến công nghiệp phục vụ đời sống như: nhà cao tầng, bệnh viện, trường học, nhà xưởng, trung tâm thương mại…
Xây dựng thương hiệu nói chung và thiết kế Logo ngành xây dựng nói riêng là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp gần nhất với khách hàng, đối tác và nhà đầu tư.
Bài viết bạn có thể quan tâm:
Tổng hợp hệ thống nhận diện thương hiệu các ngành nghề
Tất tần tật những điều cần biết về thiết kế logo ngành xây dựng
2. Tại sao cần thiết kế logo ngành xây dựng?
Vì là ngành có quy mô lớn, thiết kế Logo ngành xây dựng, trở thành “bộ mặt” tiếp xúc với khách hàng, quảng bá thương hiệu đến công chúng, thu hút đối tác và nhà đầu tư trong và nước ngoài. Đồng thời, Logo là “điểm chạm đầu tiên” giúp doanh nghiệp gia tăng hoạt động kinh doanh, gia tăng doanh thu và tối ưu chi phí.
3. Những lưu ý khi thiết kế logo ngành xây dựng
Thiết kế logo doanh nghiệp ngành xây dựng không phải là chuyện dễ dàng bởi đặc thù riêng biệt. Vì vậy, khi thiết kế logo ngành xây dựng cần chú ý một số khía cạnh quan trọng sau:
3.1 Màu sắc trong thiết kế logo ngành xây dựng
Màu sắc là yếu tố đặc biệt quan trọng khi thiết kế logo. Logo ngành xây dựng thường sử dụng các màu sắc thể hiện cảm giác bền vững, tin cậy, mạnh mẽ, đổi mới.
Tone màu thường được sử dụng trong thiết kế logo ngành xây dựng là:
- Màu đỏ: tượng trưng cho sự may mắn, mạnh mẽ, sức mạnh, sự bền vững và trường tồn.
- Màu xanh dương: mang lại cảm giác tin cậy, chắc chắn, đảm bảo, tin tưởng.
- Màu xanh lá cây: là màu của thiên nhiên, tạo cảm giác ổn định, khỏe mạnh, khao khát, phát triển.
- Màu vàng: mang lại ấn tượng về sự trẻ trung, sáng tạo và đổi mới.
- Màu cam: thể hiện cho sự vui vẻ, năng động, năng lượng, sức sống, phát triển.
Ngoài ra, lựa chọn màu sắc logo còn phụ thuộc một phần vào các yếu tố phong thủy và nên hợp với mệnh của chủ doanh nghiệp.
3.2 Font chữ trong logo ngành xây dựng
Font chữ trong logo ngành xây dựng thường sử dụng nét thẳng, góc cạnh, tạo cảm giác chắc chắn, vững chãi, mạnh mẽ. Dù bạn sử dụng font chữ nào thì đây cũng là những yêu cầu chung để định vị ngành. Hẳn bạn sẽ mất đi phần nào tin tưởng nếu nhìn thấy một logo công ty xây dựng trông quá yểu điệu và mềm mại.
3.3 Biểu tượng trong logo ngành xây dựng
Một số biểu tượng thường gặp khi thiết kế logo ngành xây dựng là ngôi nhà, những năm gần đây Logo ngành xây dựng, không chỉ dừng lại ở biểu tượng ngôi nhà, xu hướng sáng tạo ra những biểu tượng mới lạ và độc đáo hơn. Logo ngành xây dựng cũng thể sử dụng những biểu tượng mang tính trừu tượng để thể hiện sứ mệnh và thông điệp của doanh nghiệp.
4. Case study thiết kế Logo ngành xây dựng
Casestudy1 : Thiết kế Logo thể hiện khát vọng vươn xa
4.1 Bối cảnh chung
Khi nói đến bức tranh ngành xây dựng tại Việt Nam, không thể bỏ qua cái tên DELTA. DELTA là một trong những tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực thi công công trình xây dựng.
Một số công trình nổi bật của tập đoàn DELTA là tòa nhà KeangNam Hà Nội, Goldmark City, khu đô thị Time City, tháp Bitexco, Royal City,… Ngoài nhiệm vụ tổng thầu xây dựng, DELTA cũng phát triển sang các lĩnh vực như đầu tư bất động sản, tư vấn thiết kế, sản xuất vật liệu xây dựng.
Ở ngành xây dựng, cạnh tranh khắc nghiệt, đòi hỏi các thương hiệu phải có sự bứt phá mạnh mẽ. Trước tình hình ấy, DELTA muốn “lột xác” để thương hiệu trở nên chuyên nghiệp hơn, nâng tầm thương hiệu. Với mục tiêu phủ rộng thị trường, nâng cao lợi thế cạnh tranh, trở thành TOP 10 doanh nghiệp hàng đầu về ngành xây dựng tại Việt Nam.
4.2 Thách thức đối mặt
Thương hiệu DELTA đã xuất hiện trên thị trường hơn 20 năm nhưng chưa thực sự được đầu tư bài bản. Vì hình ảnh thương hiệu không đồng nhất trên mọi phương diện, doanh nghiệp chưa có được hình ảnh chuyên nghiệp và hiệu quả nhận biết tối đa trong mắt đối tác và các nhà đầu tư. Đây chính là thách thức khiến DELTA phải trăn trở và đau đầu suy nghĩ để tìm ra phương án giải quyết.
Đứng trước bài toán “nâng tầm vị thế thương hiệu”, DELTA đã hợp tác với Sao Kim thực hiện dự án tái định vị thương hiệu thông qua quy chuẩn thiết kế logo, quy chuẩn nhận diện thương hiệu, website thương hiệu, quy chuẩn hệ thống ứng dụng cơ bản, quà tặng và xúc tiến thương mại, quy chuẩn hệ thống đồng phục và bảng mẫu màu chuẩn.
4.3 Ý nghĩa thiết kế Logo
Sau một thời gian miệt mài nghiên cứu và sáng tạo, Sao Kim đã giúp tinh chỉnh thiết kế Logo, và phát triển hệ thống nhận diện thương hiệu đồng bộ, nhất quán với hơn 200 hạng mục thiết kế.
Tất cả thiết kế Logo và bộ nhận diện thương hiệu của DELTA lấy ý tưởng từ những đường nét của biểu tượng logo với ba đường gạch chéo rút gọn, tạo sự nhận diện đồng bộ và quy chuẩn thống nhất. Dấu hiệu nhận diện sẽ được xuyên suốt các ứng dụng nhằm giúp thương hiệu đạt được hiệu quả truyền thông cao nhất.
Để hoàn thiện bộ quy chuẩn thiết kế Logo và nhận diện thương hiệu, bắt nguồn từ việc Sao Kim phải hiểu rõ các tiêu chí: giá trị đặc trưng cốt lõi của doanh nghiệp; định vị thương hiệu; mang tính ứng dụng thực tiễn cao; sáng tạo, đơn giản và hiện đại.
4.4 Thành quả sau nỗ lực
Tập đoàn DELTA hoàn toàn hài lòng và có phản hồi tích cực với thiết kế Logo và Bộ nhận diện thương hiệu mới thực hiện bởi Sao Kim, và thành quả sau những nỗ lực ghi dấu bằng con số:
- Năm 2017, thương hiệu DELTA đã tái định vị thành công, nâng tầm thương hiệu, ghi dấu ấn mạnh mẽ với đối tác và khách hàng.
- Năm 2018, sau 1 năm thay đổi thiết kế Logo và nhận diện thương hiệu, tập đoàn DELTA đã có mặt trong “Top 10 thương hiệu tiêu biểu ngành xây dựng Việt Nam 2018”, 2 năm liền đạt giải thưởng “Top 10 nhà thầu xây dựng uy tín” năm 2018 và 2019, đứng vị trí 152/500 “Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam năm 2018” theo bảng xếp hạng VNR500 do Vietnam Report công bố.
Sao Kim vô cùng vinh dự vì đã góp phần làm nên thành công của tập đoàn xây dựng DELTA. Chúng tôi tự hào vì luôn đồng hành và nỗ lực góp sức mình vì sự phát triển của thương hiệu Việt.
Xem toàn bộ dự án tại: Thiết kế Logo và nhận diện thương hiệu Delta bởi Sao Kim Branding
5. Kinh nghiệm thiết kế Logo ngành bất động sản
Giống với ngành xây dựng, Bất động sản là một trong những ngành có tiềm năng phát triển vượt bậc trong tương lai tại Việt Nam.
Theo Wikipedia, Thị trường Bất động sản có liên hệ mật thiết với thị trường vốn, thị trường tài chính. Khi thị trường ổn định, nguồn quỹ khá lớn, nhu cầu dân số trẻ tại đô thị lớn cao, là một trong những tiêu chí cơ bản nhất để doanh nghiệp Bất động sản có cơ sở để tiếp tục mạnh dạn trên con đường của mình.
6. Tại sao cần thiết kế logo ngành bất động sản?
Thị trường bất động sản Việt Nam có dung lượng phát triển lớn và là kênh đầu tư lý tưởng cho các “ông lớn”. Việc doanh nghiệp bất động sản quan tâm đến thiết kế Logo là chìa khóa đầu tiên tạo ấn tượng tốt và củng cố niềm tin với khách hàng, đối tác, nhà đầu tư.
Bài viết bạn có thể quan tâm:
Thiết kế nhận diện thương hiệu bất động sản thế nào?
Case Study: Hệ thống nhận diện thương hiệu ngành bất động sản
7. Những lưu ý khi thiết kế logo ngành bất động sản
7. 1 Định vị khách hàng mục tiêu
Logo cần nhất quán với chiến lược xây dựng thương hiệu, trước hết bạn cần định vị được khách hàng mục tiêu của mình. Điều này giúp bạn xác định đúng tới nhu cầu và cảm xúc của khách hàng, đồng thời tiếp cận họ một cách hiệu quả hơn.
Định vị khách hàng mục tiêu ảnh hưởng đến thiết kế Logo của doanh nghiệp. Ví dụ, phân khúc khách hàng trung cấp thì thiết kế Logo tạo cảm giác gần gũi, còn khách hàng mục tiêu bất động sản là cao cấp thì Logo cũng phải thể hiện được sự tinh tế, đẳng cấp và sang trọng.
7.2 Thể hiện cá tính thương hiệu qua font chữ
Năng động, chuyên nghiệp, mạnh mẽ… là những từ mà font chữ của logo thương hiệu bất động sản. Những font chữ không chân với khoảng cách và chiều cao thích hợp tạo cảm giác thân thiện, hiện đại, chuyên nghiệp, dễ dàng thi công trên các chất liệu.
7.3 Tạo ra kết cấu vững chắc
Sự kỹ lưỡng, tỉ mỉ luôn là yếu tố quan trọng với mọi ngành nghề đặc biệt là ngành bất động sản với sứ mệnh kiến tạo đô thị với nền móng chắc chắn. Nếu ngay từ đầu, nhận biết thương hiệu đã tạo cảm giác lỏng lẻo, thiếu cân đối, sẽ chẳng có lý do gì để khách hàng lựa chọn thương hiệu đó. Vì vậy, tạo ra một bố cục hài hòa, cân đối và vững chắc cho logo ngành bất động sản là điều cần thiết.
8. Case study thiết kế Logo ngành bất động sản
Case study 2: Thiết kế Logo Thiên Nam Group – khát vọng chinh phục
8.1 Bối cảnh chung
Tập đoàn Thiên Nam là tập đoàn đa ngành về lĩnh vực Bất động sản, sắt thép, phân phối thực phẩm, điện máy và đầu tư giáo dục.
Tháng 10/2020, Thiên Nam Group đánh dấu bước chuyển mình lịch sử chính thức ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới. Logo cũ được đánh giá là khá sơ sài, không thể hiện được giá trị của doanh nghiệp. Thách thức đó đòi hỏi tập đoàn cần phải có sự đột phá vượt bậc để thể hiện hình ảnh thương hiệu tầm cỡ.
Đứng trước bài toán tái định vị thương hiệu, Thiên Nam Group đã hợp tác với Sao Kim dự án nâng tầm thương hiệu thông qua thiết kế Logo, đồng bộ nhận diện thương hiệu, thiết kế website.
8.2: Ý nghĩa thiết kế Logo
Sau khi nghiên cứu và phân tích, Sao Kim đã chọn biểu tượng cánh chim đại bàng sải cánh để thể hiện cho niềm tin, sự tự tin và vững vàng vượt trên mọi thử thành từ phía Tập đoàn Thiên Nam.
Ký tự TNA cách điệu chính vẫn giữ yếu tố cốt lõi của logo trước đây, mang hình dáng như cánh cửa đang rộng mở, qua đó mang lại vượng khí đến với công ty.
Đồng thời, tạo hình các đường nét khối nhà (bất động sản), sắt thép, gợi liên tưởng đến ngành nghề kinh doanh xác định là chủ lực của Thiên Nam Group trong hiện tại và tương lai.
8.3: Thiết kế Logo góp phần vươn tầm cao mới
Từ tháng 11/2020, Tập đoàn Thiên Nam, chính thức sử dụng bộ nhận diện thương hiệu mới cho hành trình kinh doanh mới sau 20 năm hoạt động.
Thay đổi thiết kế logo mới, Thiên Nam Group khoác lên mình đôi cánh mới, tiếp thêm năng lượng mới vượt lên trên những điều đã làm được trong quá khứ, nâng mình lên một tầm cao mới.
Sao Kim vô cùng vinh dự và tự hào vì đã góp phần tạo nên móng vững chắc cho thương hiệu Thiên Nam. Chúng tôi nỗ lực sáng tạo hết mình vì sự phát triển của thương hiệu!
9. Kinh nghiệm thiết kế Logo ngành Nội thất
Tiếp theo, ngành Nội thất cũng có sự phát triển mạnh mẽ bởi liên quan mật thất với ngành xây dựng và bất động sản.
Theo Wikipedia, Nội thất là ngành đòi hỏi sự sáng tạo, tinh tế trong từng sản phẩm. Vì thế, thiết kế logo các thương hiệu ngành nội thất cũng cần đáp ứng được những tiêu chuẩn thẩm mỹ đặc biệt.
Có thể bạn sẽ thích:
Thiết kế nhận diện thương hiệu nội thất thế nào?
10. Những lưu ý khi thiết kế logo ngành bất nội thất
10.1 : Đơn giản và dễ ghi nhớ
Một logo phức tạp với quá nhiều chi tiết có thể khiến khách hàng của bạn cảm thấy khó hiểu và không muốn lưu lại trong tâm trí. Vì vậy, hãy đơn giản logo bằng những đường nét ấn tượng và bố cục hài hòa để khách hàng dễ nhận biết và ghi nhớ hơn.
10. 2: Nhất quán với nhận diện thương hiệu
Logo là dấu hiệu nhận biết đầu tiên và đơn giản nhất của bộ nhận diện thương hiệu, vì vậy thiết kế Logo cần được chú trọng thiết kế đồng nhất để ghi dấu trong tâm trí khách hàng và truyền tải những những thông điệp rõ ràng.
10.3: Sáng tạo và mang tính thẩm mỹ cao
Bạn cần thể hiện trình độ chuyên môn của mình ngay từ việc thiết kế ra những dấu hiệu nhận diện thương hiệu như logo. Với đặc trưng hướng tới cái đẹp và tính thẩm mỹ cao, logo của thương hiệu nội thất cũng cần đảm bảo được yếu tố sáng tạo, cuốn hút và thỏa mãn thị giác của khách hàng.
11. Case study thiết kế Logo ngành bất động sản
Case study 3: Thiết kế Logo thương hiệu Nội thất Cao cấp Pondo
Là doanh nghiệp thuần Việt, được hình thành với tiêu chí mang lại giá trị sống tốt nhất cho người sử dụng, thương hiệu Nội thất cao cấp PONDO đang ngày càng chiếm được niềm tin và chỗ đứng vững chắc trong lòng khách hàng.
Do đó, việc xây dựng thương hiệu một cách toàn diện và chuẩn chỉnh sẽ giúp PONDO Việt Nam đang ngày càng khẳng định vị thế tiên phong trên thị trường nội thất nói chung cũng như phân khúc nội thất cao cấp nói riêng.
Sao Kim Branding đã đồng hành với PONDO trong thiết kế Logo, bộ nhận diện thương hiệu và website cao cấp. Khoác một chiếc áo mới đẹp đẽ, Sao Kim tin rằng PONDO Việt Nam sẽ gặt hái thêm thật nhiều thành công trong một tương lai không xa.
Trên đây là tổng hợp những kinh nghiệm và case study dẫn chứng tiêu biểu nhất về thiết kế Logo ngành xây dựng, bất động sản và nội thất. Sao Kim Branding hy vọng với kiến thức của mình sẽ cung cấp cái nhìn toàn cảnh về thiết kế Logo.
12. Sao Kim – đơn vị xây dựng thương hiệu được hàng nghìn khách hàng lựa chọn
Nếu là bạn chủ doanh nghiệp/ Marketer về mảng xây dựng, bất động sản, nội thất đang có mong muốn thiết kế Logo, nhận diện thương hiệu mình. Bạn có thể xem ngay chương trình khuyến mại đặc biệt từ Sao Kim, ưu đãi lên đến 40% trong chương trình Xây dựng thương hiệu, đột phá doanh thu 2021!
Hãy gọi cho Sao Kim theo số hotline 0964.699.499 nếu anh/ chị có bất kỳ thắc mắc hoặc yêu cầu hỗ trợ đồng hành. Sao Kim sẵn sàng hỗ trợ bạn!
Follow các bài viết chất lượng Sao Kim tại:
Blog Sao Kim, Cẩm Nang Sao Kim
Facebook: Sao Kim Branding
Case study Behance: Sao Kim Branding