EnglishVietnamese

Thương hiệu địa phương là gì? Hiểu đúng dưới góc nhìn chuyên gia

3.066 lượt xem

Xây dựng Thương hiệu địa phương cũng quan trọng tương tự làm thương hiệu cho doanh nghiệp, nhằm thu hút Nhà đầu tư và Khách du lịch với hình ảnh hấp dẫn và định vị rõ ràng. 

Nhưng hiện tại, đa số các địa phương tại Việt Nam mới chỉ tập trung khai thác lợi thế cạnh tranh về cảnh quan, con người… các thành phần đơn lẻ mà chưa đầu tư một chiến lược bài bản, nhất quán nên không mang lại hiệu quả như mong muốn.

Xây dựng thương hiệu địa phương - Place Branding

Nhận thức được vấn đề này, đã có một số địa phương tìm đến Sao Kim để tìm lời giải cho việc xây dựng thương hiệu địa phương, thúc đẩy tỉnh nhà phát triển.

Ở bài viết này, Sao Kim sẽ cung cấp cho bạn một số kiến thức về xây dựng thương hiệu địa phương dựa vào kinh nghiệm triển khai thực tế và phân tích một số case study nổi bật trên thế giới.

1. Thương hiệu địa phương là gì?

Thương hiệu địa phương (Place branding hay Destination Branding/Location Branding) là khái niệm xoay quanh việc làm thương hiệu cho tất cả mọi yếu tố liên quan đến địa phương ấy: địa lý, đặc sản, truyền thống văn hóa… 

Việc ứng dụng những yếu tố liên quan đến thương hiệu địa phương sẽ làm tăng giá trị khu vực với mục tiêu quảng bá khu vực trở thành nơi thu hút đầu tư, điểm đến du lịch hay thậm chí là một nơi sống lý tưởng.

2. Lợi ích xây dựng thương hiệu địa phương

Thương hiệu Nâng cao giá trị địa phương (Nguồn: Vietnam Tourism)

Thương hiệu nâng cao giá trị địa phương (Ảnh: Vietnam Tourism)

Một địa phương sau khi tạo dựng thương hiệu sẽ tạo nên: 

  • Hình ảnh tích cực: Góp phần xây dựng hình ảnh cho một quốc gia thân thiện và nhiều tiềm năng. 
  • Sự khác biệt, độc đáo: Quảng bá được những đặc tính riêng biệt của địa phương sẽ là yếu tố quyết định sự thành công của chiến dịch xây dựng thương hiệu địa phương.
  • Khả năng thu hút khách du lịch đến với địa phương: Tăng độ nhận diện và phân biệt địa phương với các khu vực khác, qua đó tạo ra lợi thế cạnh tranh nhất định.
  • Nâng cao hình ảnh văn hoá, di sản tại địa phương: Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh – PCI.
  • Nâng cao giá trị đời sống tại địa phương: Tăng lượng số du khách, đầu tư và chú ý của truyền thông đến địa phương.
  • Mang lại nhiều cơ hội phát triển kinh tế lâu dài và bền vững: Thúc đẩy nền kinh tế phát triển và giảm thiểu những rủi ro đầu tư thiếu trọng điểm, dàn trải.

3. 5 Yếu tố xây dựng thương hiệu địa phương 

Gia tăng các hoạt động sản xuất tại địa phương (Nguồn: Báo Thanh Tra)

Gia tăng các hoạt động sản xuất tại địa phương (Ảnh: Báo Thanh Tra)

Sau đây Sao Kim chọn lọc 5 yếu tố nền tảng để xây dựng thương hiệu như sau:

  • Tạo ra một tầm nhìn chung cho tương lai: Định hướng phát triển của địa phương ở thời điểm hiện tại và tiềm năng của khu vực.
  • Xây dựng một hình ảnh nhất quán: Tăng sự nhận diện và phủ sóng của địa phương.
  • Nâng cao nhận thức về định vị: Củng cố hình ảnh của một địa phương toàn diện và luôn sẵn sàng học hỏi để sánh vai với bạn bè quốc tế.
  • Gỡ bỏ các quan niệm cố hữu bất lợi: Gia tăng những quan điểm tích cực về địa phương.
  • Thay đổi nhận thức về hình ảnh yếu kém: Nâng cao khái niệm và kiến thức về địa phương trong và ngoài nước.

Đọc thêm: Cách viết tầm nhìn và sứ mệnh

4. Sự khác biệt giữa xây dựng thương hiệu địa phương với thương hiệu doanh nghiệp

Sau đây, Sao Kim đưa ra đánh giá điểm khác biệt giữa thương hiệu địa phương và thương hiệu doanh nghiệp để bạn nắm bắt:

Thương hiệu địa phương:

  • Quy mô lớn
  • Ảnh hưởng các yếu tố: kế hoạch kinh tế, hoạt động văn hóa & xã hội: (1) Cơ sở hạ tầng, (2) Điểm nổi bật, đặc trưng, (3) Con người (cư dân, doanh nghiệp, chính quyền), (4) Chất lượng cuộc sống”
  • Chính phủ, nhà đầu tư, du khách, người dân địa phương và giới truyền thông
  • Ảnh hưởng đến chính trị và kinh tế của toàn bộ thành phố, quận, huyện, xã phường
  • Ứng dụng qua định vị, nhận diện thương hiệu (bảng biển, Profile) và chiến thuật truyền thông (quảng cáo, tài trợ…)

Thương hiệu doanh nghiệp:

  • Quy mô linh hoạt (nhỏ, vừa, lớn) theo đặc thù doanh nghiệp
  • Khách hàng sẽ được xác định bởi các yếu tố cụ thể như độ tuổi, giới tính và thu nhập
  • Ảnh hưởng đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp và các thương hiệu nhánh thuộc doanh nghiệp đó
  • Ứng dụng nhận diện thương hiệu văn phòng (phong bì, danh thiếp…), điểm bán (biển hiệu cửa hàng, standee, POS…) và truyền thông thương hiệu (quảng cáo, tài trợ…)

5. Case study nổi tiếng quốc tế thành công về việc xây dựng thương hiệu địa phương

5.1. Amsterdam – “I amsterdam”

Thủ đô Hà Lan Amsterdam được bình chọn là thành phố tốt thứ 2 trên thế giới trong một cuộc khảo sát với 27 nghìn người. Điều đã củng cố cho thứ hạng này có thể kể đến chiến dịch “I amsterdam”.

Xây dựng thương hiệu địa phương qua Chiến dịch “I amsterdam” (Nguồn: iNews)

Chiến dịch “I amsterdam” (Ảnh: iNews)

Chiến dịch tái định vị thương hiệu “I amsterdam” được tạo ra nhằm thay thế hình tượng Amsterdam cổ kính, truyền thống với hình tượng Amsterdam trẻ trung và đa dạng. Amsterdam Partners ước tính biểu tượng logo “I amsterdam” được chụp lại hơn 8000 lần và trở thành địa điểm thu hút du khách nhất toàn thành phố.

5.2. Hàn Quốc – “Imagine your Korea” 

Chiến dịch “Imagine your Korea” là một chiến dịch định vị thương hiệu thành công của Hàn Quốc khi đất nước này đang dần thu hút được nhiều sự chú ý từ truyền thông quốc tế.

Xây dựng thương hiệu địa phương qua Chiến dịch “Imagine your Korea”

Chiến dịch “Imagine your Korea” (Ảnh: Brands Vietnam)

Mục tiêu chính của chiến dịch là để làm nổi bật văn hóa Hàn Quốc và tạo điểm khác biệt so với các điểm đến khác tại Đông Á và đạt 20 triệu lượt khách vào năm 2020.

Để thực thi thành công chiến dịch, Logo và một loạt các hoạt động truyền thông như TVC, Website, Sales Kit… 

Tận dụng sự bùng nổ của làn sóng Hallyu, chỉ ngay sau khi chiến dịch được khởi động vào năm 2014, số lượng du khách đã tăng 16,6% so với năm trước.  

Đọc thêm: Kế hoạch truyền thông IMC – Giải pháp lan tỏa thông điệp mạnh mẽ

5.3. Thái Lan – “I Hate Thailand”

Năm 2014, Tổng cục du lịch Thái Lan đã sản xuất một video mang tên “I hate Thailand” (Tôi ghét Thái Lan) dưới hình thức ẩn danh.

Chiến dịch được sản xuất nhằm xây dựng lại hình ảnh của đất nước nụ cười – Thái Lan trong mắt du khách quốc tế, trước bối cảnh nền du lịch quốc gia đang nhanh chóng tuột dốc.

Xây dựng thương hiệu địa phương qua Chiến dịch “I Hate Thailand”

Chiến dịch “I hate Thailand” (Ảnh: Cafebiz)

Chiến dịch này như gửi đến du khách lời nhắn rằng “Đừng đến Thái Lan, bạn chắc chắn sẽ yêu đất nước này”. Kết quả là Thái Lan đã hồi phục 15.9% ngành du lịch trong năm tới và chiến dịch thành công ẵm giải Adfest 2015 – giải thưởng danh giá về quảng cáo.

Một số quốc gia khác: 

Xây dựng thương hiệu địa phương qua Chiến dịch “I Love New York”

Quảng cáo thương hiệu I Love New York trên báo chí

Quảng cáo thành phố Porto, Bồ Đào Nha (Nguồn: Pinterest)

Quảng cáo thành phố Porto, Bồ Đào Nha (Ảnh: Pinterest)

Quảng bá du lịch của thành phố Manado, Indonesia trên Instagram (Nguồn: dribbble)

Quảng bá du lịch của thành phố Manado, Indonesia trên Instagram (Ảnh: dribbble)

6. Case xây dựng thương hiệu địa phương nổi tiếng tại Việt Nam 

6.1. Quảng Ninh – “Nụ cười Hạ Long”

Tiếp tục sử dụng lợi thế tự nhiên nổi trội là Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh đào sâu thêm vào từ giá trị của con người ở vùng đất này để tăng giá trị cảm xúc và nhân văn. 

Hạ Long xây dựng thương hiệu địa phương qua chiến dịch "Nụ cười Hạ Long"

Chiến dịch “Nụ cười Hạ Long” (Ảnh: Brands Vietnam)

Tỉnh đã xây dựng thành công chiến dịch “Nụ cười Hạ Long” xoay quanh hình ảnh người dân Quảng Ninh với nụ cười niềm nở, chân thành thể hiện sự mến khách và lịch thiệp.

6.2. TP. Hồ Chí Minh – “Hello Ho Chi Minh city”

Chiến dịch được triển khai từ tháng 10/2020 đến tháng 1/2021 với nhiều điểm mới, từ logo nhận diện đến sản phẩm du lịch, từ đó nâng chất các sản phẩm du lịch hiện tại như du lịch y tế, du lịch đường thủy, du lịch lịch sử, văn hóa nghệ thuật và ẩm thực.

Chiến dịch hướng đến mục tiêu xây dựng thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị du lịch, nơi du khách trải nghiệm những giá trị khác biệt của di sản văn hóa, lối sống trong một thành phố an toàn, thông minh.

TP HCM xây dựng thương hiệu địa phương qua chiến dịch "Hello Ho Chi Minh City"

Chiến dịch “Hello Ho Chi Minh city” (Ảnh: Vtrip)

> Tham khảo thêm: Bộ nhận diện thương hiệu là gì?

6.3. Xây dựng thương hiệu du lịch Lạng Sơn

Đến với trung tâm xúc tiến du lịch Tỉnh Lạng Sơn, bài toán của Sao Kim bao gồm: Thiết kế Logo, Sáng tác Slogan và Nhận diện thương hiệu làm sao thể hiện được nét đặc trưng, mục đích mời gọi du khách, sự tò mò, khám phá vùng đất này.

Biểu tượng Logo là hình ảnh cách điệu của ngọn núi Mẫu Sơn hùng vĩ, giao hòa của mây núi, đất trời. Điểm nhấn bông hoa đào mùa xuân thể sức sống mãnh liệt, vượt qua gió rét khắc nghiệt, tràn đầy sức sống, khát vọng và niềm tin tươi sáng.

Logo ngành du lịch Lạng Sơn thiết kế bởi Sao Kim

Logo ngành du lịch Lạng Sơn thiết kế bởi Sao Kim

Đồng thời, đội ngũ thiết kế của Sao Kim đã cho ra mắt Logo mang hình ảnh mô phỏng lại hai yêu cầu trên và kèm theo đó là Mascot “Bé Đào” trẻ trung, tươi vui lấy cảm hứng từ quả đào, đặc sản của vùng đất này.

Mascot ngành du lịch Lạng Sơn thiết kế bởi Sao Kim

Mascot ngành du lịch Lạng Sơn thiết kế bởi Sao Kim

Biển quảng cáo ngành du lịch Lạng Sơn thiết kế bởi Sao Kim

Biển quảng cáo ngành du lịch Lạng Sơn thiết kế bởi Sao Kim

6.4. Xây dựng thương hiệu du lịch Cà Mau

Đến với Sao Kim, sở ban ngành Cà Mau giao bài toán về xây dựng thương hiệu tỉnh trong đó bắt đầu từ chiến lược định vị thương hiệu, thiết kế hình ảnh Logo và nhận diện thương hiệu từng điểm chạm nhỏ nhất như Ấn phẩm du lịch, Thương mại, Đầu tư, Sân bay Banner Cổng chào Tỉnh, Thiệp Chúc Tết…

Xây dựng thương hiệu Du lịch Cà Mau

Ấn phẩm du lịch Cà Mau được thiết kế bởi Sao Kim Branding

Ấn phẩm thương mại, đầu tư Cà Mau thiết kế bởi Sao Kim

Ấn phẩm thương mại, đầu tư Cà Mau thiết kế bởi Sao Kim

Tổng kết

Hiểu về khái niệm thương hiệu địa phương là phải nắm bắt được cả kiến thức và các giai đoạn xây dựng và tiếp thị thương hiệu.

Sao Kim mong rằng với bài viết này, bạn sẽ hiểu được rõ hơn về thương hiệu địa phương và tầm quan trọng của nó trong việc nâng cao nhận thức về khu vực.

Từ những kiến thức chuyên sâu này, bạn có thể áp dụng được trong chiến lược xây dựng thương hiệu địa phương của mình để tạo lợi thế cạnh tranh riêng biệt và trở nên thu hút hơn với các nhà đầu tư.

> Đăng ký ngay tư vấn chiến lược thương hiệu để được hỗ trợ trong việc xác định vấn đề doanh nghiệp và hoạch định kế hoạch truyền thông tối ưu!

Follow các bài viết chất lượng của Sao Kim tại:

Blog Sao Kim, Cẩm Nang Sao Kim

Facebook: Sao Kim Branding

Case study Behance: Sao Kim Branding

#SaoKim #SaoKimBranding #XayDungThuongHieu #ThuongHieu #ChienLuocThuongHieu  #ThuongHieuDiaPhuong

Nhấn Quan tâm Zalo của Sao Kim Branding để nhận thêm các tài liệu độc quyền về xây dựng thương hiệu, marketing và kinh doanh:
Share:
Giải pháp & dịch vụ dành cho bạn
Xây dựng chiến lược

Tư vấn và giúp xây dựng chiến lược thương hiệu tinh gọn và mạnh mẽ

Thiết kế logo

Thiết kế và sáng tạo logo đáp ứng chiến lược thương hiệu

Thiết kế nhận diện

Tối ưu nhận diện thương hiệu tại các điểm chạm với đối tượng mục tiêu

Thiết kế website

Thiết kế website chuẩn nhận diện thương hiệu, chuẩn UX/UI, chuẩn Sales, chuẩn Marketing, chuẩn SEO

Marketing tinh gọn

Giải pháp phòng marketing tinh gọn. Tối ưu tài nguyên, tối ưu hiệu quả marketing.

Truyền thông thương hiệu

Tư vấn và triển khai chiến dịch truyền thông thương hiệu sáng tạo. Truyền thông đúng, trúng và đủ

Sẵn sàng để tăng doanh số bán hàng 200%

Hàng nghìn doanh nghiệp đã tin tưởng lựa chọn Sao Kim và gặt hái được nhiều thành công. Bạn có muốn trở thành một trong số họ không?

Bài viết liên quan

Kết nối ngay với Sao Kim

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

sao-kim-branding.png


    Vui lòng điền đáp án bằng số:

    0964 699 499