Employer Branding (Xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng) đang là xu hướng chính giúp doanh nghiệp thu hút được các nhân tài hàng đầu, giữ chân họ và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ, bền vững.
Thương hiệu nhà tuyển dụng là một khái niệm không mới tại Việt Nam, nhưng vấn đề này liên quan đến cốt lõi doanh nghiệp và nhiều doanh nghiệp chưa biết cách triển khai đúng dẫn tới hiệu quả chưa cao.
Hôm nay, hãy cùng Sao Kim tìm hiểu thương hiệu nhà tuyển dụng là gì và 6 bước đơn giản để xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng.
1. Thương hiệu nhà tuyển dụng là gì?
Xây dựng Thương hiệu nhà tuyển dụng (Employer Branding) là quá trình định hình và xây dựng nhận thức của ứng viên tiềm năng về doanh nghiệp.
Không giống như thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu nhà tuyển dụng chủ yếu được hình thành thông qua văn hóa nội bộ và được truyền cảm hứng bằng mục đích thương hiệu.
Theo Báo cáo thị trường tuyển dụng 2021 của TopCV:
Mức độ cần thiết của thương hiệu tuyển dụng theo quy mô doanh nghiệp (Nguồn: TopCV)
Bạn có thể thấy, các doanh nghiệp nhận thức được rõ sự cần thiết, doanh nghiệp có quy mô càng lớn càng cần xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng.
Mức độ cần thiết của thương hiệu tuyển dụng theo lĩnh vực (Nguồn: TopCV)
Một thương hiệu nhà tuyển dụng mạnh là cách thức thu hút ứng viên tiềm năng hiệu quả nhất trong thị trường nhân lực đầy cạnh tranh.
Khi doanh nghiệp xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng tốt, trước tiên, doanh nghiệp sẽ tiếp cận được nhiều những ứng viên có giá trị phù hợp. Sau đó, chính những ứng viên này sẽ thay mặt doanh nghiệp hoàn thành lời hứa thương hiệu.
Kinh doanh lấy khách hàng làm trung tâm cần phải bắt đầu từ việc đưa nhân viên làm trung tâm
Do đó, để đạt được mục đích cuối cùng, doanh nghiệp cần phải tập trung vào nhân viên.
Hơn nữa, khi tuyển được nhiều ứng viên có giá trị phù hợp, người mới nhanh chóng hòa hợp với người cũ từ đó xây dựng môi trường làm việc hiệu quả và tăng năng suất công việc.
Vậy, làm thế nào để xây dựng nhận thức thương hiệu nhà tuyển dụng trong tâm trí nhóm ứng viên tiềm năng của bạn?
2. Vấn đề cần xem xét khi xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng?
Lương thưởng và phúc lợi là yếu tố cốt lõi.
Khi “ví tiền” của nhân viên đáp ứng cuộc sống của họ. Những thứ tiếp theo mới thực sự có ý nghĩa.
Theo Báo cáo của Vietnamworks (2021):
Lương & Chế độ phúc lợi là yêu tố quan trọng hàng đầu (Nguồn: Vietnamworks)
Nhưng ngược lại, 40% người được khảo sát cũng cho rằng họ có thể chọn Thương hiệu tuyển dụng thay vì Lương & chế độ phúc lợi.
Tuy nhiên, ở các cấp độ khác nhau, mong muốn và khả năng chấp nhận cũng khác nhau. Trong đó, lộ trình sự nghiệp rõ ràng, các chương trình đào tạo leadership hoặc sự linh hoạt trong công việc vẫn có đóng góp không nhỏ đến quyết định của họ.
Các yếu tố của thương hiệu tuyển dụng được đánh giá cao (Nguồn: Vietnamworks)
Có thể thấy Môi trường văn hóa làm việc là lựa chọn hàng đầu sau Lương & Chế độ phúc lợi. Đây là yếu tố cốt lõi các doanh nghiệp cần tập trung khi xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng.
Có một điểm đặc biệt, hầu hết các thương hiệu lớn đều giám sát chặt chẽ những tác động đến môi trường, cam kết với cộng đồng và minh bạch tài chính. Tuy nhiên, để thu hút ứng viên tiềm năng thì trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) mới là yếu tố cân nhắc hàng đầu.
Theo một nghiên cứu của Cone Communications đi chỉ ra rằng:
- Có 75% thế hệ Gen Y chấp nhận giảm lương để làm việc cho doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội.
- Có 76% xem xét đến những cam kết về môi trường và xã hội của một doanh nghiệp trước khi quyết định làm việc tại đó.
- Có 64% sẽ không làm việc tại nơi mà doanh nghiệp không có trách nhiệm với các hoạt động tài chính.
Có thể nói rằng, những nhân viên hạnh phúc sẽ là những người ủng hộ thương hiệu tốt nhất cho doanh nghiệp. Trên thực tế, chính nhân viên của bạn có thể xây dựng hoặc phá vỡ khi nói đến nỗ lực xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng hay sự gắn bó và duy trì đội ngũ hiện tại.
Và một khi bạn không thu hút được các ứng viên phù hợp, rất có thể họ sẽ nhanh chóng rời bỏ và tạo ra làn sóng xấu.
Nhưng cũng phải xem lại, lý do nào họ đã rời bỏ doanh nghiệp để biết điều chỉnh phù hợp.
7 Lý do hàng đầu khiến nhân viên rời bỏ doanh nghiệp (Nguồn: TopCV)
Yếu tố đầu tiên khiến nhân viên rời bỏ doanh nghiệp là công việc hiện tại ít có khả năng phát triển. Và họ xem xét điều này rất nhanh (gần 70% người được khảo sát xem xét việc làm mới mỗi quý, mỗi tháng …), không phải 1 năm, 2 năm như các nhà tuyển dụng vẫn nghĩ.
Người lao động thường xuyên cập nhật việc làm và sẵn sàng đón nhận cơ hội mới mỗi tháng/ quí
Một số bằng chứng nghiên cứu của SHRM về thương hiệu nhà tuyển dụng cũng chỉ ra rằng:
- Có 55% ứng viên khi đọc một đánh giá tiêu cực đã quyết định không nộp đơn xin việc đến doanh nghiệp đó.
- Có 1 trong 3 người tìm việc cho biết họ đã chia sẻ ít nhất 1 đánh giá tiêu cực về nhà tuyển dụng trước đây.
- Việc sở hữu một danh tiếng xấu khiến các nhà tuyển dụng phải trả thêm ít nhất 10% cho mỗi lần tuyển ứng viên mới.
Vì vậy, có thể nói ý kiến của nhân viên là rất quan trọng khi bạn muốn xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng vững mạnh.
3. 6 Bước xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng
Không có bất kỳ công thức chung nào cho việc xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng thành công. Tất cả phụ thuộc vào mục tiêu của doanh nghiệp và chiến lược thương hiệu.
Bước 1: Hiểu doanh nghiệp của bạn
Xem xét lại những yếu tố cốt lõi của thương hiệu bao gồm: mục đích, tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi,… Chúng có thực sự phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp nói chung? Và liệu doanh nghiệp của bạn có đủ năng lực để thực hiện mục tiêu đó không?
Đọc thêm: Cách viết tầm nhìn và sứ mệnh phù hợp với giá trị cốt lõi
Bước 2: Đánh giá thương hiệu nhà tuyển dụng
Hãy tiến hành nghiên cứu nội bộ và bên ngoài về tình trạng hiện tại của thương hiệu hoặc tốt nhất, bạn có thể thuê đơn vị kiểm toán thương hiệu bên ngoài để làm việc này. Họ sẽ giúp bạn nắm được những việc bạn đã thực hiện tốt và đâu là điểm cần hoàn thiện.
Trả lời một số câu hỏi:
- Làm thế nào để thương hiệu của bạn được thị trường lao động nhìn nhận?
- Cách mà thương hiệu cạnh tranh với các đối thủ khác?
- Làm thế nào để thương hiệu của bạn được nhân viên đánh giá cao?
Bước 3: Xác định Employee Value Proposition (EVP)
Employee Value Proposition (EVP) là hoạt động đề xuất vị giá trị nhân viên sẽ giúp xác định giá trị thương hiệu của bạn và đảm bảo rằng chúng giúp doanh nghiệp trở thành đặc biệt nhất.
Đề xuất giá trị cụ thể nhắm trực tiếp vào nhân viên của bạn để nói lên lý do vì sao doanh nghiệp của bạn là nơi được nhiều ứng viên lựa chọn.
5 Thành phần của EVP
Trong đó:
- Thu thập: Phần cốt lõi mà một nhân viên muốn nhận được. Không chỉ là thu nhập ban đầu mà còn là mức thu nhập theo phạm vi công việc tham gia, tăng trưởng theo thời gian. Đảm bảo thu nhập ứng viên nhận được có sức cạnh tranh với đối thủ.
- Phúc lợi: Các phúc lợi bổ sung có thể làm cho EVP của một tổ chức thực sự nổi bật so với những doanh nghiệp khác. Các đặc quyền độc đáo chứng minh cho ứng viên thấy rằng làm việc tại doanh nghiệp của bạn hơn hẳn doanh nghiệp khác.
- Môi trường làm việc: Một môi trường làm việc tích cực, cởi mở và hòa nhập là điều cần thiết để nhân viên cảm thấy được trân trọng, gắn bó và làm việc hiệu quả. Hơn thế nữa, công việc và cuộc sống cần được cân bằng, nhân viên đi làm để “thực sự sống”, không phải đi làm để bằng mọi giá đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Phát triển nghề nghiệp: Nhân viên sẽ chọn những doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư vào họ. Nếu doanh nghiệp giúp họ tăng trưởng và phát triển, nhân viên sẽ ở lại lâu hơn và đạt được nhiều thành tựu hơn.
- Văn hóa: Thông thường, điểm khác biệt lớn nhất giữa các doanh nghiệp là văn hóa của họ. Mọi người đều muốn làm việc trong một nền văn hóa đích thực, hòa nhập, nơi nhân viên có thể có tâm lý thoải mái nhất khi làm việc.
Nghiên cứu và xác định những giá trị phù hợp để tiến hành thay đổi thực sự, cho ứng viên thấy và nhận được giá trị đúng với những gì bạn tuyên bố. Bởi giữ nhân viên gắn bó bằng còn quan trọng hơn nhiều lần tuyển được họ.
Bước 4: Truyền thông
Thương hiệu nhà tuyển dụng được hình thành chủ yếu từ trong nội tại, tuy nhiên nếu bước đầu không tiếp cận được nhóm ứng viên phù hợp công việc xây dựng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Do đó, khi bạn đã bước đầu xác định EVP và tái tổ chức trong nội bộ, hãy thực hiện truyền thông để chủ động thu hút nhóm ứng viên tiềm năng.
Bạn có thể thực hiện truyền thông thông qua Website hay mạng xã hội như Facebook, Linkedin, Youtube.
Hoặc tùy thuộc vào nhóm đối tượng bạn nhắm đến, nếu họ trẻ Tiktok là một kênh rất phù hợp.
Ngoài ra, hãy xây dựng mối quan hệ với các trang tuyển dụng, đăng thông tin đầy đủ là một cách tiếp cận nhanh với nhóm đối tượng đang tìm việc.
Bước 5: Xây dựng sự gắn bó của nhân viên
Bước tiếp theo là giữ chân nhân viên ở lại với doanh nghiệp. Để giữ chân nhân viên, doanh nghiệp cần phải luôn có thứ nhân viên muốn, đây là một số cách:
- Cung cấp giá trị nhiều hơn cam kết
- Xây dựng nhân viên là trung tâm (bên trong) để đạt mục tiêu khách hàng là trung tâm (bên ngoài)
- Liên tục cải tiến quy trình, phương pháp làm việc. Hướng tới dễ dàng hơn, hiệu quả hơn
- Tạo điều kiện chia sẻ ý tưởng với lãnh đạo và trình bày trước tổ chức
- Cổ cũ nhân viên chia sẻ cảm nhận và trải nghiệm họ có với doanh nghiệp lên mạng xã hội
- Thiết kế trải nghiệm nhân viên, trải nghiệm thương hiệu phù hợp
- Đảm bảo quy trình xây dựng phù hợp với chiến lược thương hiệu của bạn
- Cung cấp các chương trình đào tạo liên tục để họ không ngừng phát triển
Bước 6: Đo lường, đánh giá & tối ưu
Điều quan trọng khi xây dựng thương hiệu là cần phải thiết lập hoạt động theo dõi, đo lường và đánh giá định kỳ các hoạt động đang triển khai. Tiến hành khảo sát, đo lường chỉ số hạnh phúc của nhân viên để nhận biết vấn đề nào đang tồn tại, sau đó tìm cách tối ưu.
Đăng ký nhận nội dung hữu ích, mới nhất từ Sao Kim Branding!
4. Ví dụ về thương hiệu nhà tuyển dụng mạnh
Hãy cùng tìm hiểu cách mà các doanh nghiệp lớn xây dựng thương hiệu tuyển dụng để thu hút các ứng viên tiềm năng trong 2 ví dụ dưới đây:
4.1. Techcombank
Tại Việt Nam, Techcombank là một thương hiệu tuyển dụng thu hút ứng viên hàng đầu, không chỉ vì mức thu nhập khủng của nhân viên và nhiều chế độ phúc lợi khác mà có một điểm đặc biệt tôi muốn chia sẻ cho bạn.
Trước đây, tuyển dụng vào các ngân hàng tại Việt Nam luôn bị ấn tượng bởi “xin việc, đi cửa sau”. Nhưng với chiến lược khác biệt của mình Techcombank quyết định thay đổi mạnh mẽ bằng hoạt động tuyển dụng công khai, minh bạch với quy mô lớn.
Techcombank đã xây dựng chương trình tuyển dụng và lộ trình phát triển rõ ràng giúp thu hút chục ngàn ứng viên mỗi đợt tuyển dụng tập trung.
Nếu để trả lời câu hỏi “Liệu Techcombank có cần số lượng lớn nhân sự như vậy không?” thì câu trả lời là không. Techcombank đã đánh vào đúng tâm lý và họ có rất nhiều ứng viên tốt để lựa chọn.
Có lượng lớn nhân sự chất lượng đã giúp uy tín và danh tiếng của Techcombank bứt phá, vượt lên trên Big4 trong 10 năm trở lại đây.
4.2. Tesla
Chắc bạn không xa lạ gì với cái tên tesla bởi Elon Musk quá nổi tiếng. Nhưng tại sao tôi lại nhắc đến ví dụ này khi môi trường làm việc ở Tesla được coi là khắc nghiệt và CEO rất tai tiếng?
Có 2 điểm quan trọng Tesla là được:
- Thu nhập cao top đầu
- Truyền cảm hứng thay đổi thế giới
Nếu nói đến thu nhập cao, Tesla chưa phải doanh nghiệp trả lương trung bình cao nhất. Nhưng hiếm có doanh nghiệp nào có thể truyền cảm hứng mạnh mẽ như Tesla.
Chính vì tin rằng mình đang góp phần làm thay đổi mạnh mẽ thế giới, khiến thế giới trở nên tốt đẹp hơn đã thôi thúc các ứng viên giỏi nhất gia nhập và chịu đựng sự khắc nghiệt của môi trường làm việc.
Điều này để cho bạn thấy rằng, một số yếu tố của thương hiệu tuyển dụng có thể trở nên mạnh mẽ và mang tính quyết định lấn át cả các yếu tố khác.
Tạm kết
Qua đây, bạn có thể thấy xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng thành công cuối cùng cũng hướng đến người tiêu dùng. Thương hiệu tuyển dụng mạnh là khi nhân viên có thể bị thu hút vì những điều giống như khách hàng đã thấy.
Trong thị trường lao động cạnh tranh hiện nay, việc thu hút và giữ chân nhân viên giỏi là điều khá khó khăn. Vì vậy, một trong những cách tốt nhất để sở hữu ứng viên tài năng phù hợp với giá trị doanh nghiệp đó là xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng.
> Liên hệ với Sao Kim ngay nếu bạn cần tư vấn xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp.
Follow các bài viết chất lượng của Sao Kim tại:
Blog Sao Kim, Cẩm Nang Sao Kim
Facebook: Sao Kim Branding
Case study Behance: Sao Kim Branding
#SaoKim #SaoKimBranding #EmployerBranding #ThuongHieuNhaTuyenDung