Xây dựng nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp không chỉ đơn giản là tạo ra logo đẹp, hay bao bì nhãn mác ấn tượng. Mà đó còn là việc làm thế nào để truyền đạt được các giá trị, thông điệp… và câu chuyện thương hiệu của bạn một cách phù hợp, hiệu quả.
Bộ nhận diện thương hiệu chính là hình ảnh đại diện của doanh nghiệp và thương hiệu. Xây dựng nhận diện thương hiệu là một công cụ mạnh mẽ có thể thay đổi thái độ và hành vi của mọi người đối với thương hiệu của bạn.
Trong bài viết này, Sao Kim gửi tới bạn cách để xây dựng nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp thể hiện rõ đặc trưng, tính cách thương hiệu góp phần tạo nên thương hiệu mạnh.
1. Hiểu rõ mình là ai?
Trước khi tiến hành xây dựng nhận diện thương hiệu, đầu tiên, bạn cần phát biểu thành lời “Bạn là ai”.
- Sứ mệnh của bạn là gì?
- Giá trị của bạn (niềm tin nào thúc đẩy công ty của bạn?)
- Tính cách thương hiệu của bạn (nếu thương hiệu của bạn là một con người, họ sẽ có tính cách gì?)
- Định vị độc đáo của bạn (làm thế nào để bạn phân biệt mình với đối thủ cạnh tranh?)
- Tiếng nói thương hiệu của bạn (nếu thương hiệu của bạn là một con người, nó sẽ truyền đạt như thế nào?)
Những yếu tố này sẽ định nghĩa thương hiệu của bạn và hướng dẫn tạo ra thiết kế trực quan đáp ứng.
Nếu khó khăn trong việc xác định “Bạn là ai” hãy trả lời các câu hỏi này:
- Tại sao bạn bắt đầu tạo nên thương hiệu này?
- Với tư cách là một công ty, niềm tin và giá trị quan trọng đối với bạn là gì?
- Điều gì bạn làm gì tốt hơn bất kỳ ai khác?
- Điều gì làm cho bạn đặc biệt?
- Nếu bạn có thể mô tả thương hiệu của mình bằng ba từ, chúng sẽ là gì?
- Ba từ mà bạn muốn khách hàng sử dụng để mô tả bạn là gì?
Những yếu tố này là những gì xác định thương hiệu của bạn và trước khi bạn bắt đầu xây dựng nhận diện thương hiệu, điều quan trọng là bạn phải hiểu rõ về từng yếu tố.
2. Thấu hiểu khách hàng mục tiêu
Trước khi bắt đầu phát triển một bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp, bạn cần ngồi xuống và suy nghĩ kỹ một vài điều. Khách hàng mục tiêu của bạn là ai? và bạn định đem tới điều gì cho khách hàng của mình?
Hiểu rõ khách hàng mục tiêu giúp thương hiệu nắm rõ nhu cầu, mong muốn, tâm lý của khách hàng, hiểu khách hàng của mình giống như một người bạn.
Từ đó, sẽ đưa ra các thiết kế phù hợp, đáp ứng đúng nhu cầu, đánh trúng tâm lý của khách hàng mục tiêu.
Trong bộ nhận diện thương hiệu của mỗi doanh nghiệp được thể hiện các thông tin cơ bản về sản phẩm cũng như các dịch vụ của họ. Do đó khách hàng có thể thuận lợi, dễ dàng nắm bắt các thông tin cơ bản về chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
Có thể bạn sẽ thích:
- 5 Phương pháp Nghiên cứu Khách hàng
- 6 Bước thực hiện Phỏng vấn khách hàng hiệu quả
- Kết nối nhận diện thương hiệu với chiến lược thương hiệu
3. Xây dựng bộ nhận diện cốt lõi
Sau khi đã hiểu rõ về thương hiệu và xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu mà bạn nhắm đến. Bước tiếp theo là xây dựng bộ nhận diện cốt lõi cho thương hiệu.
Bộ nhận diện cốt lõi bao gồm: Tên thương hiệu, Slogan, Logo và Brand guidelines.
3.1. Tên thương hiệu
Mọi cái tên đều cất giữ những ý nghĩa khác nhau, và tên thương hiệu cũng vậy.
Đó không chỉ là một cái tên sáo rỗng, mà tên thương hiệu mở ra một câu chuyện về hành trình của doanh nghiệp, dẫn đến lý do vì sao đặt tên ấy, mong muốn của thương hiệu đằng sau cái tên ấy là gì.
Tên thương hiệu giúp người tiêu dùng phân biệt được sản phẩm của doanh nghiệp này với sản phẩm của doanh nghiệp khác.
Hãy tạo ra một câu chuyện thật lôi cuốn khiến cho khách hàng ấn tượng ngay khi lần đầu bắt gặp tên thương hiệu.
Đọc thêm:
- 12 Cách đặt tên thương hiệu
- Hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu (trong nước & quốc tế)
3.2. Slogan
Sau khi thống nhất tên thương hiệu, đây là lúc sáng tạo nên một câu slogan để định vị thương hiệu trên thị trường.
Slogan rõ ràng, dễ hiểu, tác động mạnh mẽ đến khách hàng và phải đảm bảo truyền tải được đúng ý nghĩa mục tiêu của chiến dịch quảng cáo.
Ngoài ra, câu slogan có thể trở thành “trend” càng tốt.
Ví dụ như slogan của Biti’s trong chiến dịch cùng tên “Đi để trở về” và câu slogan “Đi để trở về” trở thành xu hướng vào mỗi dịp cuối năm của các bạn trẻ, xuất hiện rất nhiều trên mạng xã hội.
Slogan “Nice to wear” của 92wear do Sao Kim thực hiện
> Tham khảo ngay dịch vụ sáng tác Slogan của Sao Kim nếu bạn muốn tạo một Slogan sống mãi với thời gian cho thương hiệu của bạn
3.3. Logo
Ai cũng có thể nhận thức được tầm quan trọng của logo, không chỉ đối với người làm kinh doanh.
Logo mang tính biểu tượng cho thương hiệu, đóng vai trò là nhận diện thương hiệu, hình ảnh đại diện tạo ra sự khác biệt trong nhận thức của người tiêu dùng.
Để tạo ra bản thiết kế logo thu hút khách hàng, phù hợp với lĩnh vực kinh doanh, đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự nghiên cứu thị trường, nắm rõ ý nghĩa về hình khối, màu sắc của ngành hàng.
Logo Thiên Nam Group do Sao Kim thiết kế
> Tham khảo dịch vụ thiết kế logo của Sao Kim – Chuyên gia thiết kế nâng tầm thương hiệu.
3.4. Brand guidelines
Brand Guideline là một bản hướng dẫn, qui định về việc sử dụng các yếu tố tham gia vào việc quảng bá thương hiệu trên các ấn phẩm truyền thông.
Brand Guideline có tác dụng hỗ trợ các nhà thiết kế, chuyên gia ngôn ngữ hay bất kể ai sử dụng các yếu tố của thương hiệu như thiết kế logo để thực hiện thiết kế bao bì, thiết kế các trang thiết bị, website, văn phòng phẩm, đồng phục và các sản phẩm phục vụ các chiến dịch marketing, truyền thông đúng quy cách.
Xây dựng thương hiệu là một quá trình lâu dài và đó không phải là một con đường thẳng.
Do đó, để thương hiệu quả bạn phát triển đúng hướng, nhất quán và mang lại trải nghiệm tốt, hướng mục tiêu cho khách hàng… Đội ngũ thực thi cần phải hiểu rõ mình cần làm gì, làm như thế nào, theo tiêu chuẩn, qui định ra sao.
Đọc thêm: Quy trình xây dựng trải nghiệm khách hàng
Xây dựng bộ nhận diện cốt lõi rất quan trọng. Đây là những thành phần cơ bản nhất, sẽ tiếp xúc với khách hàng mục tiêu nhiều nhất và chúng là nền tảng để phát triển các thành phần khác.
NOTE: Phát triển nhận diện thương hiệu tổng thể, thực hiện cùng một thời điểm có thể mang lại kết quả nhất quán, chuyên nghiệp hơn:
4. Phát triển hệ thống nhận diện thương hiệu toàn diện
Sau khi đã có đầy đủ các yêu cầu cơ bản của thương hiệu về bộ nhận diện, đây là thời điểm cho các nhà thiết kế “bay bổng” với sự sáng tạo của mình.
Một khi nắm bắt chính xác những thành tố tạo nên bản thiết kế, bạn cần liên kết chúng thành một sản phẩm đồ họa hoàn chỉnh, có thể truyền đạt rõ ràng những gì bạn muốn tới khách hàng.
Nhưng tùy thuộc vào tính chất của ngành nghề của doanh nghiệp bạn, mà bạn lại chú tâm vào mỗi loại sản phẩm thiết kế khác nhau.
- Ấn phẩm văn phòng: Danh thiếp – Giấy tiêu đề – Phong bì thư – Hoá đơn – File folder – Đồng phục nhân viên
- Ấn phẩm marketing: Catalogue – Profile công ty – Brochure dự án – Flyer / Leaflet – Sales kit – Báo cáo thường niên (Annual Report)
- Nhận diện sản phẩm: Bao bì sản phẩm – Nhãn mác – Kiểu dáng sản phẩm – Dấu hiệu nhận biết trên bao gói
- Nhận diện tại điểm bán: Biển cửa hàng – Biển hiệu đại lý – Poster – Banner / Standee – Mockup – POSM
- Nhận diện trên internet: Website công ty – Landing page – Microsite – Facebook Fanpage – Banner ads – Email marketing
- Nhận diện môi trường: Biển hiệu công ty – Biển hiệu phòng ban – Biển hiệu chi nhánh – Phương tiện vận tải – Phương tiện thi công
- Nhận diện văn phòng: Backdrop quầy lễ tân – Tranh trang trí văn phòng – Nội thất văn phòng theo nhận diện thương hiệu
Và đừng quên thống nhất chủ đề trong các ấn phẩm thiết kế nói trên. Đảm bảo màu sắc, font chữ và hình khối của các sản phẩm phải đồng nhất, và phù hợp với giá trị cốt lõi trong thương hiệu của bạn.
Bộ nhận diện thương hiệu chính là nơi để bạn định vị giá trị thương hiệu mình, tạo sự khác biệt trước đối thủ cạnh tranh, cũng như thay đổi quan điểm khách hàng về doanh nghiệp của bạn.
Hãy đảm bảo chắc chắn rằng bộ nhận diện có thể truyền tải chính xác những gì bạn muốn thể hiện với công chúng, với đối tượng khách hàng trọng tâm mà bạn muốn hướng tới.
5. Biết những gì cần tránh
Bạn có thể làm tất cả để tạo ra một hệ thống nhận diện thương hiệu mạnh nhưng nếu bạn mắc phải bất kỳ sai lầm dưới đây, thương hiệu của bạn có thể thất bại.
- Cung cấp cho khách hàng quá nhiều thông điệp
Bạn có thể sử dụng bất kỳ ngôn ngữ và hình ảnh nào để truyền tải thông điệp tới khách hàng. Nhưng phải đảm bảo thông điệp gửi tới khách hàng phải đồng nhất, có ý nghĩa và phù hợp với đối tượng khách hàng.
- Sao chép đối thủ cạnh tranh
Bạn cần khác biệt, nổi bật hơn so với đối thủ. Bạn nên tránh sao chép đối thủ cũng như việc sử dụng những công thức chung chung, lỗi thời khi xây dựng logo, website hay bất cứ hình ảnh nào có yếu tố nhận diện thương hiệu.
Thiếu tính khác biệt sẽ khiến thương hiệu của bạn chìm và không nổi bật so với những doanh nghiệp cùng ngành. Hãy tạo sự khác biệt từ logo đến hình ảnh.
- Đánh mất sự nhất quán
Không tạo được sự nhất quán trong việc sử dụng hình ảnh, thông điệp và tinh thần của thương hiệu.
Một công ty chỉ được phép sử dụng một tên, logo, slogan trong mọi giao dịch trong và ngoài công ty. Tất cả tên xuất hiện đều giống với tên biển hiệu và website cũng như trên danh thiếp của bạn.
Cách giao tiếp với khách hàng cũng cần sự nhất quán dù qua điện thoại, email, website hay giao dịch trực tiếp. Chỉ có sự nhất quán mọi lúc, mọi nơi mới có thể để lại ấn tượng với khách hàng.
- Hình ảnh truyền thông lỗi thời
Đây là một lỗi vô cùng quan trọng mà rất nhiều công ty mắc phải, nhưng thường là những công ty nhỏ. Sau khi thiết kế brochure, công ty cho in số lượng lớn ,và quyết định sử dụng hết chúng mới thiết kế lại.
Tốt nhất bạn nên in số lượng vừa phải, và chỉ in lại khi thực sự cần thiết. Đừng cố sử dụng một mẫu quảng cáo trong thời gian quá lâu. Khách hàng sẽ quay mặt lại với bạn vì thông điệp quá quen thuộc trong thời gian lâu.
Đọc thêm: Thay đổi logo – bài học kinh nghiệm và quy trình thực hiện hiệu quả.
6. Đánh giá thương hiệu và duy trì bản sắc thương hiệu
Khi đã xây dựng xong bộ nhận diện thương hiệu, bạn cần rà soát lại xem nó đã hợp lý, nhất quán chưa. Sau đó, đồng nhất bộ nhận diện thương hiệu cho toàn bộ tài liệu, hình ảnh sản phẩm, bao bì, card visit, các kênh online của thương hiệu (Fanpage Facebook, Instagram, Website,…),…
Đánh giá thương hiệu, duy trì bản sắc là điều quan trọng để thương hiệu tiến lên đúng hương (Ảnh dự án thiết kế website Bảo Việt Bank)
Tương tự như các khía cạnh khác của một chiến lược marketing hay chiến lược thương hiệu, thật khó để biết bạn đang đi đúng hướng hoặc bạn đã sai ở đâu nếu không thường xuyên đánh giá thương hiệu.
Sử dụng Google Form khảo sát, hoặc tạo ra các cuộc thảo luận trên mạng xã hội… để theo dõi thương hiệu của bạn và biết cách mọi người nói và tương tác với thương hiệu.
Điều này sẽ mang lại cho bạn cơ hội thực hiện các thay đổi đối với thương hiệu của mình khi cần thiết – cho dù đó là sửa chữa sai lầm hay để cải thiện nhận dạng thương hiệu.
Đăng ký để nhận những nội dung hay nhất, mới nhất về xây dựng thương hiệu và phát triển doanh nghiệp từ Sao Kim Branding
Và tiếp theo đó, liên tục kiểm tra, đánh giá, giám sát việc thực thi xây dựng thương hiệu để hướng thương hiệu đạt tới tầm cao bạn mong muốn.
Đọc thêm:
- Quản trị thương hiệu – Những điều nhà quản trị phải biết
- Xây dựng nhận thức thương hiệu như thế nào?
Tổng kết
Xây dựng nhận diện thương hiệu là một công việc phức tạp. Tuy nhiên, chìa khóa nằm ở việc tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng về tất cả các khía cạnh được đề cập ở trên trước khi bạn trực tiếp thiết kế, sáng tạo nên thứ gì đó.
Sao Kim với hơn 15 năm kinh nghiệm làm việc cùng 10000+ khách hàng, chúng tôi sẵn sàng giúp bạn thiết kế nhận diện thương hiệu, xây dựng bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp, nhất quán, có ý nghĩa và nổi bật giữa hàng trăm đối thủ.
Follow các bài viết chất lượng Sao Kim tại:
Blog Sao Kim, Cẩm Nang Sao Kim
Facebook: Sao Kim Branding
Case study Behance: Sao Kim Branding
SAOKIM BRANDING
Tel: 0964.699.499
Website: www.saokim.com.vn
Email: contact@saokim.com.vn