EnglishVietnamese

12 Yếu tố quan trọng của chiến lược thương hiệu

1.873 lượt xem

Trong bài viết này, Sao Kim sẽ giúp bạn hiểu về 12 yếu tố quan trọng của chiến lược thương hiệu và cùng bạn xem một số thương hiệu lớn xây dựng các yếu tố này như thế nào.

12 yếu tố quan trọng của chiến lược thương hiệu góp phần xây dựng thương hiệu mạnh

12 yếu tố quan trọng của chiến lược thương hiệu góp phần xây dựng thương hiệu mạnh

Một chiến lược thương hiệu thành công cần được xây dựng và thực hiện tốt ở tất cả các chức năng kinh doanh, với mục tiêu đạt được hiệu quả tài chính, lợi thế cạnh tranh và trải nghiệm khách hàng được cải thiện.

Chiến lược thương hiệu là gì?

Chiến lược thương hiệu (Brand Strategy) là một kế hoạch dài hạn tập trung vào sự phát triển của một thương hiệu thành công. Kế hoạch này được các doanh nghiệp sử dụng để tạo ra một hình ảnh cụ thể giữa các khách hàng hiện tại và tiềm năng.

Khi tạo chiến lược thương hiệu, trước tiên doanh nghiệp nên đặt ra các mục tiêu kinh doanh. Các doanh nghiệp cũng nên xác định đối tượng mục tiêu, phân tích đối thủ cạnh tranh và phân tích bản thân doanh nghiệp điều này sẽ giúp củng cố hiệu quả của chiến lược thương hiệu. 

Vai trò của việc xây dựng và thực hiện chiến lược thương hiệu là trách nhiệm của bộ phận marketing của công ty. Tuy nhiên, tất cả mọi người trong công ty, từ quản lý cấp cao nhất đến nhân viên cấp dưới, đều là đại sứ thương hiệu và đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá thương hiệu thông qua hành động của họ.

Các loại chiến lược thương hiệu

  1. Chiến lược tập trung
  2. Chiến lược khác biệt hóa
  3. Chiến lược chi phí thấp
  4. Chiến lược làm mới thương hiệu
  5. Chiến lược tạo cảm xúc thương hiệu
  6. Chiến lược tiếp cận khách hàng tại mọi điểm chạm
  7. Chiến lược sáp nhập để mở rộng thị phần
  8. Chiến lược kết nối cảm xúc
  9. Chiến lược dựa vào Market Leader
  10. Chiến lược đề cao chất lượng dịch vụ

> Đọc chi tiết tại:  TOP 10 chiến lược xây dựng thương hiệu đỉnh cao

Tìm hiểu 12 Yếu tố quan trọng của chiến lược thương hiệu

1. Sứ mệnh – Tầm nhìn – Giá trị cốt lõi

Khi muốn có một chiến lược thương hiệu tuyệt vời, yếu tố nền tảng phải có là tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của thương hiệu.

Nếu chúng ta coi thương hiệu là một ngôi nhà thì sứ mệnh chính là mái nhà, tầm nhìn chính là những giàn cột, giá trị cốt lõi là những trụ cột để nâng đỡ ngôi nhà và tính cách thương hiệu chính là nền móng của ngôi nhà.

Mô hình Brand House minh họa thương hiệu
Mô hình Ngôi nhà Thương hiệu

1.1 Sứ mệnh thương hiệu (Mission)

Sứ mệnh thương hiệu (Mission) là việc ta xác định được mục đích ra đời và tồn tại của thương hiệu, trả lời cho câu hỏi “Tại sao thương hiệu này ra đời, tồn tại”. 

Theo Philip Kotler – Cha đẻ của Marketing hiện đại cho rằng “Công ty được lập ra để hoàn thành một sứ mệnh. Sứ mệnh của công ty chính là bản tuyên ngôn của công ty đó đối với xã hội, nó chứng minh tính hữu ích và các ý nghĩa trong sự tồn tại của công ty đối với xã hội.”

Việc xác định sứ mệnh thương hiệu đúng đắn đóng vai trò rất quan trọng cho sự thành công của một doanh nghiệp. Trước hết, sứ mệnh tạo cơ sở quan trọng cho việc lựa chọn đúng đắn các mục tiêu và chiến lược của công ty.

Mặt khác, sứ mệnh tạo lập và củng cố hình ảnh của thương hiệu trước công chúng xã hội, cũng như tạo ra sự hấp dẫn đến các đối tượng liên quan (khách hàng, cổ đông, đại lý, nhà cung cấp, ngân hàng, chính phủ…).

Một doanh nghiệp hiểu rõ sứ mệnh rõ ràng của mình sẽ càng nhiều cơ hội để thành công hơn.

Sứ mệnh thương hiệu

Tuyên bố Sứ mệnh trả lời câu hỏi “Tại sao chúng ta tồn tại? Cách chúng ta lập kế hoạch để đạt được tầm nhìn”

1.2 Tầm nhìn thương hiệu (Vision) 

Tầm nhìn thương hiệu (Vision) được hiểu là mục tiêu cuối cùng mà thương hiệu mong muốn hướng tới hay chinh phục trong khoảng thời gian thường là 5 đến 10 năm.

Vai trò của tầm nhìn như một thấu kính hội tụ tất cả sức mạnh của một thương hiệu vào một điểm chung. Doanh nghiệp thông qua tầm nhìn sẽ định hướng được đâu là việc cần làm và đâu là việc không cần làm của một thương hiệu. Tầm nhìn không chỉ giúp ích cho mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp mà còn giúp cán bộ nhân viên hiểu được phần nào trách nhiệm của họ.

Tầm nhìn thương hiệu

Tuyên bố Tầm nhìn trả lời câu hỏi “Chúng ta hướng tới đạt được mục tiêu gì?”

1.3 Cốt lõi thương hiệu (Brand Essence)

Cốt lõi thương hiệu (Brand Essence), hay còn gọi là tinh chất thương hiệu, là những gì đại diện cho thương hiệu ở lớp sâu sắc nhất. Cốt lõi thương hiệu thường có thể tóm tắt bằng một từ khoá, một khái niệm khi nhắc đến thương hiệu.

Theo Martin Roll – Tổng giám đốc Công ty VentureRepublic -một trong những công ty hàng đầu thế giới về tư vấn chiến lược thương hiệu cho rằng: “Bản chất thương hiệu là phần mô tả cốt lõi thương hiệu và tầm nhìn định hướng của thương hiệu.”

Cốt lõi thương hiệu đóng vai trò như la bàn hành động, cách cư xử và quá trình ra quyết định của thương hiệu.

Sẽ có lúc bạn và doanh nghiệp phải đưa ra những lựa chọn khó khăn. Nhưng, khi bạn có giá trị cốt lõi thương hiệu liên tục nhắc nhở về điều quan trọng đối với doanh nghiệp , thì việc đưa ra quyết định đúng đắn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Trên hết, cốt lõi thương hiệu giúp khách hàng, đối tác có cái nhìn rõ ràng và nhất quán về doanh nghiệp.

Giá trị cốt lõi của Sao Kim

Giá trị cốt lõi của Sao Kim

Tại Sao Kim, mọi thành viên của chúng tôi đều ý thức và trân trọng hướng về 6 giá trị cốt lõi “Tận tâm – Cam Kết – Sáng tạo – Hiệu quả – Hợp tác – Đam mê”.

Sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị của thương hiệu được xây dựng dựa trên nhau và cùng nhau hợp tác để xây dựng chiến lược thương hiệu vững chắc.

Đọc thêm: Cách viết tầm nhìn và sứ mệnh

2. Điểm khác biệt

Theo Wikipedia, Điểm khác biệt là quá trình phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ này với sản phẩm và dịch vụ khác, hấp dẫn hơn đối với một thị trường mục tiêu cụ thể. Điều này liên quan đến việc phân biệt với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh cũng như các sản phẩm của chính công ty.”

Theo nghiên cứu của Prezi, 80% người tiêu dùng quên thương hiệu chỉ sau 3 ngày. Khi nghe đến con số thống kê đáng kinh ngạc này, hãy nghĩ đến tất cả sản phẩm/ dịch vụ mà công ty bạn đã cung cấp trong vài năm qua. Tất cả có đủ để gây ấn tượng và khiến người tiêu dùng nhớ thương hiệu của bạn lâu hơn 3 ngày không?

Đó chính là lý do tại sao điểm khác biệt của thương hiệu so với đối thủ lại quan trọng đến vậy.

Để tạo ra điểm khác biệt thương hiệu, bạn cần tìm hiểu và xác định các điều sau đây:

  • Nghiên cứu kỹ lưỡng đối thủ cạnh tranh
  • Tiêu chí xếp hạng quan trọng nhất của người mua đối với sản phẩm/dịch vụ của bạn
  • Khả năng thỏa mãn thị trường 
  • Điểm mạnh thương hiệu của bạn
  • Điểm mạnh khác biệt của thương hiệu
  • Lợi thế cạnh tranh hiện tại của bạn sử dụng để tạo sự khác biệt
  • Lợi thế cạnh tranh tiềm năng của bạn sử dụng để tạo sự khác biệt.

Có thể bạn sẽ thích:

3. Định vị thương hiệu (Brand Positioning)

Định vị thương hiệu (Brand Positioning) là hình ảnh khác biệt được tạo dựng nhằm phân biệt thương hiệu này với thương hiệu khác, vừa có tính chất thu hút, hấp dẫn công chúng mục tiêu vừa làm cơ sở lâu dài cho việc xây dựng và quản trị thương hiệu.

Theo Philip Kotler, Định vị thương hiệu là tập hợp các hoạt động nhằm mục đích tạo ra cho sản phẩm và thương hiệu sản phẩm một vị trí xác định (so với đối thủ cạnh tranh) trong tâm trí của khách hàng.

Tiến trình định vị thương hiệu thông thường có 5 bước sau đây:

  • Bước 01: Nghiên cứu mục tiêu doanh nghiệp
  • Bước 02: Nghiên cứu khách hàng mục tiêu và đối thủ cạnh tranh
  • Bước 03: Xác định điểm khác biệt
  • Bước 04: Tạo tuyên bố định vị thương hiệu
  • Bước 05: Triển khai định vị mới

Trước khi bắt tay vào thực hiện định vị thương hiệu, bạn cần lên kế hoạch rõ ràng tùy thuộc vào thị trường cũng như tiềm lực của doanh nghiệp bạn. Sau đây là 09 phương pháp định vị thương hiệu phổ biến mà bạn có thể tham khảo:

  • Định vị dựa vào chất lượng
  • Định vị dựa vào tính năng
  • Định vị dựa vào đối thủ
  • Định vị dựa vào giá trị
  • Định vị dựa vào công dụng
  • Định vị dựa vào mối quan hệ
  • Định vị dựa vào vấn đề, giải pháp
  • Định vị dựa vào mong ước
  • Định vị dựa vào cảm xúc

Mercedes Benz định vị thương hiệu dựa vào chất lượng

Mercedes Benz định vị thương hiệu dựa vào chất lượng

Đọc thêm:

4. Hình mẫu thương hiệu

Hình mẫu thương hiệu (Brand Archetype) là thuật ngữ Nhà tâm lý học nổi tiếng Carl Jung nghiên cứu. Theo đó, từ 12 loại hình mẫu gắn liền với 12 nhóm nhu cầu căn bản nhất của con người: nhu cầu được yêu, nhu cầu được chăm sóc, nhu cầu được bồi dưỡng kiến thức,… 

Một thương hiệu mạnh là thương hiệu có khả năng vượt qua những thay đổi văn hóa; có thể mang đến những lợi ích to lớn cho doanh nghiệp. Như vậy câu hỏi đặt ra là: Những yếu tố nào làm nên một chiến lược thương hiệu mạnh?

Sao Kim tin rằng, hình mẫu thương hiệu (Brand Archetype) là một trong những công cụ hữu ích để tạo nên một chiến lược thương hiệu hoàn hảo. Hình mẫu thương hiệu sẽ thổi hồn vào thương hiệu, khiến mối quan hệ mua – bán đơn thuần giữa người dùng và doanh nghiệp trở thành sự liên kết về cảm xúc.

12 Hình mẫu thương hiệu phổ biến

12 Hình mẫu thương hiệu phổ biến

Sử dụng hình mẫu thương hiệu là cách mạnh mẽ nhất để nhân cách hóa và tạo sự khác biệt cho thương hiệu của bạn.

Trước khi áp dụng và xây dựng hình mẫu thương hiệu, bạn cần thật sự hiểu rõ thương hiệu bạn đại diện cho điều gì, thị trường mục tiêu ở đâu và liệu khách hàng sẽ suy nghĩ, cảm nhận như thế nào về thương hiệu của bạn.

Đồng thời, hãy cân nhắc thêm liệu doanh nghiệp của bạn muốn xây dựng nhận thức thương hiệu (Brand Awareness) như thế nào.

Nếu bạn muốn nắm rõ hơn về 12 hình mẫu thương hiệu và nên áp dụng hình mẫu nào cho chiến lược thương hiệu của bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây:

5. Tính cách thương hiệu (Brand Personality)

Theo Ben Harmanus , Giám đốc Thương hiệu của EMEA, đã nói: 

Tính cách thương hiệu(Brand Personality) là một tập hợp các đặc điểm của con người xác định một thương hiệu. Những đặc điểm này làm cho một thương hiệu khác biệt với những thương hiệu khác và làm cho thương hiệu đó trở nên độc nhất.”

Việc xây dựng tính cách thương hiệu làm đậm nét sự khác biệt của thương hiệu, khắc sâu vào sự ghi nhớ của khách hàng, thúc đẩy mua hàng, tạo cảm giác thân thiện và truyền tải được câu chuyện thương hiệu.

Chuyên gia thương hiệu Jennifer Aaker đã đề cập đến 5 khía cạnh khác biệt của tính cách thương hiệu trong một bài báo trên Tạp chí Nghiên cứu Tiếp thị năm 1997 đó là:

  • Chân thành
  • Sôi nổi
  • Năng lực
  • Tinh tế
  • Mạnh mẽ

Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để áp dụng tính cách thương hiệu phù hợp với hình mẫu thương hiệu? Và để trả lời câu hỏi đó bạn nên tham khảo bài viết sau:

Tính cách thương hiệu và màu sắc đặc trưng

Tính cách thương hiệu và màu sắc đặc trưng

Đến với Coca-Cola, Thông qua quảng cáo và truyền thông, họ luôn thể hiện những đặc điểm vui vẻ và có phần kỳ diệu, mà chúng ta liên kết với sự thích thú. Tính cách của Coca-Cola là vô tư và vui vẻ yêu thương, khuyến khích khán giả quên đi nỗi sợ hãi và căng thẳng của họ và tận hưởng khoảnh khắc với “A coke and a smile”.

Nhận dạng thương hiệu: Rạng rỡ

Ngôn ngữ: Vui vẻ

Giai điệu của giọng nói (Tone of voice): Nhiệt tình, nhiệt thành 

Đặc điểm: Lạc quan / Vui vẻ Yêu thương

Động lực: Niềm vui

Chiến dịch Open That Coca-Cola gây được tiếng vang tốt vì  thể hiện tính cách thương hiệu (Nguồn: Youtube)

6. Tên thương hiệu (Brand name)

Tên thương hiệu (Brand Name) là một cụm từ hay từ ngắn mà người chủ doanh nghiệp, đại diện sáng lập doanh nghiệp đặt cho một dòng sản phẩm, dịch vụ mà họ đang kinh doanh. 

CEO của Amazon – Jeff Bezos đồng thời cũng đưa ra một định nghĩa về brand: “Thương hiệu của bạn sẽ là những gì người ta nói về khi bạn không ở đó.”

Tên thương hiệu là một trong những quyết định không thể thiếu trong quá trình tạo lập và xây dựng chiến lược thương hiệu. Một cái tên hiệu quả sẽ không chỉ giúp doanh nghiệp khẳng định sự hiện diện của mình trên thương trường, giúp khách hàng dễ gọi tên và mua sản phẩm.

Câu hỏi đặt ra ở đây thế nào là tên thương hiệu tốt?

  • Độc đáo, liên quan: có ý nghĩa hay, liên quan đến thương hiệu, có khả năng phân biệt với các thương hiệu khác.
  • Dễ đọc, dễ nhớ
  • Bảo hộ thương hiệu
  • Khả năng ứng dụng: tốt nhất là sẵn có tên miền. 

Có thể bạn sẽ thích:

Khi đặt tên thương hiệu cần phải xem xét những vấn đề chiến lược sau:

  • Đặt tên cho sản phẩm mới hay đổi tên cho sản phẩm hiện thời?
  • Sản phẩm được gắn thương hiệu có định hướng kinh doanh quốc tế không?
  • Bản thân sản phẩm và thị trường có cho phép thương hiệu được bảo hộ hay không?
  • Thương hiệu có phải là kết quả của chiến lược mở rộng dòng sản phẩm, là một phần của dòng sản phẩm nào đó hay chiến lược mở rộng thương hiệu không?
“Hyundai” trong tiếng Hàn có nghĩa là Hiện đại

“Hyundai” trong tiếng Hàn có nghĩa là Hiện đại

Khi đặt tên cho một sản phẩm, doanh nghiệp có thể lựa chọn theo các gợi ý: chọn tên người (Honda), tên địa danh (Vạn Phúc), mức chất lượng hay mức giá, tên biểu thị cho một lối sống (Thanh Lịch) hoặc một cái tên tự do…

Thế nhưng, đặt tên thương hiệu là một quy trình kỹ lưỡng, phức tạp với nhiều công đoạn. Quy trình đặt tên thương hiệu sẽ tùy thuộc vào doanh nghiệp bạn hoặc Agency mà bạn lựa chọn làm đối tác. 

Tại Sao Kim, chúng tôi áp dụng quy trình đặt tên thương hiệu gồm 5 bước, sáng tạo theo chuẩn quốc tế để đảm bảo mang lại sự thành công cho dự án của bạn. 

Bước 01: Nghiên cứu và định hướng

Nghiên cứu sản phẩm, nhu cầu khách hàng đồng thời phối hợp phân tích đối thủ cạnh tranh. Từ đó, đề xuất vị thế cạnh tranh để từ đó bắt đầu quá trình sáng tạo.

Bước 02: Xác lập định hướng sáng tạo

Thông qua các câu hỏi được định hướng trước, Sao Kim sẽ nắm bắt từng yêu cầu cụ thể nhất của dự án đặt tên thương hiệu.

Bước 03: Sáng tác và thuyết minh phương án

Một nhóm bao gồm các chuyên viên tư vấn chiến lược thương hiệu và copywriter sẽ cùng làm việc để đưa ra danh sách các phương án tên thương hiệu phù hợp từ đó giúp khách hàng lựa chọn được phương án tối ưu nhất.

Bước 04: Kiểm tra đăng ký nhãn hiệu hàng hóa

Ở bước này, Sao Kim tiến hành kiểm tra khả năng bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa với nhóm luật sư tư vấn để đảm bảo khả năng bảo hộ nhãn hiệu ở mức cao nhất.

Bước 05: Kiểm tra ứng dụng thực tế

Kiểm tra, đánh giá về khả năng sử dụng, tính tương tác, khả năng hiển thị trong văn bản, trong thiết kế, in ấn …

> Tham khảo ngay dịch vụ đặt tên thương hiệu của Sao Kim, giúp bạn kiến tạo thương hiệu hoàn hảo từ đầu

7. Logo

Theo WikipediaLogo hay Biểu trưng (từ tiếng Anh, vắn tắt từ logotype) là một yếu tố đồ họa (ký hiệu, chữ biểu thị, biểu tượng, hình tượng…) kết hợp với cách thức thể hiện nó tạo thành: một nhãn hiệu hay thương hiệu, hình ảnh đại diện cho một công ty hay các tổ chức phi thương mại, hình ảnh biểu thị một sự kiện, một cuộc thi, một phong trào hay một cá nhân nào đó.”

Trong thiết kế và xây dựng chiến lược thương hiệu, việc lựa chọn và thiết kế hệ thống tín hiệu thương hiệu có vai trò quan trọng.

Trong đó, Logo với tư cách là một công cụ trọng yếu của truyền thông thương hiệu, đóng một vai trò rất quan trọng trong việc truyền tải thông điệp đến với khách hàng và công chúng.

Thiết kế Logo ngành xây dựng - Case Thiên Nam

Logo Thiên Nam Group do Sao Kim thiết kế

Sao Kim với những chuyên gia thương hiệu hàng đầu, đã liệt kê một số nguyên tắc cơ bản khi xây dựng và thiết kế logo hi vọng sẽ hữu ích đối với bạn:

  • Đơn giản, dễ nhận biết và có khả năng phân biệt cao
  • Thể hiện hình ảnh của doanh nghiệp
  • Có tính mỹ thuật cao và phải tạo được ấn tượng nhờ sự đặc sắc
  • Đảm bảo rõ nét ở mọi kích cỡ và dễ tái tạo trên các chất liệu khác nhau
  • Biểu trưng vẫn đẹp khi được in bằng màu đen trắng

Hiện nay, logo không chỉ là tín hiệu có vai trò quan trọng trong hoạt động xây dựng chiến lược thương hiệu mà hơn thế nữa, nó là tài sản vô hình của tổ chức hay doanh nghiệp trong sự biểu đạt hệ thống giá trị của thương hiệu.

> Kết nối ngay với Sao Kim để triển khai thiết kế logo, kiến tạo thương hiệu đẳng cấp của bạn ngay hôm nay!

8. Tagline (or Brand Slogan)

Cùng với tên thương hiệu, tagline là yếu tố quan trọng của một chiến lược thương hiệu. Tagline về cơ bản là thông điệp mà thương hiệu muốn truyền đạt một cách ngắn gọn và sâu sắc nhất các tính năng của sản phẩm đến khách hàng.

Nếu slogan là một câu văn ngắn gọn mang tính mô tả về tính chất của thương hiệu, thường dùng để gửi gắm lời hứa, giá trị cốt lõi hay hướng phát triển của sản phẩm thì tagline lại được sử dụng để định vị sản phẩm và triết lý kinh doanh của doanh nghiệp.

Vị trí của nó thường ở cuối các đoạn quảng cáo, clip giới thiệu doanh nghiệp hay chiến dịch. Đôi khi tagline không liên quan gì đến sản phẩm, dịch vụ nhưng lại tạo nên ấn tượng khiến khách hàng mục tiêu luôn nhớ tới nhãn hàng.

Ví dụ: Biti’s -Tagline: “Nâng niu bàn chân Việt”.

Đây là Tagline gắn liền liền với thương hiệu Biti’s qua nhiều năm tồn tại trên thị trường Việt. Tagline thể hiển ý nghĩa, hình ảnh và khơi gợi giá trị thương hiệu Việt không chỉ trong nước mà còn sang những quốc gia khác.

Slogan: “Đi để trở về”, Slogan nổi tiếng đánh dấu sự trở lại của Biti’s trong thời gian dài bão hòa. “Đi để trở về” đã rất thành công trong các chiến dịch truyền thông Marketing của Biti’s, vực dậy sự phát triển mạnh mẽ của Biti’s trong những năm qua.

Tagline "Nâng niu bàn chân Việt" của Biti’s

Tagline “Nâng niu bàn chân Việt” của Biti’s

Khi nào sử dụng Tagline vs Slogan?

Khái niệm Tagline và Slogan rất hay bị hiểu nhầm lẫn nhau khi sử dụng trong thực tế. Để hiểu đúng sử dụng Tagline khi nào? sử dụng Slogan khi nào nên bắt đầu từ câu chuyện Marketing.

Ban đầu các doanh nghiệp sử dụng Marketing để thúc đẩy hoạt động kinh doanh, slogan là câu khẩu hiệu (thần chú) được sử dụng phổ biến để nhắc nhở về một thông điệp ngắn gọn nào đó.

Nhưng, khi doanh nghiệp phát triển lâu dài, các chuyên gia marketing hiểu rằng sản phẩm, thị trường, mô hình kinh doanh có thể thay đổi nhanh, họ cần phải tập trung vào xây dựng thương hiệu để đưa doanh nghiệp của mình vượt thời đại, tạo động lực tăng trưởng bền vững hơn. Khi đó, sinh ra khái niệm là “Brand Slogan”.

Tuy nhiên, “Brand Slogan” hay bị nhầm lẫn với Slogan, do đó, các chuyên gia sử dụng “Tagline” để thay thế tên gọi Brand Slogan.

Mặc dù vậy, Tagline là một từ chuyên nghành, Slogan là cụm từ mang tính phổ quát. Tôi cho rằng sử dụng chung cũng hoàn toàn được. Điều quan trọng là câu chuyện bạn đang nói đến được đặt trong bối cảnh nào (triển khai chiến dịch marketing hay là truyền thông thương hiệu)

NOTE: Trong cuốn sách B2B Brand Management của Philip Kotler (Trang 92), ông ấy cũng nói rằng Tagline (hay còn gọi là Slogan) là thành phần cốt lõi của thương hiệu.

9. Brand Story (Câu chuyện thương hiệu)

Brand Story (Câu chuyện thương hiệu) là câu chuyện kể về chính thương hiệu của bạn: kể từ những ngày hồng hoang, doanh nghiệp mới ra đời, quá trình bạn đeo đuổi mục tiêu, cho đến lúc nó phát triển thành công và rực rỡ như hôm nay.

Con người ai cũng thích được nghe kể chuyện. Và sự thật đúng là như vậy Những câu chuyện truyền cảm thường thu hút sự chú ý và tác động mạnh tới não bộ của con người, nhiều hơn rất nhiều so với những câu từ rời rạc, những lời cổ động khô khan.

Brand Story – truyền tải thông điệp marketing thông qua hình thức kể chuyện là cách thức nhanh nhất để khách hàng ghi nhớ thương hiệu và xây dựng mối quan hệ khăng khít với họ.

Câu chuyện thương hiệu TH true milk

Câu chuyện thương hiệu TH true milk

Câu chuyện thương hiệu của TH True milk từ người đến sau trở thành người thách thức thị trường. Thị trường sữa 10 năm về trước là sân chơi của những ông lớn dày dặn kinh nghiệm như Vinamilk, DutchLady. Bất cứ một ai muốn thử sức nhảy vào lĩnh vực này đều “đắn đo” trước tên tuổi lớn đó. Vào thời điểm bước chân vào thị trường sữa, TH True Milk là một người đến muộn.

Tuy nhiên, chiến lược định vị thương hiệu khác biệt gắn với “Sữa sạch” và câu chuyện thương hiệu thật, TH True Milk bước lên vị trí là một trong những thương hiệu dẫn đầu trên thị trường Việt Nam (với tuổi đời thương hiệu tính đến nay là hơn 10 năm) và là một niềm tự hào của người Việt. 

Bạn muốn hiểu rõ hơn về câu chuyện thương hiệu của TH true milk thì đọc tại đây: Câu chuyện thương hiệu TH true milk

10. Color Palette

Color Palette là bảng màu. Màu sắc thương hiệu là hình ảnh nhận diện nhanh nhất, nó đại diện cho doanh nghiệp.

Trên thực tế, nghiên cứu cho thấy 85% người tiêu dùng tin rằng màu sắc là yếu tố có tác động lớn nhất để chọn một sản phẩm cụ thể, trong khi 92% thừa nhận thị lực là yếu tố tiếp thị thuyết phục nhất.

Chọn lựa Color Palette kỹ càng là điều quan trọng nếu bạn muốn xây dựng một chiến lược thương hiệu thành công và hơn nữa khách hàng “nhớ” được thương hiệu cũng như biết được thương hiệu truyền tải điều gì. Vì vậy, việc hiểu được tác động của màu sắc đối với hành vi của người tiêu dùng sẽ giúp thương hiệu của bạn dễ thành công hơn.

Màu sắc góp phần thể hiện thông điệp thương hiệu

Màu sắc góp phần thể hiện thông điệp thương hiệu

Hãy tham khảo một màu sắc kích thích cảm xúc dưới đây để chọn bảng màu phù hợp và tạo cảm hứng cho thương hiệu của bạn:

  • Đỏ – Năng lượng, sức mạnh, quyền lực, hành động, đam mê, khát khao, tình yêu
  • Màu cam – Sự nhiệt thành, cuốn hút, hạnh phúc, sáng tạo, quyết tâm, thu hút, thành công
  • Màu vàng – Niềm vui, hạnh phúc, trí tuệ, năng lượng,
  • Màu xanh lá cây – Tăng trưởng, hài hòa, tươi mát, màu mỡ
  • Màu xanh lam – Độ sâu, sự ổn định, sự tin tưởng, lòng trung thành, sự khôn ngoan, sự tự tin, sự thông minh, sự thật
  • Tím – Quyền lực, quý phái, sang trọng, tham vọng
  • Màu trắng – An toàn, tinh khiết, sạch sẽ, đức tin, tốt bụng, ngây thơ
  • Đen – Quyền lực, sang trọng, trang trọng, làm chủ

11. Iconology

Iconography đề cập đến tất cả các hình ảnh và biểu tượng sẽ xuất hiện trên trang web của bạn và trên các ấn phẩm marketing của bạn. Khi được sử dụng đúng cách, các biểu tượng là một cách hiệu quả cao để truyền đạt những ý tưởng lớn mà không cần sử dụng một từ nào.

Các biểu tượng có thể cực kỳ hữu ích trong chiến lược thương hiệu, đặc biệt là trong thế giới dựa trên hình ảnh như thế này.

Bạn chỉ có một vài từ để thu hút người đọc, vì vậy việc thêm các biểu tượng và hình minh họa sẽ thu hút sự chú ý của họ trong khi vẫn truyền tải cùng một thông điệp mà một khối sao chép sẽ làm được.

Hãy xem các biểu tượng sau và thử đoán ý nghĩa của chúng:

iconology là yếu tố quan trọng của chiến lược thương hiệu

Các biểu tượng cũng rất tốt để chia nhỏ các khối văn bản dài, hiển thị một điểm ưa thích và phân tách các phần. Chúng có thể bao gồm bất kỳ thứ gì từ nút “Liên hệ với chúng tôi” đến biểu tượng xác định thương hiệu của bạn.

Chìa khóa là chọn ra những phần thông tin quan trọng thực sự cần một biểu tượng và phát triển một biểu tượng thể hiện hoàn hảo thông điệp của bạn.

12. Photography

Một bức tranh có giá trị bằng một ngàn lời nói, nhưng bức tranh được sử dụng trong chiến lược thương hiệu còn có giá trị hơn thế rất nhiều.  Photography tốt sẽ làm tăng số lượng khách hàng tiềm năng, hay nhiều doanh số hơn và cuối cùng là đem lại lợi nhuận nhiều hơn. 

Photography kích thích phản ứng cảm xúc tức thì và tạo ra sự tin tưởng mà lời nói bằng văn bản không thể làm được. Khi một khách hàng truy cập trang web của bạn, điều đầu tiên họ làm là quét nó để xem website có liên quan không, hữu ích và đáng tin cậy hay không?

Những bức ảnh sẽ cung cấp cho họ một ví dụ cụ thể, tức thì về thương hiệu của bạn và lôi kéo họ tiếp tục quan sát để xem công ty bạn nói về cái gì.

Photography là yếu tố quan trọng của chiến lược thương hiệu

Có một số lý do tại sao photography được sử dụng trong các chiến lược thương hiệu: 

  • Để khơi gợi cảm xúc – Con người là những sinh vật trực quan , nhìn thấy hình ảnh một đứa trẻ đang cười, một cặp vợ chồng già, một chú chó con hoặc ai đó đang chống chọi với chứng trầm cảm sẽ khiến họ đồng cảm với đối tượng và hành động theo cảm xúc của họ.

  • Để thể hiện những gì thương hiệu đó làm – Photography là cơ hội tuyệt vời để giới thiệu thương hiệu, cơ sở vật chất hoặc nhân viên của công ty. Nó cho khách hàng thấy bạn làm gì và thay vì chỉ cho họ biết bạn là ai?

  • Để xây dựng lòng tin – Khi người tiêu dùng có thể hình dung những gì họ có thể mong đợi từ một giao dịch mua hoặc dịch vụ, họ có nhiều khả năng mua hơn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các giao dịch mua được thực hiện trực tuyến, nơi khán giả không thể nhìn thấy thực tế những gì bạn đang bán.

Đăng ký để không bỏ lỡ những nội dung hay nhất, mới nhất về xây dựng thương hiệu và phát triển doanh nghiệp từ Sao Kim Branding

Case Study về chiến lược thương hiệu

1. Chiến lược thương hiệu của Biti’s

  • Tên thương hiệu

Tên Biti’s được bắt nguồn từ tên gọi của công ty (Công ty sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên), được tối giản bằng 2 ký hiệu đầu của hai chữ “Bình Tiên” là “Bi” và “Ti”, “s” được ngầm hiểu là sở hữu bởi Bình Tiên.

  • Logo và màu chủ đạo

Logo của Biti’s kết hợp giữa kiểu chữ (Text) và trừu tượng (abstract). Logo sử dụng 2 màu chính là xanh nước biển đậm và đỏ, hai màu đối lập gây ấn tượng mạnh. Các chữ và ký hiệu được sử dụng trong logo thường bo tròn, cong, gây nhớ lâu. Như một chấm tròn đỏ to, biểu trưng cho mặt trời, 2 vạch bán nguyệt thể hiện cánh buồm hoặc sự vươn xa. 

  • Khách hàng mục tiêu

Biti’s hướng tới mọi đối tượng khách hàng từ người lao động với mức lương trung bình tới tầng lớp thượng lưu trong xã hội, từ người già đến trẻ em. 

  • Định vị thương hiệu

Tuy nhiên, việc xây dựng thương hiệu của Biti’s không chỉ dừng lại ở đây mà còn là sự tái định vị thương hiệu qua từng giai đoạn tiến hóa của sản phẩm, người tiêu dùng và bối cảnh xã hội.

Sau khi tạo nên cơn sốt cho giới trẻ với dòng sản phẩm thể thao gần đây cùng với những chiến dịch truyền thông ấn tượng, Biti’s đã cho thấy sự “hồi sinh” bằng chính năng lượng của tuổi trẻ. Câu chuyện của Biti’s là một trường hợp thường được dẫn chứng trong việc tái định vị thương hiệu trên một nền tảng hoàn toàn mới để thúc đẩy tăng trưởng.

Case study định vị thương hiệu phù hợp với khách hàng mục tiêu của Biti's

Case study định vị thương hiệu phù hợp với khách hàng mục tiêu của Biti’s

2. Chiến lược thương hiệu của Coca – Cola

  • Tên thương hiệu Coca – Cola

Coca-Cola bắt nguồn từ hai thành phần nguyên bản của thức uống này là hạt Kola (chứa nhiều caffein) và lá cây Coca. Sau đó chữ “K” được thay bằng chữ “C” chỉ với mục đích tạo ra sự lặp lại và dễ nhớ hơn.

  • Logo Coca-Cola 

Với font chữ uốn lượn, rực rỡ thu hút với màu sắc và kích thích vị giác. Hai gam màu đỏ, trắng kết hợp mang đến sự vui tươi sảng khoái. Màu đỏ thể hiện sự đam mê, nhiệt huyết trong khi màu trắng thể hiện sự quyến rũ. Hai gam màu tương phản tạo sự nổi bật.

Logo “Hug” của Coca- Cola

Logo “Hug” của Coca- Cola

  • Tính cách thương hiệu Coca Cola: mang cá tính vui vẻ, hạnh phúc, sự tươi mới và chia sẻ.
  • Khách hàng mục tiêu:  Coca Cola hướng tới khách hàng có độ tuổi từ 15-18 tuổi, những người vui vẻ, năng động và luôn thích giao lưu với bạn bè.
  • Chiến lược thương hiệu “REAL MAGIC”

Sau chiến lược thương hiệu “Taste the Feeling” ra mắt từ năm 2016, Coca-Cola giới thiệu chiến lược mới mang tên REAL MAGIC, đồng thời công bố logo Coca-Cola mới với biểu tượng “Hug- cái ôm”, qua đó khuyến khích mọi người cùng tôn vinh phép màu đích thực đến từ sự nhân văn.

Phù hợp với bối cảnh cuộc sống hiện đại, sự thay đổi này của Coca-Cola® đem đến một diện mạo mới mà vẫn giữ nguyên cam kết “gắn kết và tạo cảm hứng cho mọi người mỗi ngày” của thương hiệu.

Tất cả sẽ được truyền tải trong các hoạt động marketing của nhãn hàng. Vẫn lấy cảm hứng từ bao bì đặc trưng vốn đã quen thuộc của Coca-Cola, logo “Hug” – trông như một “Cái ôm” – mang đường cong của logo nằm trên lon và chai sản phẩm, tạo nên một hình ảnh độc đáo, sẽ được kết hợp và lồng ghép vào những khoảnh khắc đẹp của cuộc sống trong các hoạt động truyền thông của thương hiệu.

3. Chiến lược thương hiệu của DELTA

Chiến lược thương hiệu của DELTA được thể hiện một phần qua bộ nhận diện thương hiệu

Chiến lược thương hiệu của DELTA được thể hiện một phần qua bộ nhận diện thương hiệu

DELTA Group thành lập từ năm 1993, trải qua hơn 25 năm xây dựng và phát triển, DELTA trở thành Tập đoàn Xây dựng lớn mạnh với 12 công ty thành viên cùng hệ thống thiết bị máy móc đồng bộ, hiện đại.

Năm 2018, tốc độ tăng trưởng ngành xây dựng chóng mặt, nhu cầu xây dựng công trình, cơ sở hạ tầng tăng trưởng mạnh mẽ. Vấn đề cạnh tranh trong ngành trở nên khắc nghiệt, đòi hỏi các thương hiệu phải có sự bứt phá mạnh mẽ, sở hữu nhiều ưu thế hơn đối thủ. DELTA nhận thấy đây là cơ hội “lột xác bứt phá” nâng tầm thương hiệu lên tầm cao  hơn so với đối thủ cạnh tranh. Trước bài toán “nâng tầm vị thế thương hiệu”, DELTA quyết định lựa chọn Sao Kim là đối tác đồng hành giúp doanh nghiệp đổi mới hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp, bứt phá rõ ràng trên hành trình chinh phục đỉnh cao.

Logo DELTA đảm bảo tính ứng dụng linh hoạt

Logo DELTA đảm bảo tính ứng dụng linh hoạt

Biểu tượng Logo DELTA là 3 đường gạch chéo xếp song song với nhau tạo thành hình tam giác giàu ý nghĩa:

  • Hình tam giác tượng trưng cho mái nhà – hình tượng sử dụng phổ biến đại diện cho ngành Xây Dựng.
  • Hình tam giác đề như một mũi tên phóng to, mang ý nghĩa mong thương hiệu luôn phát triển về phía trước.
  • Hình tam giác cũng gợi liên tưởng về ngọn núi, thể hiện sự bền vững, lớn mạnh của thương hiệu.

Case Study chiến lược thương hiệu DELTA

Gam màu thiết kế logo lựa chọn là gam xanh với 3 sắc độ khác nhau: Xanh nhạt – xanh vừa – xanh đậm. Trong thiết kế đồ họa, gam màu xanh lam mang ý nghĩa là sự tin tưởng, tính trách nhiệm, uy tín.

Mascot DELTA - Giải pháp xây dựng tính cách cho thương hiệu

Mascot DELTA – Giải pháp xây dựng tính cách cho thương hiệu

Ngoài ra, Sao Kim cũng đã thiết kế bộ Mascot để xây dựng rõ nét tính cách thương hiệu DELTA.

Mascot DELTA khi xây dựng cần phải đảm bảo:

  • Giúp nhận diện thương hiệu tức thì và phù hợp, thân thiện, gần gũi với đối tượng khách hàng của Delta.
  • Màu sắc là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc củng cố, thúc đẩy vững mạnh của doanh nghiệp trên thị trường, ghi dấu ấn trong lòng đối tác đầu tư, khách hàng tiềm năng.

Đọc thêm: Thay đổi Logo – Bài học & Quy trình thực hiện hiệu quả

Tổng kết

Thiết kế tốt 12 yếu tố quan trọng của thương hiệu trên đây là bước đệm vững chắc để xây dựng chiến lược thương hiệu tốt… nhưng đó không đảm bảo bạn có thể xây dựng thương hiệu thành công bởi xây dựng thương hiệu còn cả một quá trình dài phía trước.

Để thúc đẩy giai đoạn xây dựng thương hiệu nhanh hơn, hiệu quả hơn, hãy tham khảo ngay dịch vụ tư vấn chiến lược thương hiệu của Sao Kim, các chuyên gia hàng đầu trong ngành của chúng tôi luôn sẵn sàng thảo luận với bạn.

Cùng điểm lại một vài điểm chính trong bài viết này!

Follow các bài viết chất lượng Sao Kim tại: 

Blog Sao Kim, Cẩm Nang Sao Kim 

Facebook: Sao Kim Branding

Case study Behance: Sao Kim Branding

#SaoKim #SaoKimBranding #BrandStrategy

Nhấn Quan tâm Zalo của Sao Kim Branding để nhận thêm các tài liệu độc quyền về xây dựng thương hiệu, marketing và kinh doanh:
Share:
Giải pháp & dịch vụ dành cho bạn
Xây dựng chiến lược

Tư vấn và giúp xây dựng chiến lược thương hiệu tinh gọn và mạnh mẽ

Thiết kế logo

Thiết kế và sáng tạo logo đáp ứng chiến lược thương hiệu

Thiết kế nhận diện

Tối ưu nhận diện thương hiệu tại các điểm chạm với đối tượng mục tiêu

Thiết kế website

Thiết kế website chuẩn nhận diện thương hiệu, chuẩn UX/UI, chuẩn Sales, chuẩn Marketing, chuẩn SEO

Marketing tinh gọn

Giải pháp phòng marketing tinh gọn. Tối ưu tài nguyên, tối ưu hiệu quả marketing.

Truyền thông thương hiệu

Tư vấn và triển khai chiến dịch truyền thông thương hiệu sáng tạo. Truyền thông đúng, trúng và đủ

Sẵn sàng để tăng doanh số bán hàng 200%

Hàng nghìn doanh nghiệp đã tin tưởng lựa chọn Sao Kim và gặt hái được nhiều thành công. Bạn có muốn trở thành một trong số họ không?

Bài viết liên quan

Kết nối ngay với Sao Kim

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

sao-kim-branding.png


    Vui lòng điền đáp án bằng số:

    0964 699 499