Xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp, tập đoàn đòi hỏi phương pháp luận, công cụ và mô hình phù hợp. Hãy cùng Sao Kim tìm hiểu các mô hình phổ biến trong xây dựng thương hiệu dưới đây.
Mô hình khác biệt hóa thương hiệu
Để được nhận biết và ghi nhớ, thương hiệu phải sở hữu sự khác biệt. Điểm khác biệt thương hiệu phải thỏa mãn là những thế mạnh tiêu biểu, là điều có ý nghĩa và khơi gợi nhu cầu khách hàng nhưng cũng là điểm mà đối thủ không có hoặc doanh nghiệp cần làm tốt hơn đối thủ.
Mô hình khác biệt hóa thương hiệu sử dụng trong Corporate Branding
Mô hình Ngôi nhà thương hiệu
Nếu như thương hiệu là tập hợp các khái niệm và liên tưởng của khách hàng mục tiêu về doanh nghiệp hay sản phẩm, thì việc xây dựng thương hiệu chính là việc định hình cho những khái niệm, liên tưởng đó nhằm mục đích phát triển kinh doanh.
Có nhiều mô hình dùng để xây dựng nền tảng thương hiệu. Trong đó, mô hình Ngôi nhà thương hiệu (Brand house) được sử dụng phổ biến trong xây dựng thương hiệu doanh nghiệp (Corporate branding).
Mô hình ngôi nhà thương hiệu bao gồm các thành tố: Bối cảnh thị trường (Market situation); Khách hàng mục tiêu (Target audience), Cốt lõi thương hiệu (Brand essence), Tính cách thương hiệu (Brand personality), Định vị thương hiệu (Brand positioning), Lợi ích thương hiệu (Brand Pillars, Brand Benefits) và Lý do để tin tưởng (Reason to believe).
Mô hình Ngôi nhà thương hiệu (Nguồn: Sao Kim Branding)
Mô hình ngôi nhà thương hiệu cho chúng ta một công cụ quản trị thương hiệu từ cả góc nhìn hướng nội (Các khái niệm về thương hiệu) lẫn cả hướng ngoại (Bối cảnh thị trường thương hiệu tham gia).
Mô hình kiến trúc thương hiệu
Kiến trúc thương hiệu là cách doanh nghiệp hoạch định, tổ chức, quản lý mối quan hệ giữa thương hiệu doanh nghiệp với các thương hiệu thành phần khác. Dưới đây là một số loại kiến trúc thương hiệu phổ biến:
- Gia đình thương hiệu (Branded House): Thương hiệu con khác ngành và sử dụng nhận diện biến thể nhưng vẫn bao gồm tên và mang bản sắc của thương hiệu mẹ.
- Thương hiệu nhánh (Sub-Brands): Tên thương hiệu mẹ xuất hiện trong thương hiệu con, hoạt động trong cùng một ngành và có giá trị cốt lõi như nhau.
- Thương hiệu bảo trợ (Endorsed Brands): Tên thương hiệu mẹ xuất hiện (một phần hoặc được chú thích) trong thương hiệu con (có nét tương đồng và bổ trợ cho thương hiệu mẹ), nhưng có cùng giá trị và được chứng thực bởi thương hiệu mẹ.
- Ngôi nhà thương hiệu (House of Brands): Thương hiệu con độc lập hoàn toàn từ ngành hàng đến giá trị cốt lõi.
- Kiến trúc hỗn hợp (Hybrid): Kết hợp của kiểu Branded House và House of Brands (hoặc cả Sub-Brands). Đây là kiểu kiến trúc phổ biến thường gặp nhất ở các tập đoàn.
Mô hình mở rộng thương hiệu
Mở rộng thương hiệu giúp doanh nghiệp gia tăng hình ảnh thương hiệu, tăng độ bao phủ thị trường. Khi mở rộng thương hiệu, doanh nghiệp cần lưu ý về tính phù hợp lĩnh vực mới, mức độ tương thích của giá trị ngành hàng, nhằm gia tăng giá trị và sức mạnh tổng thể của thương hiệu tổng công ty, tập đoàn (Corporate Branding).
Mở rộng thương hiệu cần cân nhắc về lĩnh vực mở rộng và độ tương thích của ngành hàng (Nguồn: Sao Kim Branding)
Quy trình xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp, tập đoàn
Một quy trình xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, tập đoàn nên đi theo 5 bước sau đây để đạt hiệu quả:
Bước 1: Nghiên cứu bối cảnh thương hiệu
Đây là bước khởi đầu quan trọng trong việc tạo nền móng và tìm kiếm cơ hội đột phá cho thương hiệu. Theo sát quy tắc 4C để việc nghiên cứu & phân tích được sâu sắc hơn gồm: Phân tích ngành hàng (Category), Phân tích hiện trạng doanh nghiệp (Company), Phân tích đối thủ trên thị trường (Competitor), Phân tích khách hàng mục tiêu (Customer).
Sao Kim Branding tự hào giúp hàng nghìn khách hàng xây dựng thương hiệu mạnh
Bước 2: Xây dựng chiến lược thương hiệu
Xây dựng chiến lược thương hiệu cụ thể giúp doanh nghiệp có định hướng dài hạn về hình ảnh mà thương hiệu mong muốn khách hàng nhận biết về mình.
Một chiến lược thương hiệu sẽ gồm nhiều thành phần như: Cốt lõi thương hiệu, Định vị thương hiệu, Hình mẫu và tính cách thương hiệu, Câu chuyện thương hiệu, Tông giọng và phong cách thương hiệu …
Xem ngay: Mẫu chiến lược thương hiệu chuẩn, giúp bạn hoàn thiện bản chiến lược thương hiệu cho doanh nghiệp của bạn
Bước 3: Thiết kế nhận diện thương hiệu
Thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu cần phải đồng bộ, nhất quán để làm nổi bật tính cách thương hiệu đã được xây dựng trong bước 2.
Tùy theo mục đích phát triển và nhu cầu sử dụng công ty cần đến các hạng mục trong bộ nhận diện thương hiệu như: Nhận diện cơ bản (logo, slogan, màu sắc, guideline); Nhận diện văn phòng (danh thiếp, sổ tay, tài liệu form mẫu …); Nhận diện thương hiệu số (website, landing page, trang mạng xã hội, ads banner …); Nhận diện sản phẩm (bao bì, nhãn mác sản phẩm, trưng bày điểm bán …); Bộ sales kit bán hàng (profile công ty, catalogue sản phẩm, brochure …); Ấn phẩm Truyền thông – Marketing khác.
Bước 4: Truyền thông thương hiệu
Sau khi xây dựng xong chiến lược thương hiệu và thiết kế bộ nhận diện thương hiệu ấn tượng, chuyên nghiệp, việc tiếp theo trong xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, tập đoàn là tạo ra một chương trình truyền thông hiệu quả để quảng bá, phát triển thương hiệu.
Tại bước này việc quan trọng là nghiên cứu để tìm ra insight của khách hàng mục tiêu, từ đó đưa ra ý tưởng lớn, thông điệp truyền thông, lựa chọn kênh phù hợp, sáng tạo nội dung và quản trị triển khai hoạt động truyền thông thương hiệu.
Bước 5: Duy trì thương hiệu
Các hoạt động duy trì thương hiệu là cần thiết để củng cố thành quả của công tác truyền thông thương hiệu trước đó để nhận thức thương hiệu không bị suy giảm và lãng phí.
Sao Kim Branding luôn sẵn sàng đồng hành giúp các doanh nghiệp Việt nâng tầm thương hiệu, xây dựng lợi thế cạnh tranh bền vững.
Theo VTV
Follow các bài viết chất lượng của Sao Kim tại:
Blog Sao Kim, Cẩm Nang Sao Kim
Facebook: Sao Kim Branding
Case study Behance: Sao Kim Branding
#SaoKim #SaoKimBranding #SaoKimGroup